Đại Phật Lạc Sơn là bức tượng đá lớn nhất thế giới, chạm khắc hình Phật Di Lặc đang từ bi nhìn xuống thế gian. Công trình không chỉ nổi tiếng về kiến trúc độc đáo mà còn bởi truyền thuyết về tượng Phật khép mi rơi lệ trước kiếp nạn của con người.

Xem video: Tượng Phật bằng đá lớn nhất thế giới, mất gần 100 năm xây dựng – Nguồn News Zing

videoinfo__video3.dkn.tv||251bc34aa__

Tượng Đại Phật Lạc Sơn cao 71m, tai dài 7m, mũi dài 5,6m, mi dài 5,6m, mắt dài 3,3m, vai rộng 28m, ngón tay dài 8,3m, bàn chân rộng 8,5m. Tượng được chạm khắc vào thời nhà Đường, nằm ở chỗ hợp lưu của ba con sông là Mân Giang, Đại Độ và Thanh Y ở miền nam tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, cách huyện Lạc Sơn khoảng 3km về phía đông. Bức tượng bằng đá ngồi đối mặt với núi Nga Mi và dòng sông chảy dưới chân của tượng Phật.

Theo lịch sử ghi chép lại thì bức tượng Phật này được tạc vào năm đầu Khai Nguyên của Đường Huyền Tông (năm 713), mãi cho tới năm Trinh Nguyên thứ 19 (năm 803) mới kết thúc với khoảng thời gian hoàn thành là 90 năm.

Toàn cảnh bức tượng Lạc Sơn Đại Phật ở núi Nga Mi, Trung Quốc (ảnh: Ariel Steiner/Wikimedia).

Lạc Sơn Đại Phật được tạo hình với hình ảnh trang nghiêm, thiết kế tinh xảo khéo léo, trải qua hàng ngàn năm sương gió nhưng đến nay vẫn an tọa bên sóng nước cuồn cuộn, tĩnh tĩnh quan sát thế sự xoay vần chốn nhân gian.

Nguồn gốc của tượng Phật

Theo Ancient Origins, bức tượng Lạc Sơn Đại Phật được xây dựng nhằm mục đích làm cho nước sông dưới chân núi Lăng Vân bớt hung dữ hơn, tạo thuận lợi cho tàu thuyền đi lại, hạn chế những vụ đắm tàu đã giết chết nhiều người mỗi năm. Vào thời nhà Đường, một nhà sư tên là Hải Thông đã quyết định chạm khắc một bức tượng khổng lồ tại chỗ hợp lưu của ba con sông. Ông hy vọng nó sẽ giúp xoa dịu các vị Thần sông và cứu sống nhiều người dân địa phương hơn.

Với niềm tin này, nhà sư Hải Thông đã đi gây quỹ trong thời gian 20 năm để có đủ tiền bắt đầu công việc của mình. Theo truyền thuyết, một số quan chức chính quyền địa phương muốn chiếm đoạt số tiền lớn của Hải Thông, nhưng nhà sư tuyên bố họ có thể lấy đi con mắt của ông chứ không thể cướp số tiền quyên góp xây tượng Phật.

100 nhà sư có thể ngồi vừa chỉ trên một bàn chân của pho tượng (ảnh: Internet). 

Khi nguồn tài trợ cho công trình bị đe dọa, nhà sư Hải Thông tự khoét mắt để bày tỏ lòng mộ đạo và sự ngay thẳng của mình. Cuối cùng, ông cũng bảo vệ được khoản tiền và bắt đầu thực hiện dự án vào năm 713 sau Công nguyên. Tuy nhiên, nhà sư qua đời khi dự án mới hoàn thành được một nửa. Hai đệ tử của ông đã tiếp tục xây dựng công trình và hoàn thiện nó vào năm 803 sau Công nguyên.

Kể từ khi xây xong tượng Phật, dòng nước sông hung dữ trở nên hiền hòa. Theo giải thích của các nhà khoa học, rất nhiều đá từ vách núi rơi xuống đáy sông trong quá trình xây dựng tượng Phật đã làm thay đổi dòng chảy, khiến con sông trở nên an toàn hơn. Nhờ đó tàu thuyền có thể yên tâm qua lại.

Nhưng đó chỉ là cách giải thích của những nhà khoa học, còn quá nhiều điều bí ẩn về thế giới tâm linh, về tín ngưỡng và những Thần tích mà con người chưa thể khám phá, lý giải. 

Có lẽ vì được tạo ra với hy vọng bảo hộ cho con người, nên mỗi khi có tai nạn to lớn xảy ra, tượng đều rơi lệ, theo Vision Times.

Nạn đói lớn thời Mao Trạch Đông

Lần đầu tiên người ta nhìn thấy hình ảnh bức tượng Phật chảy nước mắt là vào một đêm năm 1962. Một bức ảnh chụp bức tượng Phật trong trạng thái nhắm mắt vẫn được trưng bày tại hội trường của Triển lãm Lạc Sơn. Đây là thời điểm ngay sau Nạn đói lớn 1959-1961, xảy ra do những áp lực xã hội, việc quản lý kinh tế sai lầm, những sự thay đổi quá khích trong nông nghiệp dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông.

Trong số 35 triệu người dân bị chết đói, có ít nhất 7 triệu người là thuộc tỉnh Tứ Xuyên. Vì không còn đủ sức lực để đào mộ, người ta chỉ gói các xác chết lại trong tấm chiếu rồi thả trôi sông.

Hình ảnh bức tượng Phật đã nhắm cặp mắt lại lần đầu tiên khi hàng nghìn thi thể trôi xuống chỗ hợp lưu của 3 con sông từ phía thượng nguồn.

Ảnh chụp năm 1962, hiện vẫn đang trưng bày tại hội trường của Triển lãm Lạc Sơn (ảnh: Vision times).

Chính quyền Trung Quốc đã phái một nhóm các nhà khoa học đến điều tra. Họ đã không thể đưa ra câu trả lời nào, và không có một báo cáo nào từng được đưa ra. Sau đó, một hình ảnh bất ngờ được phát hiện là bức tượng Phật đã tự động “khôi phục” lại trạng thái mở mắt như xưa.

Cách mạng Văn hóa

Lần thứ hai vụ việc này xảy ra là vào năm 1963. Đây là cột mốc đánh dấu sự bắt đầu của cuộc Cách mạng Văn hóa tàn khốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Một lần nữa, chính quyền Trung Quốc đã chỉ thị tu sửa lại bức tượng.

Vệt nước mắt trên khuôn mặt bức tượng Phật không thể bị phai mờ (ảnh: NTDTV).

Điều hết sức kỳ lạ là, mặc dù đã tiêu tốn gần 6,5 triệu đôla vào công việc tu sửa, nhưng vệt nước mắt trên gương mặt bức tượng Phật vẫn không thể bị phai mờ!

Động đất ở Tứ Xuyên

Tháng 7 năm 1972, cặp mắt của tượng một lần nữa lại nhắm lại, và đây là lần thứ 3. Điều này xảy ra ngay sau trận động đất ở Đường Sơn, Tứ Xuyên, với khoảng 650.000 người thiệt mạng do thiếu sự cảnh báo trước. 

Kèm theo hiện tượng chảy nước mắt với hai mắt nhắm lại, bức tượng Phật cũng thể hiện một gương mặt giận dữ.

Nước mắt biến thành nụ cười

Ngày 7/7/1994, bức tượng Phật lại một lần nữa lại tỏ ra đau buồn. Cả du khách bên cạnh bức tượng và trên các con thuyền tham quan đều báo cáo đã chứng kiến hiện tượng này. Khi đó khuôn mặt, hàm, và thân thể tượng Phật dường như đang rung chuyển.

Tuy nhiên, khi một con thuyền nhất định nào đó neo vào bờ, mọi người liền nhìn thấy tượng Phật bắt đầu mỉm cười, mặc dù hàng nước mắt vẫn còn trên khuôn mặt.

Một vị Sư phụ truyền giảng Phật Pháp và một số đệ tử của ông đang đi trên con thuyền đó và đã chứng kiến cảnh tượng này. Khi một trong những người đệ tử hỏi ông tại sao bức tượng Phật lại khóc, vị Sư phụ này trả lời: “Bức tượng Phật bảo ta rằng con người ngày nay không còn tôn kính Thần Phật nữa. Ngài đang lo lắng cho họ”.

Có lẽ, bức tượng Phật mỉm cười vì ông nhìn thấy rằng hy vọng đang ở trước mắt chăng?

Video xem thêm: Thần Phật bảo hộ cho ‘người tín Thần Phật’ như thế nào?

videoinfo__video3.dkn.tv||4e9cbeafb__