Tâm trí có tác động vô cùng to lớn đến sức khỏe thể chất. Tuy vậy, nền y học ngày nay chưa nhận thức được điều này một cách đúng tầm để áp dụng vào thực tiễn điều trị bệnh.

Ngày nay sự tương tác giữa suy nghĩ của chúng ta với thế giới vật chất đang rất được quan tâm, thu hút sự chú ý ngày càng tăng của các học giả trên khắp thế giới. Mặc dù có rất nhiều dữ liệu khoa học cho thấy một suy nghĩ có thể tác động lớn đến thế giới vật chất, thậm chí nhiều bằng chứng chứng minh rằng một số trạng thái cảm xúc nhất định có thể gây bệnh mãn tính, nhưng nhiều người trong ngành y học hiện đại vẫn hoàn toàn không biết gì, thậm chí phớt lờ chúng, trang Collective Evolution cho hay.

Giả dược: Thuốc giả nhưng hiệu quả thật
Ảnh: The Great Courses

Có lẽ đây là lý do tại sao ngày càng nhiều người đang chuyển sang sử dụng các biện pháp điều trị thay thế (bấm huyệt, khí công, …). Như nhà báo Garth Cook chỉ ra trên trang Scientific American:

Một lượng lớn các nghiên cứu khoa học đang gia tăng cho thấy tâm trí của chúng ta có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc chữa lành cơ thể – hoặc gìn giữ sức khỏe. . . Hiện có một số dạng nghiên cứu cho thấy nhận thức tinh thần của chúng ta về thế giới đang liên tục thông báo và chỉ dẫn hệ thống miễn dịch đối phó tốt hơn với các mối đe dọa [bệnh tật] tương lai. Đó là một khoảnh khắc tuyệt vời đối với tôi – nơi ý tưởng về một tâm trí và cơ thể liên kết với nhau đột nhiên trở nên có ý nghĩa, chứ không phải như nhận thức trước đây, rằng ý thức chỉ như thứ phù du nằm cách biệt với cơ thể vật lý.

Nghiên cứu về giả dược

Khi tìm hiểu về mối liên hệ giữa cơ thể và tâm trí và mối quan hệ của nó với sức khỏe, thật khó biết được phải bắt đầu từ đâu trong một biển nghiên cứu rộng lớn và không ngừng gia tăng này. Tuy vậy, một trong những điểm tốt nhất để bắt đầu có lẽ là hiệu ứng giả dược, nó cho thấy tâm trí có thể tạo ra những thay đổi sinh lý trong cơ thể. Như nhà thần kinh học Fabrizio Benedetti giải thích:

Thực tế không chỉ có một loại hiệu ứng giả dược, mà có rất nhiều loại khác nhau. Thuốc giảm đau giả dược có thể kích hoạt giải phóng các hóa chất giảm đau tự nhiên gọi là endorphin. Bệnh nhân Parkinson sẽ tiết ra một lượng lớn dopamine sau khi dùng giả dược. “Oxy giả”, khi được cấp cho một người ở nơi cao (vd: leo núi cao), sẽ làm giảm mức độ dẫn truyền thần kinh gọi là prostaglandins (chất làm giãn mạch máu, nguyên nhân gây nên chứng sốc độ cao).

Giả dược: Thuốc giả nhưng hiệu quả thật
Ảnh: Zululand Observer

Hiệu ứng giả dược tuyệt vời vì nó giải phóng sức mạnh của tâm trí; những thay đổi sinh học quan sát được trên cơ thể sau khi dùng giả dược không phải do chính giả dược gây ra, mà là do tâm trí, do nhận thức, do phản ứng tâm lý đối với những phương pháp điều trị “vô thưởng vô phạt” này.

Mặc dù thu được kết quả thú vị, nghiên cứu về hiệu ứng giả dược vẫn bị hạn chế. Cho đến nay, chỉ một vài hệ thống mô hình [về giả dược] được nghiên cứu, như đau đớn, trầm cảm và Parkinson, nhưng thực tế còn nhiều điều khác nữa. Tuy nhiên, một điều rõ ràng là, chúng ta có thể biến đổi cơ thể một cách sinh họ chỉ nhờ thay đổi niềm tin. Trong cuốn “Sinh học về niềm tin”, Tiến sĩ Bruce Lipton, đã lập luận hùng hồn cho việc cần nghiên cứu sâu hơn về nguồn tài nguyên tiềm ẩn chưa được khai thác này bên trong chúng ta:

“Hiệu ứng giả dược nên trở thành chủ đề của những dự án nghiên cứu lớn. Nếu các nhà nghiên cứu y tế có thể tìm ra cách tận dụng hiệu ứng giả dược, họ sẽ trao cho bác sĩ một công cụ hiệu quả, không có tác dụng phụ để điều trị bệnh. Giới chữa bệnh bằng năng lượng (vd: khí công sư) nói họ đã có những công cụ như vậy, nhưng là một nhà khoa học, tôi tin chúng ta càng biết nhiều về khoa học giả dược, chúng ta càng có thể sử dụng nó tốt hơn trong môi trường lâm sàng”.

Hãy cùng xem một vài nghiên cứu thú vị khác. Một nghiên cứu tuyệt vời là của Trường Y Baylor (Mỹ), được công bố trên Tạp chí Y học New England năm 2002. Nghiên cứu xoay quanh việc phẫu thuật cho nhóm bệnh nhân bị đau đầu gối nghiêm trọng. Nhiều bác sĩ phẫu thuật tưởng rằng không có hiệu ứng giả dược trong phẫu thuật, phần lớn họ tin vậy.

Giả dược: Thuốc giả nhưng hiệu quả thật
Ảnh: psychiatry advisor

 Các bệnh nhân được chia thành ba nhóm. Ở một nhóm, các bác sĩ phẫu thuật cạo phần sụn bị tổn thương ở đầu gối. Ở nhóm thứ hai, họ mở khớp gối, loại bỏ tất cả vật liệu gây viêm. Cả hai đều là những ca phẫu thuật tiêu chuẩn dành cho người bị đau khớp gối nghiêm trọng. 

Nhóm thứ ba thì được phẫu thuật “giả vờ”; các bệnh nhân chỉ được đưa thuốc an thần rồi bị lừa tin rằng họ được phẫu thuật đầu gối. Các bác sĩ chỉ mổ rồi vẩy nước muối lên đầu gối như trong một cuộc phẫu thuật bình thường. Sau đó, họ khâu lại các vết mổ. Cả ba nhóm đều có quá trình phục hồi giống nhau. Kết quả rất kinh ngạc: nhóm phẫu thuật giả vờ cải thiện nhiều không kém hai nhóm kia.

Bác sĩ Moseley, thành viên nghiên cứu, đã đưa ra một nhận xét táo bạo, nhấn mạnh rằng “kỹ năng của một bác sĩ phẫu thuật không mang lại lợi ích cho những bệnh nhân này”, và “toàn bộ lợi ích của cuộc phẫu thuật thoái hóa khớp gối đến từ hiệu ứng giả dược”, theo cuốn Sinh học của Niềm tin.

Một ví dụ rất thú vị khác về giả dược đến từ các nhà nghiên cứu ở Seattle (Mỹ). Họ đã phát triển được một khung cảnh thực tế ảo gọi là ‘Thế giới tuyết (Snow World)’. Trong trò chơi, người chơi bay xung quanh bên trong một hẻm núi băng, bắn quả cầu tuyết vào người chơi khác, nhằm đánh lạc hướng tâm trí họ khỏi nỗi đau cơ thể. Gareth Cook, sau khi chơi thử, đã chia sẻ trên tờ Scientific American như sau:

“Trò chơi đóng vai trò như một liều giảm đau: Điểm căn bản ở đây là khả năng tập trung của bộ não là có giới hạn, do đó khi trò chơi thu hút sự tập trung cao độ, người đó sẽ chú ý tới nỗi đau ít hơn rất nhiều. Khi tôi chơi trò này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một hộp hâm nóng chân, để mô phỏng một vết bỏng – nó khá đau khi hâm ở ngoài, nhưng một khi vào trò chơi, tôi vui quá nên ít cảm nhận được cơn đau này”. 

Hiệu ứng này được dùng để giúp các nạn nhân bị bỏng vượt qua các đợt điều trị vết thương và vật lý trị liệu, vốn vô cùng đau đớn. Trong thử nghiệm, các nhà nghiên cứu phát hiện việc trải qua các buổi trị liệu này khi tâm trí đang chìm đắm trong Thế giới tuyết giúp giảm bớt đau đớn của bệnh nhân từ 15 – 40%.

Giả dược: Thuốc giả nhưng hiệu quả thật
Ảnh: The Epoch Times

Điều này cho thấy bộ não đóng vai trò lớn trong việc quyết định mức độ đau đớn chúng ta cảm thụ. Cook giải thích:

Vì vậy, tôi nghĩ rằng chúng ta đã đối phó với nỗi đau theo cách thức hoàn toàn sai lầm. Chúng ta hầu như chỉ cố gắng giảm đau bằng thuốc, điều này tốn kém, gây tác dụng phụ và gây nghiện. Nghiên cứu với Snow World cho thấy tiềm năng của các phương pháp tâm lý trong điều trị cơn đau: vừa tối đa hóa hiệu quả thuốc, vừa có thể thay thế thuốc trong một số trường hợp.

Một ví dụ tuyệt vời khác về sức mạnh của hiệu ứng giả dược được chứng minh trong báo cáo năm 1999 của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ. Báo cáo phát hiện một nửa (50%) số bệnh nhân trầm cảm nặng có sự cải thiện sau khi dùng thuốc, còn dùng giả dược thì con số cũng không hề thua kém, đến 32%. Sau khi xem xét tất cả các nguy hiểm và tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm, thống kê này có ý nghĩa quan trọng. 

Nếu chúng ta có thể gần như chỉ dựa vào tâm trí trong điều trị bệnh, mà không làm tổn hại sức khỏe hoặc tạo ra sự phụ thuộc vào thuốc, thì tại sao không xem xét giải pháp này trước tiên?

Tuy nhiên, trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Anh, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Cochrane Bắc Âu ở Copenhagen (Thụy Điển), tiết lộ rằng các công ty dược không công khai tất cả thông tin về kết quả thử nghiệm thuốc của họ. Sau khi xem xét các tài liệu từ 70 thử nghiệm mù kép (double-blind), các thử nghiệm giả dược, các nhà nghiên cứu nhận thấy mức độ tổn hại nghiêm trọng trong các nghiên cứu lâm sàng đã bị lờ đi, không báo cáo cho các cơ quan y tế lớn như Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ. 

Một bài viết năm 2002 của Giáo sư Tâm lý học của Đại học Connecticut, Irving Kirsch, đăng trên Hiệp hội Phòng chống & Điều trị Tâm lý học Hoa Kỳ, có tựa đề “Thần dược của Vua” (The Emperor’s New Drugs), đã công bố một phát hiện gây chấn động. Ông phát hiện 80% tác dụng của thuốc chống trầm cảm là đến từ hiệu ứng giả dược. Giáo sư này thậm chí đã nộp một yêu cầu Đạo luật Thông tin Tự do (FOIA) để được xem thông tin về các thử nghiệm lâm sàng của các loại thuốc chống trầm cảm hàng đầu. 

Giả dược: Thuốc giả nhưng hiệu quả thật
Các học viên Pháp Luân Công đang luyện công tập thể tại Central Park, Manhattan, ngày 10/5/2014. (Ảnh: Dai Bing/Epoch Times)

“Sự khác biệt giữa hiệu quả từ thuốc và hiệu quả từ giả dược không nhiều hơn 2 điểm trên thang đo lâm sàng (thang đo dài 50-60 điểm). Đây là một sự khác biệt rất nhỏ, một khác biệt không có ý nghĩa gì về mặt lâm sàng”, ông cho biết.

Hiệu ứng giả dược không chỉ giới hạn ở bệnh nhân trầm cảm. Một thử nghiệm cho thấy bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) sẽ thuyên giảm triệu chứng nhiều hơn nếu người bác sĩ tỏ ra ấm áp và đồng cảm thay vì lạnh lùng (nhưng lịch sự). Một thử nghiệm khác phát hiện những bệnh nhân mắc bệnh trào ngược axit dạ dày trở nên khá hơn đáng kể sau khi được chia sẻ nhiều giờ với bác sĩ, so với chỉ gặp qua chóng vánh (khám rồi kê đơn). Từ bệnh đau lưng đến việc sinh con v.v…, kết quả khám chữa bệnh của nhiều bệnh nhân không chỉ phụ thuộc vào loại thuốc được kê, mà còn phụ thuộc vào thái độ điều trị của bác sĩ.

Thậm chí có nghiên cứu chỉ ra tâm trí đóng vai trò lớn trong cả sự phát triển và phục hồi ung thư. Lấy ví dụ, trong các nghiên cứu động vật đăng trên Science Direct, hormone gây căng thẳng sẽ làm một loạt các bệnh ung thư lây lan nhanh hơn, và các thử nghiệm trên bệnh nhân cho thấy các biện pháp khống chế stress sẽ làm giảm viêm.

Danh sách này rất dài.

Giới nghiên cứu trên thế giới đã phát hiện phương pháp điều trị giả dược có thể kích thích các phản ứng sinh học và sinh lý – nhịp tim, huyết áp, thậm chí hoạt động hóa học trong não. Nó có hiệu quả với nhiều bệnh, từ viêm khớp, Parkinson, cho đến trầm cảm, mệt mỏi, lo lắng, v.v…

Giả dược: Thuốc giả nhưng hiệu quả thật
Ảnh: Wikimedia

Trên cả giả dược

Hiệu ứng giả dược thường được trích dẫn nhiều nhất trong các cuộc thảo luận về mối liên hệ tâm trí – cơ thể, nhưng có rất nhiều dữ liệu khác củng cố cho luận điểm này. Ví dụ, các nghiên cứu được thực hiện để đo lường tác động suy nghĩ người A đến trạng thái sinh lý người B – một quá trình gọi là “ý định từ xa (remote intention)”. Họ cũng đo đạc ảnh hưởng của ý định người A đến trạng thái sinh lý người B trong khi A nhìn chằm chằm vào B thông qua cuộc gọi video một chiều, gọi là “nhìn chằm chằm từ xa” (remote staring). Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, họ nghiên cứu tác động của ý định của người A đối với sự chú ý hoặc hành vi của người B, gọi là “giúp đỡ từ xa (remote helping)”.

Ảnh hưởng của tương tác tinh thần từ xa được đo đạc dựa trên hoạt động điện da, nhịp tim, mạch thể tích máu và hoạt động điện.

Những nghiên cứu này mang lại kết quả ấn tượng, đã được lặp lại thành công trong các phòng thí nghiệm trên thế giới. Nó cho thấy sự chú ý của một người có thể có tác động sinh lý đến người khác.

Nếu các suy nghĩ và ý định của chúng ta có thể tác động đến các hệ vật lý, thử nghĩ xem chúng có thể có tác động gì đến chính chúng ta.

Nếu chúng ta nhìn nó từ góc độ của Cơ học lượng tử, các yếu tố liên quan đến ý thức (như sự đo đạc, hành vi quan sát, sự chú ý) thực sự đã ảnh hưởng đến các hệ vật lý. Đó là lý do tại sao tất cả các tên tuổi tiên phong và nổi bật đều coi ý thức là phạm trù cơ bản, trong đó vật chất được cho là hệ quả từ chính ​​ý thức.

Ngoài ra, chúng ta còn có các nghiên cứu được đăng trên các tạp chí bình duyệt tương tự, đưa ra tuyên bố đáng kinh ngạc hơn. Lấy ví dụ, một nghiên cứu trên Tạp chí của Mỹ chuyên về y học Trung Hoa là American Journal of Chinese Medicine, thuộc Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, đề cập đến một phụ nữ có công năng đặc dị. Bà có thể đẩy nhanh quá trình nảy mầm của các hạt giống cụ thể, tạo nên một hạt giống cứng cáp hơn. Như nghiên cứu có nêu:

“Tôn Trữ Lâm là một phụ nữ có sức mạnh đặc biệt. Là một thành viên của Viện nghiên cứu khoa học Xôma Trung Quốc, cô là một người thực hành Ngoại khí (Waiqi). Ngoại khí là một loại khí công giúp người tập điều dẫn năng lượng khí công bằng tâm trí. Tôn Trữ Lâm có thể kích thích hạt giống nảy mầm, ra rễ dài vài cm trong 20 phút sử dụng năng lượng khí công. Điều này đã được chứng minh trong hơn 180 lần biểu diễn tại các trường đại học và tổ chức nghiên cứu khoa học ở Trung Quốc (bao gồm Đài Loan và Hồng Kông) cũng như các quốc gia khác (ví dụ: Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, v.v…)”. 

Giả dược: Thuốc giả nhưng hiệu quả thật
Tôn Trữ Lâm trong một thí nghiệm đẩy nhanh sự nảy mầm của hạt giống (ảnh: collective evolution).

Có vô số ví dụ, cho thấy rõ sự kết nối giữa cơ thể và tâm trí.

Tương tác tâm trí và vật chất trong điều trị bệnh

Nikola Tesla từng nói:

“Ngày khoa học bắt đầu nghiên cứu các hiện tượng phi vật lý, nó sẽ đạt được nhiều tiến bộ hơn trong một thập kỷ so với tất cả các thế kỷ tồn tại trước đó”.

Ngày nay, chúng ta biết rằng có đến hàng trăm, nếu không phải là hàng ngàn các nhà khoa học nổi tiếng quốc tế trên thế giới khẳng định rằng vật chất (proton, electron, photon, bất cứ thứ gì có khối lượng) không phải là thực tại duy nhất.

Nếu muốn hiểu bản chất thực sự của thế giới chúng ta, chúng ta phải ngừng giới hạn bản thân khi chỉ nghiên cứu các hệ vật lý. Chúng ta phải xem xét vai trò của các hệ phi vật lý, chẳng hạn như các yếu tố liên quan đến ý thức và sự tương tác của chúng với các hệ vật lý (hay hệ vật chất).

Ngày nay, đây được gọi là khoa học hậu duy vật. Nếu Nikola Tesla còn sống, chắc chắn ông sẽ tiên phong trong lĩnh vực quan trọng này.

Một nhóm các nhà khoa học đã viết một tài liệu gọi là Tuyên ngôn về một Nền khoa học hậu duy vật, trong đó tóm tắt sự tương phản rõ rệt giữa nền khoa học vật chất và nền khoa học hậu duy vật. Tài liệu đã được trình bày tại một hội nghị quốc tế về nền khoa học, tâm linh và xã hội hậu duy vật. Họ (và hàng trăm nhà khoa học khác) đã đưa ra một số kết luận mà bạn có thể xem cụ thể trong bài sau.

videoinfo__video3.dkn.tv||99093e866__