Những người đã từng phải trải qua nhiều tháng ngày chờ đợi được ghép tạng cũng như những đợt điều trị hậu phẫu vô cùng tốn kém hẳn sẽ hiểu sâu sắc giá trị của công nghệ “loại bỏ tế bào” (Decellularization) với khả năng thành công cực cao này…

Ghép tạng không phải là một điều dễ chịu. Ở Mỹ, nơi có hệ thống hiến tạng hiện đại nhất thế giới, bạn cũng phải chờ trung bình tới 4 tháng cho một trái tim, 11 tháng cho một lá gan, và tận 5 năm cho một quả thận. Muốn có được một người hiến phù hợp, bạn phải trải qua nhiều bài kiểm tra, và những đợt trị liệu để xác định chính xác khả năng nhận tạng của mình.

Công nghệ cấy ghép tạng mới với khả năng thành công ngoài mong đợi
Một quả tim sau khi được loại bỏ tế bào (Ảnh: Pinterest, Theo Elite Reader)

Tuy nhiên ngay cả có là như thế, nội tạng mới vẫn có khả năng bị cơ thể đào thải. Vì thế, người ghép tạng vẫn phải trải qua những đợt điều trị hậu phẫu tốn kém. Người kém may mắn đôi khi sẽ phải lặp lại quá trình này nhiều lần trước khi có được nội tạng phù hợp, đó là trong trường hợp họ không qua đời do điều trị thất bại và có đủ nguồn tiền khủng lồ phục vụ cho việc chạy chữa.

Tuy nhiên, với Decellularization, một công nghệ xử lý tế bào mới được phát triển gần đây, vấn đề đào thải nội tạng sẽ không còn diễn ra nữa. Thậm chí, theo các nhà khoa học, chúng ta có thể sử dụng cả nội tạng của… lợn trong các ca phẫu thuật. Điều đáng ngạc nhiên là nội tạng của loài động vật này lại có rất nhiều điểm tương đồng với con người, ví dụ như quả tim chẳng hạn.

Video quá trình một quả tim được loại bỏ tế bào nhờ công nghệ Decellularization:

Decellularization là một công nghệ mới giúp loại bỏ các tế bào chứa trong một cơ quan nội tạng. Theo đó, mỗi tế bào của một người đều chứa thông tin về DNA của người đó. Một người hiến phù hợp sẽ có những thông tin về tế bào và DNA gần với bệnh nhân hơn so với những người khác. Tuy nhiên, khi nội tạng của người hiến được cấy ghép vào người bệnh, hệ thống miễn dịch có thể sẽ nhận biết được các tế bào ngoại lai của người hiến, và tìm cách phản kháng.

Chính vì thế, các nhà khoa học phải sử dụng công nghệ Decellularization để loại bỏ tế bào của người hiến ra khỏi lớp vỏ nội tạng của họ. Sau đó, các tế bào của chính bệnh nhân sẽ được sử dụng để “điền đầy” vào lớp vỏ nội tạng đó. Nhờ vậy, hệ miễn dịch của người bệnh sẽ không đào thải nội tạng mới nữa.

Công nghệ cấy ghép tạng mới với khả năng thành công ngoài mong đợi
Quá trình loại bỏ tế bào (Ảnh: conservancy.umn.com, theo Elite Reader)

Decellularization sẽ giúp cứu sống rất nhiều sinh mạng. Tuy nhiên, một số vấn đề về đạo đức cấy ghép tạng cũng đang gây tranh cãi:

  • Liệu chúng ta có nên tạo ra các trại “chăn nuôi tạng“? Liệu chúng ta có nên nuôi động vật để giết lấy tạng?
  • Liệu việc ghép tạng quá dễ dãi này có khiến chúng ta ngày càng chủ quan hơn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày hay không?
  • Liệu việc ghép tạng và kéo dài tuổi thọ có dẫn đến sự quá tải dân số Trái Đất hay không?

Rõ ràng kỹ thuật loại bỏ tế bào là một bước tiến lớn của khoa học cũng như y học. Về mặt nào đó, kỹ thuật này có thể cũng sẽ góp phần làm giảm tình trạng giết tù nhân lương tâm để lấy nội tạng tại Trung Quốc, vốn đang bị cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ. Nhưng bạn cũng không nên quên một điều tối căn bản rằng, kẻ hủy hoại cơ thể của bạn là chính bạn.

Theo Elite Reader
Quang Minh

Xem thêm: