Với lịch sử từ rất xa xưa, trà là thức uống thân thuộc với người Việt nói riêng, và người dân Châu Á nói chung. Nó bao hàm những nét văn hóa uyên thâm mà đỉnh cao là trà đạo.

Trà mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng có nhiều cấm kỵ cần lưu ý khi uống trà. Liệu thói quen uống trà của bạn đã có ‘phạm’ phải những điều này không?

Điều cấm kỵ thứ nhất, nghìn vạn lần không uống trà lúc chưa ăn gì

Uống trà khi dạ dày đang trống rỗng sẽ làm loãng dịch acid dạ dày, ức chế tiết dịch vị, gây trở ngại tiêu hóa, thậm chí sẽ khiến tim đập nhanh, đau đầu, đau bụng, hoa mắt, phiền muộn … gọi là hiện tượng say trà. Trà càng đậm đặc thì tác dụng càng rõ rệt. Ngoài ra cũng ảnh hưởng đến sự hấp thu protein, còn có thể dẫn đến viêm niêm mạc dạ dày.

Điều cấm kỵ thứ hai, trước và sau khi ăn cơm không nên uống nhiều trà

Trước và sau khi ăn cơm 20 phút không thích hợp để uống trà, nếu uống sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, ảnh hưởng đến tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra cũng vì trà có chứa acid oxalic, sẽ phát sinh phản ứng đối với thực phẩm chứa sắt và protein, nên ảnh hưởng đến hấp thu sắt và protein của cơ thể.

Điều cấm kỵ thứ ba, trước khi đi ngủ không uống trà

Bạn cũng cần chú ý 2 tiếng đồng hồ trước khi đi ngủ tốt nhất chớ uống trà, trà sẽ làm cho tinh thần hưng phấn và ảnh hưởng đến giấc ngủ, thậm chí gây mất ngủ; nhất là trà xanh mới hái, sau khi uống thần kinh rất dễ hưng phấn, dẫn đến mất ngủ.

Điều cấm kỵ thứ bốn, người có acid uric quá cao hạn chế uống trà

Người có acid uric quá cao như người bị bệnh gút cần hạn chế uống trà, trà có chứa tanin là chất cạnh tranh bài xuất với acid uric tại thận, do vậy ảnh hưởng đến sự bài xuất acid uric, khiến nồng độ acid uric máu tăng cao. Do vậy người bị bệnh gút đặc biệt không nên uống trà đặc.

Điều cấm kỵ thứ năm, không dùng nước trà để uống thuốc

Axit tannic có trong trà có thể kết hợp cùng với một số chất có trong thuốc (chẳng hạn như viên sắt sulfate, berberine … ) tạo kết tủa rồi ảnh hưởng đến sự hấp thụ thuốc cũng như tác dụng của thuốc.

Nếu như dùng nước trà để uống thuốc an thần (như phenobarbital …), thì chất caffeine và theophylline trong trà cùng các chất kích thích khác sẽ làm cho thuốc an thần bị giảm bớt, thậm chí mất tác dụng.

Bởi vì có rất nhiều chủng loại thuốc, nên không dễ để nắm rõ. Do vậy luôn luôn uống thuốc bằng nước ấm, sẽ chỉ có lợi mà vô hại.

Lưu ý: không dùng trà uống thuốc

Điều cấm kỵ thứ 6, không uống trà không hợp với bản thân

Lấy ví dụ như, uống trà sẽ có người ham, nhưng nếu có bệnh dạ dày, thì hay nhất là không nên uống trà xanh. Bởi vì từ góc độ Trung Y mà nói thì uống trà xanh dễ sản sinh hàn khí, trên thực tế cũng là bởi vì chất polyphenol của trà xanh chưa bị oxy hóa nên gây kích thích tương đối mạnh. Mà hồng trà (trà đen) trong quá trình gia công đã có một phần polyphenol được oxy hóa, đối với dạ dày kích thích cũng yếu, hợp với dạ dày. Vì vậy người có bệnh bao tử tốt nhất nên uống hồng trà. Ngoài ra cũng có người thích uống trà rất đặc, nhưng chúng ta là người bình thường thì nên tận lực tránh không uống trà quá đặc.

Người có thể trạng yếu, bệnh dạ dày và trẻ em không nên uống trà đặc quá

Điều cấm kỵ thứ 7, trẻ em không uống trà đặc

Bời vì trà đặc có hàm lượng polyphenol cao, dễ dàng phản ứng với sắt trong thực phẩm, nên bất lợi đối với việc hấp thu sắt, dễ khiến trẻ bị thiếu máu thiếu sắt.

Điều cấm kỵ thứ 8, đang có thai không uống trà

Tuy uống trà có thể là một thói quen, nhưng cần chú ý khi mang thai cần hết sức tránh uống trà, nhất là trà đặc. Trà có chứa một lượng lớn polyphenol và caffein, đối với sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ là có nhiều nhân tố bất lợi, vì vậy phụ nữ có thai nên ít uống hoặc không uống trà.

Theo Secretchina
Đại Hải

Xem thêm:


Chuyên mục Sức khỏe của ĐKN nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.