Luân hồi, thiên đường, địa ngục hiện diện trong rất nhiều câu chuyện được lưu truyền từ đời này sang đời khác ở mọi quốc gia trên thế giới để minh chứng rằng cái chết ở đời này không phải là sự chấm hết cho một sinh mệnh.  Ngày nay, những câu chuyện về trải nghiệm sang các chiều không gian khác cũng đã được đăng tải trên các phương tiện truyền thông, cho dù có người tin, có người không tin nhưng điều đó vẫn luôn tồn tại.

Câu chuyện của một tiến sĩ người Mỹ có tên  Eben Alexander, bác sĩ khoa ngoại thần kinh nổi tiếng với hơn 25 năm kinh nghiệm làm bác sĩ đã được đăng lên trang đầu của tạp chí “Tuần san tin tức” của Mỹ với tiêu đề “Chứng cứ về thiên đường” (Proof of Heaven). Trong bài viết này,  bác sĩ Alexander đã miêu tả rõ ràng chuẩn xác trải nghiệm bản thân mình lúc sắp chết và xác nhận rằng thiên đường thật sự tồn tại.  Chuyện xảy ra vào năm 2008, Alexander bị nhiễm một loại vi khuẩn gây viêm màng não hiếm thấy, vi khuẩn đã xâm hại và ăn dần dịch não của ông, làm cho thần kinh vỏ não bị rơi vào  trạng thái bị tê liệt. Ông bị hôn mê đúng một tuần, khi đó bác sĩ nhận định rằng cơ thể của Alexander hoàn toàn không có phản ứng gì, chức năng của đại não hoàn toàn ngừng hoạt động. Với biểu hiện bề ngoài của ông, các bác sĩ thì ông chẳng khác nào đã chết rồi, chỉ có điều là ông vẫn còn thở, do vậy họ kết luận rằng cách điều trị tốt nhất cho ông là coi ông như một người thực vật.

Sau này khi đã phục hồi, Alexander kể với mọi người rằng trong thời gian bị hôn mê đó, Alexander đã có chuyến du ngoạn trên thiên đường. Chuyến du hành ngoạn trên thiên đường của ông bắt đầu từ một nơi có rất nhiều mây. Ông nhìn thấy bầu trời tuyệt đẹp, có nhiều đám mây lớn màu trắng và màu hồng bay bồng bềnh. Phía trên đám mây có những sinh vật trong suốt phát sáng, tập hợp thành từng nhóm bay lượn trên bầu trời, lưu lại các đường sáng dài lấp lánh ở những nơi đã bay qua. Ông nói rằng khó có từ ngữ nào có thể miêu tả được chính xác các sinh vật này, chúng hoàn toàn khác với tất cả những sinh vật ở trên Trái Đất, đó có lẽ là các sinh mệnh cao cấp hơn.

Rồi Alexander nghe thấy một bài thánh ca có giai điệu rất vui tươi. Ông nhận thức được rất nhiều điều mới mẻ, ở không gian này, thị giác và thính giác lại không tách biệt như ở thế giới con người, nơi đây ông có thể nghe thấy những sinh vật mỹ lệ bay lượn trên không trung, cũng giống như ông có thể nhìn thấy những tiếng ca khoan khoái và mỹ diệu của các sinh vật này. Ông hiểu rằng chỉ sau khi trở thành một bộ phận của không gian đó thì ông mới có thể cảm thụ được những điều này, mỗi một sự vật vừa tồn tại độc lập, lại vừa hòa hợp thành một chỉnh thể.

Còn một điểm đặc biệt trong chuyến chu du hy hữu này của ông, đó là việc có một người phụ nữ trẻ trung xinh đẹp đi cùng ông trong suốt chặng đường. Người phụ nữ này ăn mặc đơn giản, y phục của cô có màu xanh hồng, xanh đậm, màu cam nhạt, nhưng trông rất sống động.  Khi cô nhìn Alexander, ông cảm nhận được tất cả các loại hình thái của tình yêu thương nhưng lạ thay là nó vượt qua hết thảy cái tình tầm thường nơi nhân loại.

Cô ấy không nói bất cứ lời nào, nhưng lại có thể truyền đạt thông tin cho Alexander qua hình thái các tín tức. Alexander ngay lập tức có thể hiểu được hàm ý trong đó. Alexander hỏi thầm rằng: Đây là đâu? Ta là ai? Tại sao ta lại ở nơi này?

Với mỗi câu hỏi của mình, Alexander ngay lập tức ông nhận được câu trả lời. Câu trả lời giống như sóng xung kích do ánh sáng, màu sắc, sự yêu thương và những nhân tố nào đó đẹp đẽ cấu thành, xuyên qua thân thể ông, thông qua một phương thức vượt trên ngôn ngữ. Khi ông tiếp xúc được những tín tức này, ông có thể tự hiểu được câu trả lời.

Cuối cùng, Alexander cảm thấy bản thân mình giống như sinh mệnh mới, “sinh ra” trong một thế giới mới rộng lớn hơn, vũ trụ giống như một thiên thể to lớn. Ông nói rằng ông thấy trải nghiệm này còn chân thực hơn các trải nghiệm ở thế giới con người tuy rằng mọi người có thể nói rằng đây là trải nghiệm kỳ bí huyền ảo.

Trước trải nghiệm này, Alexander là một bác sĩ khoa ngoại thần kinh dày dặn kinh nghiệm, ông tin rằng đại não sản sinh ra ý thức, vũ trụ chỉ là không gian mênh mông không có sự tồn tại của vật thể sống. Nhưng sau khi trải qua lần cận kề cái chết này, ông nhận ra rằng có phải quan niệm như thế này quá đơn giản chăng. Ông chia sẻ: “Hiện nay chúng ta biết rằng, vũ trụ không những là một thể thống nhất, mà còn tràn đầy tình yêu. Vũ trụ mà chúng ta cảm giác được trong quá trình chúng ta hôn mê, chính là một vũ trụ mà Einstein và Sáng thế chủ dùng các phương thức khác nhau để giải thích mà thôi.

heaven1

Giờ đây Alexander tin rằng, thân thể và đại não chỉ là phương tiện tải thể của ý thức chứ không phải là cái tạo ra ý thức. Quan điểm mới này mặc dù xuất phát từ góc độ khoa học, cũng đã giải thích về sự thật của vũ trụ trên phương diện tinh thần tín ngưỡng. Thực ra, trải nghiệm và nhận thức của Alexander về thiên đường cũng tương tự như những gì được ghi nhận trong tôn giáo. Có lẽ đứng trên quan điểm của tôn giáo mà giải thích, thì chủ ý thức của ông, hay được coi là tự ngã chân chính của ông, trong một hoàn cảnh đặc thù, đã có một chuyến du hành trên thiên đường.

Theo Chánh Kiến

Nhật Hạ