Sự tồn tại không thể giải thích bằng thuyết tiến hóa của virus. Virus có sinh mệnh không? Trong DNA của con người có virus? Có câu nói virus là lỗ đen của thuyết tiến hóa, một khi dính đến virus thì thuyết tiến hóa sẽ mất linh. Vì sao?

Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp! Hôm nay, chúng ta sẽ nói về một chủ đề mà nhiều người quan tâm, đó là virus.

Trước tiên xin hỏi quý vị một câu hỏi, quý vị cảm thấy virus có sinh mệnh không?

Virus xâm nhập vào tế bào như thế nào?

Quý vị có thể nói, tất nhiên là có. Chẳng phải virus có mắt, tự biết tìm đúng đối tượng để tấn công sao. Tuy nhiên, giới khoa học lại không cho rằng như vậy.

Kỳ thực, vào thời kỳ cổ đại, con người không có khái niệm về virus. Mặc dù có vô số ghi chép về các bệnh truyền nhiễm hoặc bệnh dịch trong lịch sử, nhưng hầu như tất cả các nền văn minh cổ lão đều tin rằng điều này có liên quan đến sự khiển trách của Thiên Thượng. Trong số bảy thảm họa do các thiên sứ giáng xuống sau ngày tận thế trong “Kinh Thánh Khải Thị”, một trong số thảm họa đó là bệnh dịch.

Mãi đến năm 1935, khi nhà sinh hóa người Mỹ Wendell M. Stanley và các đồng sự của ông thông qua phương thức chiết xuất, phát hiện ra virus trên lá cây thuốc lá bằng phương pháp tinh chế, thì người ta mới biết virus là bàn tay đẩy phía sau bệnh truyền nhiễm.

Virus chỉ bằng khoảng một phần nghìn kích thước của vi khuẩn, và kết cấu của chúng phi thường đơn giản, đó là các phân tử axit nucleic DNA hoặc RNA được bao bọc bởi lớp vỏ protein. So với tế bào, các cơ cấu đơn giản đến mức chúng như là vật chất không có sinh mệnh. Trên thực tế, khi virus không tìm thấy vật chủ, nó xác thực là im lìm không hơi thở, không có dấu hiệu của sự sống. Nói nó không sống, không có sinh mệnh cũng không phải là không thể.

Tuy nhiên, ngay khi virus đến gần mục tiêu, nó lập tức sinh long hoạt hổ, bừng bừng sống dậy. Nó sẽ cởi bỏ lớp vỏ protein, chỉ cho phép các gen của chính nó, cũng chính là các phân tử axit nucleic DNA, tiến nhập vào trong tế bào. Sau khi tiến vào, một số phân tử axit nucleic lạ sẽ tìm chính xác cơ chế sao chép gen nội bộ bên trong tế bào, sau đó dụ dỗ tế bào sản sinh ra gen của chính virus. Sau đó DNA của lũ “chim sẻ tước đoạt tổ bồ câu” này liền bắt đầu phát ra chỉ lệnh cho các tế bào tổng hợp protein của chính chúng, cũng chính là lớp vỏ bọc xung quanh DNA của virus. Những linh kiện virus mới ra lò này cũng sẽ được lắp ráp tự động để trở thành thế hệ virus tiếp theo. Có quá nhiều virus, một tế bào không thể chứa nổi, thì phải làm  sao? Chúng liền ly giải tế bào. Bằng cách này, những virus non trẻ đó cứ trôi đi như những hạt bồ công anh, tìm kiếm mục tiêu tiếp theo. Toàn bộ quá trình tuần hoàn lồng vào nhau, không có một động tác thừa. Chỉ cần môi trường thích hợp, virus sẽ dùng phương thức thao tác hiệu suất cao này để khuếch tán theo cấp số nhân. 

Nói đến đây, có thể có người sẽ hỏi, virus nhỏ hơn tế bào rất nhiều. Lẽ nào tế bào quá nghe lời, cho phép virus tha hồ tác quái trong chính cơ thể mình?

Pháo đài của virus trong tế bào

Trên thực tế, các tế bào cũng có cơ chế miễn dịch riêng để đối phó với sự xâm nhập của kẻ địch bên ngoài, cơ chế này có thể nhận ra kẻ xâm nhập bên ngoài và ngăn chặn chúng. Tuy nhiên, “IQ” của virus rõ ràng là vượt ngoài sức tưởng tượng của chúng ta. Vào năm 2022, các thực nghiệm về virus của nhà sinh học phân tử người Mỹ Thomas Laughlin đã tiết lộ bí mật về cách thức virus vượt qua hệ thống miễn dịch của tế bào.

Đối tượng nghiên cứu của Laurin là một loại virus được gọi là “thể thực khuẩn khổng lồ”. Thể thực khuẩn (phage) là một loại virus chuyên môn nhắm mục tiêu đến vi khuẩn, có thể lây nhiễm và giết chết chúng. Chúng tồn tại vô cùng rộng rãi trên Trái Đất và cũng là đối tượng thực nghiệm mà các nhà khoa học ưa thích sử dụng, như thể chuột lang trong giới nghiên cứu virus.

Nhóm nghiên cứu của ông đã phát hiện, các thể thực khuẩn khổng lồ xây dựng một khoang được che chắn bên trong tế bào của vi khuẩn, tương tự như nhân tế bào trong tế bào người và động vật. Nhân tế bào là trung tâm điều tiết của quá tân trần đại tạ và di truyền của tế bào, đại bộ phận vật chất bên trong là DNA, bên ngoài được bao bọc bởi một màng nhân mỏng. Trên lớp màng nhân có một số lỗ hình vòng, gọi là lỗ nhân, đóng vai trò là lối đi cho vật chất vào và ra. Nhìn chung, nhân tế bào là một pháo đài bảo vệ DNA.

Và khoang che chắn này cũng là pháo đài do virus xây dựng bên trong tế bào, bảo vệ phi thường hiệu quả DNA của virus trước sự tấn công của cơ chế phòng vệ của vi khuẩn. Thật kỳ diệu, pháo đài này còn là sống, nó phát triển mở rộng cùng với quá trình sao chép DNA nội bộ, thậm chí nó còn giao lưu vật chất với thế giới bên ngoài thông qua các lối thoát nhỏ theo phương thức cực kỳ tinh chuẩn.

Cộng tác viên thực nghiệm Corbett than thở, rằng đây là một giải pháp phi thường sáng tạo nhưng cũng phi thường đơn giản, đó là xây một bức tường để cách ly. Họ đặt tên cho loại protein tạo nên bức tường này là Chimallin, vốn là tên của chiếc khiên trên tay các chiến binh Aztec dũng cảm ở châu Mỹ cổ đại.

Kết quả thực nghiệm của họ đã được công bố trên tạp chí Nature (Tự nhiên) năm đó. Cuối bài báo còn lưu lại một đoạn hồi hộp, nói rằng chúng tôi chỉ mới phát hiện ra sự tồn tại của bức tường này chứ chưa tìm hiểu xem nó được xây dựng như thế nào. Hy vọng mọi người sẽ tiếp tục nghiên cứu và viết một “tiền truyện” cho câu chuyện về bức tường này.

Virus không có sinh mệnh?!

Nói về điều này, quý vị có thể tin rằng hết thảy đều là đang miêu tả những sinh vật thấp kém cho đến sinh vật thấp kém nhất không? Hay là, nó là một loại vật chất vi tiểu mà trong thế giới khoa học thậm chí còn không được công nhận thân phận là một sinh vật sống?

Đúng vậy, mặc dù virus thông minh đến mấy, nhưng trong giới khoa học, nó vẫn được coi là một kết cấu sinh hóa giữa sự sống và phi sự sống. Tuy nhiên, nguyên nhân chính không phải là virus có đặc điểm của sự sống hay không, mà là thuyết tiến hóa Darwin không cách nào giải thích sự tồn tại của virus.

Vì theo thuyết tiến hóa, mọi sinh vật trên thế giới này đều tiến hóa từ đơn giản đến phức tạp. Theo quan điểm này, trên Trái Đất đầu tiên phải có virus có cấu trúc đơn giản trước, sau đó mới đến vi khuẩn và các sinh vật có cấu trúc phức tạp khác. Tuy nhiên, thực tế là virus không cách nào tồn tại đơn độc, mà chỉ dựa vào vật chủ mới có thể tồn tại và sinh sản. Vậy thì nên là, trước tiên có vi khuẩn với tư cách là chủ nhà, sau đó mới có virus với tư cách là người thuê nhà. Điều này không mâu thuẫn sao?

Bài toán hóc búa này trong thuyết tiến hóa chẳng mấy chốc đã nâng lên cao độ triết học của vấn đề: Gà sinh trứng, hay trứng sinh gà. Cuối cùng, có người nói, tại sao chúng ta không phân loại virus là phi sinh vật. Không có sự sống thì chẳng phải không thể tham gia vào quá trình tiến hóa sao? Mâu thuẫn chẳng phải đã được giải quyết sao? Khi mọi người nghe thấy, hả, có lý, vì vậy mà virus đành mang thân phận tủi nhục là sống không sống, chết không chết.

Đột biến gen của virus HIV

Tuy nhiên, kể từ khi virus được phát hiện, nó đã không ngừng phủ định thuyết tiến hóa. Ví dụ, trong vài năm qua, mọi người đã tiêm rất nhiều loại vắc xin virus corona, phải không? Tại sao? Bởi vì virus corona mới đã đột biến. Từ Alpha, Beta đến Gamma, Delta, còn có hiện tại là Omicron đã được canh tân hoán đại ít nhất 5 lần.

Cái gọi là đột biến là đột biến DNA của virus. Virus đột biến có hai bộ DNA khác với virus cũ, do đó, tự nhiên chúng là hai sinh mệnh hoàn toàn khác nhau. Bạn thấy đấy, dù chỉ có 1,6% khác biệt trong DNA giữa con người và tinh tinh mà là hai sinh mệnh hoàn toàn khác nhau, phải không? Vì vậy, theo cách này, vắc-xin cũ sẽ không khởi tác dụng. Chúng ta chỉ có thể chiết xuất vắc-xin mới từ virus mới, và tiêm một mũi khác. Hiện tại, miễn là đột biến vẫn đang tiến hành, thì vắc xin sẽ tiếp tục được tiêm. Có vẻ như đây là giải pháp duy nhất.

Mọi người đều biết rằng virus rất giỏi biến đổi. Trên thực tế, thoát khỏi vòng vây của con người thông qua đột biến DNA đã là một bản sự gần như là bản năng của virus. Tuy nhiên, trong thế giới virus, tốc độ đột biến của virus corona vẫn tương đối chậm.

Trong cuốn sách “Bên rìa tiến hóa” (The Edge of Evolution) xuất bản năm 2007, giáo sư hóa sinh người Mỹ Michael Behe ​​đã lấy HIV làm ví dụ để đưa ra thách thức của hiện tượng đột biến gen virus đối với thuyết tiến hóa. Virus HIV đột biến nhanh gấp 10.000 lần so với tế bào kể từ khi được phát hiện, Behe cho biết, HIV “đã trải qua nhiều đột biến hơn tất cả các tế bào đã trải qua kể từ khi thế giới bắt đầu hình thành”. Do đó, việc phát triển vắc-xin AIDS cũng vô cùng khó khăn.

Theo thuyết tiến hóa, tại sao sinh vật phát sinh đột biến gen? Là để thích ứng tốt hơn với hoàn cảnh, cho nên sau biến dị, sinh vật sẽ từ cấp thấp phát triển lên cấp cao hơn, bởi vì sinh vật càng cao năng lực càng mạnh, cho nên dễ kiếm thức ăn, càng dễ tránh địch, đúng không?

Tuy nhiên, sau rất nhiều lần đột biến, HIV vẫn chưa có dấu hiệu chuyển hóa sang sinh mệnh cao hơn. Chúng có vẻ hạnh phúc khi chỉ là một loại virus. Giáo sư Behe cho biết: “Virus căn bản không phát sinh bất kỳ sự biến hóa sinh hóa cơ bản trọng đại nào.” Rõ ràng, đột biến gen của HIV không xảy ra như thuyết tiến hóa nói là phát sinh ngẫu nhiên, mà là có mục tiêu minh xác, đó là cải biến hình dạng protein của bản thân để thuốc của con người không thể bám vào và tiêu diệt nó. Về phương diện này, bất kể là virus corona mới hay virus cúm, chúng đều đi theo con đường giống như HIV, đó là sử dụng đột biến gen để đối phó với sự truy đuổi của con người.

Cho đến nay, nhân loại chúng ta vẫn chưa thể kiểm soát được gen của mình. Nhưng những con virus nhỏ bé này lại có năng lực làm được điều đó, và việc thay đổi tổ hợp gen của nó dễ như thay quần áo. Không phải là thần kỳ sao? Chúng ta không biết khi nào trò chơi đuổi bắt giữa virus và con người sẽ kết thúc, nhưng cho đến nay, ngoại trừ bệnh đậu mùa, chưa có dịch bệnh nào do virus gây ra được con người tuyên bố chinh phục, đây cũng là sự thật không thể chối cãi.

Virus trong bộ gen người

Nhưng chỗ kỳ diệu của virus không chỉ dừng lại ở đó. Chúng ta hãy nhìn vào virus trong bộ gen của con người.

Có một loại virus được gọi là “virus có tính nội nguyên” tồn tại phổ biến trong bộ gen của sinh vật. Trong bộ gen của con người, những loại virus này chiếm khoảng 5% đến 8%, giới học thuật luôn tin rằng chúng tồn tại bởi vì chúng đã lây nhiễm cho tổ tiên của chúng ta từ hàng nghìn năm trước, và tình cờ, chúng đã chèn thông tin di truyền của chúng vào DNA của chúng ta, hiện tại cũng không có gì nguy hại, bất quá nó cũng không có tác dụng gì. Do đó, các virus này còn được giới học thuật gọi là DNA rác (junk DNA), giống như manh tràng, chúng được coi là sản phẩm phụ còn sót lại trong quá trình tiến hóa. Trong một thời gian dài, những virus rác này đã được coi là bằng chứng mạnh mẽ của thuyết tiến hóa.

Tuy nhiên, các thí nghiệm trên chuột của giáo sư y khoa Nhật Bản Shimin Ishino đã phát hiện, một loại virus có tính nội nguyên có tên là “PEG10” đóng vai trò then chốt trong quá trình hình thành nhau thai. Sự hiện diện của virus “PEG10” rất phổ biến và được tìm thấy trong gen người và nhiều động vật có vú khác. Họ đã ức chế chức năng của PEG10 trong các thí nghiệm, và phát hiện ra rằng những con chuột không thể hình thành nhau thai và bào thai đã chết. Một loại virus khảm nhập vào gen khác, PG11, được phát hiện là cần thiết cho các mạch máu nhỏ hình thành nên nhau thai. Một số học giả Nhật Bản khác cũng có những phát hiện mới trong thế giới thực vật. Họ phát hiện một loại virus nội nguyên trong gen của cây hoa bìm bịp ảnh hưởng đến màu sắc của cánh hoa. Và hiện tượng này cũng xuất hiện ở hoa thược dược và cỏ long đởm.

Lúc này, những người ủng hộ thuyết Thần sáng thế đã lên tiếng. Mọi hoa mọi cỏ trên thế gian này đều do Thần sáng tạo ra. Thần đã sắp xếp những virus này trong gen của con người, vì vậy chúng khẳng định là hữu dụng. Đối với manh tràng cũng vậy. Chỉ là giới khoa học các bạn chưa phát hiện ra thôi. Vì vậy, những virus rác này không phải là rác, thậm chí còn đóng một vai trò quan trọng trong thân thể chúng ta? Trong nền khoa học di truyền phát triển cao độ hiện nay, có lẽ chúng ta sẽ có câu trả lời trong một ngày không xa.

Virus khổng lồ từ ngoài Trái Đất

Hãy xem lại những con virus khổng lồ.

Năm 2015, nhà sinh vật học người Pháp Jean-Michel Claverie và nhóm của ông đã phân lập được một loại virus có tên “Mollivirus Sibericum” từ các mẫu băng vĩnh cửu ở Siberia cách đây 30.000 năm. Virus này lớn đến mức có thể nhìn thấy bằng kính hiển vi quang học thông thường, trong khi virus thông thường chỉ có thể nhìn thấy bằng kính hiển vi điện tử có độ phóng đại cao hơn vài nghìn lần.

Đó là virus khổng lồ thứ tư được phát hiện cho đến nay. Ba loại còn lại là Mimivirus, được phát hiện vào năm 2003, Pandoravirus, được phát hiện vào năm 2013 và Pithovirus Sibericum, cũng được tìm thấy ở Siberia.

Những virus này thậm chí còn lớn hơn một số vi khuẩn, nội bộ cũng phức tạp hơn, chứa nhiều gen và các đặc điểm mã hóa các protein phức tạp. Trong số đó, một số gen sở hữu bởi Mimivirus thậm chí ngay cả một số vi khuẩn ký sinh nhỏ đều không có. Lẽ nào, chúng vẫn có thể được coi là vật chất không có sinh mệnh?

Đặc biệt nhất trong số này là virus Pandora. Ngoại hình và thành phần gen của nó rất khác so với những loại virus khổng lồ khác, càng đặc biệt hơn là chỉ có khoảng 75% gen của nó là đồng nguyên với sinh vật trên Trái Đất, giáo sư Cleverly thậm chí còn cho rằng loại virus này đến từ ngoại tinh, ví như từ sao Hỏa. Nhưng có vẻ như không có chỗ cho người ngoài hành tinh trong thuyết tiến hóa nhỉ? Vậy thì nên giải thích thế nào đây?

Có câu nói virus là lỗ đen của thuyết tiến hóa, một khi dính đến virus thì thuyết tiến hóa sẽ mất linh. Vậy quý vị nghĩ như thế nào?

Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch