Ngày nay khoa học phát triển vượt bậc, với nhiều máy móc, công cụ hiện đại, con người đã xây dựng các mô hình thí nghiệm tiên tiến từ cấp độ tế bào, động vật, sau đó mới áp dụng lên người. Tuy nhiên, ngay từ đầu, những thiết kế nghiên cứu mô hình bệnh tật này đã bỏ qua một yếu tố quan trọng hình thành nên bệnh tật của con người, đó chính là: Đức và Nghiệp.

1. Thuyết chọn lọc tự nhiên: thể hiện tầm nhìn hạn hẹp và phi thực tế

Hẳn ai trong chúng ta học sinh học cũng từng nghe nói tới đặc điểm chọn lọc tự nhiên của thuyết tiến hóa Darwin: “Quá trình chọn lọc tự nhiên sàng lọc các kiểu hình, loại bỏ các kiểu hình bất lợi và củng cố các kiểu hình có lợi => làm tăng tần số tương đối của đột biến có lợi hay tổ hợp gen thích nghi”.

Lý luận về chọn lọc tự nhiên của Darwin tồn tại rất nhiều sơ hở (Ảnh: inricristo.org)

Ví dụ về thực vật thích nghi thuốc trừ sâu.

“Trong môi trường có DDT:

Khi phun thuốc trừ sâu hay uống thuốc kháng sinh thì dạng bình thường AABBCCDD bị đào thải nhanh, nhưng các thể đột biến nói trên tỏ ra có ưu thế hơn, do đó dần dần chiếm tỷ lệ ngày càng cao. Liều lượng thuốc càng tăng nhanh thì áp lực chọn lọc càng mạnh, các thể đột biến có sức đề kháng cao hơn càng nhanh chóng thay thế các thể đột biến có sức đề kháng kém thua, làm cho các alen trội A,B,D,C ngày càng giảm và các alen lặn a, b, d, c ngày càng tăng.

Như vậy, khả năng đề kháng liên quan với những đột biến hoặc những tổ hợp đột biến đã phát sinh từ trước”.

Giả sử có một giống cây đột biến thích nghi được với thuốc trừ sâu DDT đi nữa, liệu nó có thể phát triển rộng rãi và gây thất thu đồng loạt trên diện rộng hay không?

Tôi không rõ nghiên cứu này có thực hay không, hay chỉ dựa trên suy luận logic, vài trường hợp cá thể rồi từ đó rút ra học thuyết. Và giả sử có một giống cây đột biến thích nghi được với thuốc trừ sâu DDT đi nữa, liệu nó có thể phát triển rộng rãi và gây thất thu đồng loạt trên diện rộng hay không?

Tương tự với tình hình kháng thuốc kháng sinh trên con người. Hiện nay giới khoa học đang cảnh báo xuất hiện 1 loạt các loại vi khuẩn kháng kháng sinh, do con người sử dụng kháng sinh bữa bãi. Nhưng các chủng vi khuẩn kháng thuốc dẫu có xuất hiện, chỉ rất nhỏ lẻ và được báo cáo theo số ca riêng lẻ. Hơn nữa, không phải ai nhiễm vi khuẩn kháng thuốc đó cũng sẽ bị mắc bệnh. Trên thực tế khi có người nhiễm bệnh, họ đã phải tiếp xúc với rất nhiều người trước khi tới được môi trường cách ly của bệnh viện, nhưng đâu phải ai cũng bị mắc bệnh.

Thuốc kháng sinh ngày càng trở lên vô hiệu trước các chủng vi khuẩn (Ảnh: KHĐS)

Điều này làm tôi nhớ lại quan niệm của người xưa cho rằng, con người phúc đức sống mạnh khỏe, hạnh phúc, ăn nên làm ra, có Thần linh bảo hộ, còn người sống tâm địa ác độc, hẹp hòi, phải chịu nhiều quả báo bệnh tật, thất bát do Trời trừng phạt.

Ngay từ đầu, các nhà tu hành đã tin vào Thần linh, tin vào sự sắp đặt của Thần, thời xưa mỗi khi có mùa màng thất bát, các vị vua phải đóng cửa sám hối, phát lệnh ân xá, làm điều thiện, lập đàn cúng tế, tạ lỗi Trời Đất, mới có thể vượt qua thiên tai.

Chỉ có những người với tầm nhìn hạn hẹp, phủ nhận Trời Đất, Thần Linh, mới tìm ra những suy luận logic thiếu cơ sở, tin vào thuyết tiến hóa hạn hẹp, không có bằng chứng rõ ràng này thôi.

Thiên Đàn tại thành Bắc Kinh, nơi các vị vua thường tới sám hối, cúng tế, tạ lỗi Trời Đất, mỗi khi có mất mùa, thiên tai, dịch bệnh (Ảnh: thetoc.gr)

2. Nghiên cứu trên dòng tế bào ung thư kháng thuốc cho thấy thuyết tiến hóa là sai

Để nghiên cứu ra cơ chế kháng thuốc, tìm ra phương thức trị bệnh ung thư kháng thuốc, các nhà khoa học đã nuôi cấy dòng tế bào ung thư kháng với thuốc điều trị ung thư thịnh hành trên thị trường. Khi tìm được ra cơ chế, họ có thể đưa ra phương hướng điều trị bổ sung để giảm tình trạng kháng thuốc trị ung thư.

Hình ảnh tế bào ung thư (Ảnh: sciencedaily.com)

Họ sẽ nhỏ vào môi trường nuôi cấy một hợp chất A là thuốc điều trị ung thư, theo thuyết tiến hóa Darwin, sẽ nhanh chóng tạo ra 1 dòng tế bào kháng hợp chất A.

Tuy nhiên dòng tế bào ung thư này lại sống yếu ớt, và dễ chết hơn cả dòng tế bào ung thư lúc ban đầu, vốn là dòng tế bào phát triển rất mạnh.

Vì lẽ đó, rất khó để nghiên cứu thành công trên dòng tế bào ung thư kháng thuốc. Trong phòng thí nghiệm nơi tôi làm việc, có gần 10 người làm việc, nhưng thành công rất ít. Dù có bài báo nghiên cứu thành công trên dòng tế bào kháng thuốc, thì việc áp dụng lên con người hãy còn là 1 bước quá xa vời. Nhưng tại sao những bệnh nhân có tế bào kháng thuốc lại phát triển bệnh rất nhanh, trong khi những tế bào đó trong môi trường nuôi cấy lại dễ chết?

Vì họ đã quên một yếu tố quan trọng hình thành nên bệnh tật của con người, đó chính là vật chất đức và nghiệp.

Trong phòng thí nghiệm cho thấy, dù họ tạo ra được dòng tế bào kháng thuốc, nhưng nó xuất hiện rất vô chừng, mỗi lần xuất hiện lại theo một cách khác nhau, đặc tính cũng khác nhau. Theo thuyết Phật giáo, con người có nghiệp nhiều sẽ sinh bệnh tật, dù có điều trị, nhưng sinh mệnh con người không muốn cải biến là được, lúc đó các dòng tế bào ung thư, dưới sự biến hóa của trường nghiệp và đức, sẽ đột biến kháng thuốc, lấy đi sinh mạng bệnh nhân.

Thậm chí ngay cả khi phối hợp nhiều phương pháp khác nhau để triệt tiêu hoàn toàn tế bào ung thư trong cơ thể người, tỷ lệ tái phát vẫn rất cao.


Tỷ lệ số người mắc bệnh ung thư và chết vì ung thư đang ngày 1 tăng, dù khoa học ngày 1 phát triển, cuộc sống vật chất ngày được nâng cao, nhưng số người tin vào Thần Linh đang giảm sút. Ảnh: Liên hiệp quốc tế kiểm soát ung thư (UICC)

Có người cho rằng do tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể người, nhưng điều này rất vô lý, vì tế bào ung thư không dễ gì chịu im lặng một thời gian tính theo tháng và năm, nó sinh sôi rất nhanh, một khi chưa triệt tiêu hết, nó sẽ phát triển ngay. Hay có người nói do lối sống, do gene, nhưng tại sao họ lại sinh ra có gene đó, còn lối sống, đâu phải ai như vậy cũng bị ung thư. Con người luôn tự đặt mình ngoài tầm tay của Thần Phật, tự tìm ra những lập luận khoa học thiếu vững chắc, từ đó mò mẫm bằng cách chắp vá các kiến thức khoa học đuối lý.

Điều gì khiến tế bào ung thư xuất hiện trở lại? Câu trả lời với những ai tin vào Thần Phật rất đơn giản: còn nghiệp thì còn bệnh.

Với niềm tin vô điều kiện vào Thần Linh, các nhà tu hành không thấy mà tin, đạt được nhiều phép màu kỳ diệu (xem thêm tại đây).

Dẫu vậy, không phải ai tu hành cũng sẽ thoát bệnh, vì Thần linh chỉ nhìn nhân tâm chứ không nhìn lễ nghĩa.

Không phải ai tu hành cũng sẽ thoát bệnh, vì Thần linh chỉ nhìn nhân tâm chứ không nhìn lễ nghĩa (Ảnh: ĐKN)

Thời nay mấy ai tu hành mà giữ được đạo hạnh và tâm thuần tịnh, thuyết Darwin đã phá vỡ đức tin Thần Phật của con người, con người chỉ tìm đến khi tuyệt vọng nhưng điều tốt xấu họ cũng không phân biệt được nữa, vì thế Thần Phật không thể cứu được họ.

Càng không tin vào Thần Linh, còn người càng rời ra các chuẩn mực đạo lý, phạm điều ác không tự biết, tạo thêm bao nhiêu nghiệp lực trên cơ thể, một lúc tích đủ, bệnh tật sẽ xuất lai. Hỏi bây giờ mấy ai mà không vì mình, ra đường thấy người nạn thì dửng dưng, đến cơ quan nói xấu đồng nghiệp, phê phán người này người kia, tranh đấu khi lợi ích bị hại, ngoại tình, quan hệ trước hôn nhân… Những việc ác này ngày càng nhiều và trở nên bình thường đến nỗi không còn ai xem nó là điều ác nữa…


Phòng nuôi cấy tế bào tại Đại Học Y Trung Quốc (CMU), nơi BS Công làm việc.

Bài viết thể hiện quan điểm của Bác sĩ Lê Chí Công, đang làm nghiên cứu sinh tại Đại học y Trung Quốc, Đài Loan.

Thanh Long