Một trong những mục tiêu quan trọng của Trung Y là làm thông những chỗ bị tắc nghẽn. Nếu nước không thể chảy ra từ vòi, bạn phải gỡ chỗ dây bị xoắn. Châm cứu là để thông khí bị tắc nghẽn ở các cơ quan nội tạng. Có một kỹ thuật được gọi là gua sha dùng để thông những nốt tắc ở gần bề mặt.

Gua sha đã được sử dụng ít nhất là 2.000 năm trước, và có lẽ đó là phương pháp dễ học nhất trong y học dân gian Trung Quốc. Bạn không cần phải biết đến vị trí của huyệt đạo hay kinh lạc. Chỉ cần một chút hướng dẫn bất kể ai cũng có thể thực hiện, nhưng vẫn có thể cực kỳ hiệu quả. Các cơn đau và các cảm giác khó chịu có thể được cải thiện sau chỉ một lần thực hiện.

“Gua sha” có nghĩa là “cào cát” trong tiếng Trung, và quá trình này thực sự tạo ra hình ảnh giống như là bạn xát than vậy. Trong trường hợp này, giấy chính là da bạn, và than là một vật có một cạnh mịn (theo truyền thống thì là một chiếc thìa súp bằng sứ). Dùng vật này chà xuống sẽ tạo nên những cái đốm cho biết chính là nơi có sự tắc nghẽn nằm ở dưới cơ.

Các đốm khi thực hiện Gua sha có màu từ đỏ nhẹ cho tới tím bầm, và nó dễ bị nhầm lẫn với dấu hiệu tổn thương hoặc lạm dụng. Nhưng theo như cô Kathleen Greenough, một chuyên gia châm cứu và huấn luyện gua sha ở trường Cao Đẳng Đông Y Thái Bình Dương ở thành phố New York, thì gua sha áp dụng đúng cách không gây đau đớn hay tổn thương các mô.

“Nó giống như chúng tôi đang tạo ra các vết bầm tím hoặc giống như chúng tôi làm vỡ các mao mạch và gây ra sự tổn thương. Nhưng thực ra là chúng tôi làm máu thoát ra khỏi các mao mạch”, cô nói.

Gua sha giúp phá vỡ các sự tắc nghẽn ở dạng như máu đông do bị chấn thương, hoặc sự tích tụ các axit lactic và các độc tố đang tích tụ trong cơ bắp do sử dụng quá nhiều. Khi những thứ đó được đẩy ra khỏi các mô, chúng sẽ được phát tán vào trong máu để được loại bỏ ra khỏi cơ thể.

Cô Greenough giải thích quá trình này cho các sinh viên và bệnh nhân rằng nó giống như việc dọn dẹp sạch sẽ một ngôi nhà mà trước đây bụi đã bị tích tụ lại trong các tấm thảm.

“Có nhiều thứ trông bề mặt có vẻ tốt, nhưng sự lộn xộn vẫn ở đấy. Vì vậy, chúng tôi đang sử dụng phương pháp này để dọn thông sự trì trệ và tắc nghẽn này, giúp các thứ lưu chuyển trở lại và giúp cho cơ thể tự lành lại” cô nói.

Tiger Balm là một loại thuốc mỡ thường được sử dụng trong gua sha. Cái nắp có thể gập lại dùng làm dụng cụ cạo. (Shahril KHMD / Shutterstock.com)
Tiger Balm là một loại thuốc mỡ thường được sử dụng trong gua sha. Cái nắp có thể gập lại dùng làm dụng cụ cạo. (Shahril KHMD / Shutterstock.com)

Dụng cụ và kỹ thuật

Bôi trơn là việc bắt buộc khi thực hiện gua sha. Chà một vật có một cạnh thẳng lên các bó cơ khô sẽ gây đau đớn và làm cho sự đau nhức trở nên tệ hơn. Để tạo ra một bề mặt trơn láng, nhiều người sừ dụng Tiger Balm – một loại thuốc mỡ dễ kiếm với nắp có thể gấp lại và sử dụng như một dụng cụ để nạo. Dầu dùng cho Gua sha thường chứa các loại thảo mộc và các loại tinh dầu có tác dụng làm các cơ giãn ra, tuy nhiên bất kỳ loại cao, thuốc mỡ hoặc dầu massage nào cũng được. Dầu olive cũng thay thế được.

Không giống như massage, gua sha cần một dụng cụ – một vật với một cạnh tròn có thể thoải mái để cào qua khắp cơ thể. Các dụng cụ có thể làm từ đá và xương có hình dạng chuyên biệt cho việc cạo, cho đến các đồng xu cỡ lớn. Dụng cụ yêu thích của cô Greenough được làm từ sừng bò và được làm sạch và khử trùng mỗi khi sử dụng. Vì vấn đề vệ sinh, xu hướng hiện nay là dùng loại nắp sử dụng một lần.

Gua sha thường được làm ở trên lưng, cổ và vai, nhưng các bộ phận khác của cơ thể cũng có thể được.

“Cánh tay là vị trí tốt có thể làm gua sha bởi vì mọi người thường bị những thứ như hội chứng ống cổ tay, hoặc hội chứng lạm dụng do thao tác quá nhiều trên bàn phím hoặc chuột máy tính” cô Greenough nói. “Chúng tôi có thể giúp giải tỏa tình trạng viêm, tắc nghẽn này và ngăn chặn những thứ có thể xảy ra tại nơi mà ống cổ tay có thể biểu hiện”. Nếu họ bị ống cổ tay, chúng tôi có thể giúp loại cơn đau và viêm nhiễm, hỗ trợ chữa lành nó”.

Bản thân Gua sha có hiệu quả của nó, nhưng nó cũng có thể được phối hợp cùng với điều trị châm cứu. Cả hai phương thức đều làm giảm bớt sự tắc nghẽn, nhưng khi gua sha chịu trách nhiệm phần gánh nặng, châm cứu sẽ cho kết quả tốt hơn.

“Tùy thuộc vào việc tôi nghĩ người đó cần gì, tôi có thể sẽ bắt đầu điều trị với gua sha, để dọn sạch các vật cản trên đường và làm lưu thông lại“ Greenough nói. “Cho bước điều trị tiếp theo, tôi sẽ dùng châm cứu, bởi vì tôi biết bây giờ châm cứu sẽ đem lại hiệu quả do các kinh mạch và các vùng bây giờ đã mở ra”.

Bệnh viêm mãn tính

Ngoài việc xử lý những cơn đau cơ, gua sha có thể giúp các vấn đề khác như – đau nửa đầu, cảm lạnh, cúm, sốt, viêm phế quản và ho. Chà trên phía sau lưng chỗ sau hai lá phổi có thể làm giảm sự tắc nghẽn ở đó.

Ở Trung Quốc, gua sha được sử dụng để điều trị các bệnh mãn tính như viêm gan. Theo Tiến sĩ Arya Nielsen, tác giả cuốn sách gua sha của trường Đông y ở Mỹ, nghiên cứu chỉ ra khả năng của gua sha dùng để chữa bệnh viêm gan là có triển vọng.

Trong bài báo của mình, ”Khoa học Gua Sha”, Nielsen nói rằng các thử nghiệm với quy mô lớn hơn là cần thiết để xây dưng một quy trình điều trị hiệu quả có thể thực sự điều trị bệnh siêu vi gan hoạt động sang trạng thái siêu vi gan bất hoạt. Tuy nhiên” nếu nghiên cứu xác minh được việc này, thì gua sha sẽ có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng viêm gan siêu vi mãn tính còn hoạt động”, bà viết. “Người ta có thể cho rằng, nếu nó là một loại thuốc, thì việc thiết lập tác dụng này có thể được coi là một bước đột phá y tế”.

Đối với bệnh viêm gan, qua sha được thực hiện trực tiếp trên khu vực có lá gan – dưới lồng xương sườn phía bên phải của thân thể. Nghiên cứu cho thấy gua sha làm gia tăng men gan tốt, và kết quả là tích cực với các bệnh viêm nhiễm.

Trình diễn gua sha ở Thái Lan sử dụng một dụng cụ nạo. (Psisa/Shutterstock.com)
Trình diễn gua sha ở Thái Lan sử dụng một dụng cụ nạo. (Psisa/Shutterstock.com)

Chăm sóc sau điều trị

Đối với gua sha hầu như không có tác dụng phụ, và nghiên cứu cho thấy tác dụng chống viêm và bảo vệ miễn dịch kéo dài nhiều ngày sau khi thực hiện một lần duy nhất. Tuy nhiên, không được ra ngoài ban đêm trong một chiếc váy hở lưng ngay sau khi điều trị.

Khi các độc tố ứ đọng được phát tán vào trong máu, cơ thể cần được chăm sóc thêm. Sau một lần điều trị gua sha, cô Greenough khuyên các bệnh nhân nên nghỉ ngơi, uống thêm nhiều nước, tránh uống rượu trong ít nhất 24 giờ, và giữ vùng được điều trị được kín và tránh để bị lạnh.

Cô Greenough chia sẻ “Điều đó có thể làm bạn kiệt sức bởi vì chúng tôi đã moi những độc tố ẩn sâu lên và bây giờ cơ thể phải giải quyết nó. Vì thế tốt nhất là để cơ thể sử dụng năng lượng của chính nó để giải quyết mớ hỗn độn mà đã được moi lên bề mặt đó và đào thải chúng đi.”

Theo Epoch Times