Tại vùng Đông Bắc của Ấn Độ có bộ tộc Apatani sinh sống. Những người phụ nữ ở đây có cách làm đẹp rất “kỳ dị” nhưng cũng là một gánh nặng cho họ.

Để bảo vệ bản thân khỏi những bộ lạc khác xâm hại, họ đã tự làm cho bản thân trở thành người không còn khả năng thu hút, hấp dẫn người khác. Cụ thể cách làm là họ sẽ phải khoan mũi và đeo hai nút mũi bằng gỗ vào hai lỗ đã được khoan trên cánh mũi.

Những người này định cư chủ yếu ở thung lũng Ziro thuộc quận Subansiri, bang Arunachal Pradesh, Ấn Độ. Trong thung lũng đã bị thu hẹp có hơn 20 nghìn người của bộ tộc Apatani sinh sống. Nhưng, cũng có rất nhiều người của bộ tộc này sinh sống rải rác ở bên ngoài thung lũng. Toàn bộ miền Nam Tây Tạng hiện đang có 60.000 người Apatani sinh sống.

Ngôn ngữ của người Apatani thuộc về ngữ hệ Hán Tạng. Bộ tộc này không có thói quen ghi chép văn bản lịch sử, suy cho cùng không có chữ viết. Nhưng trong toàn bộ lịch sử của họ cũng có một bộ cơ chế dân chủ nghị sự. Ban trị sự được gọi là Bulyang.

Họ lưu lại lịch sử cho đời sau thông qua lời truyền miệng. Họ tin vào thầy mo, phù thủy, tôn thờ Mặt Trời và Mặt Trăng. Vào những ngày lễ tết, việc làm thịt trâu, gà, dê sẽ do thầy mo đến làm.

Trong ngày lễ họ sẽ hát một số bài hát mà tổ tiên để lại. Nội dung của những bài hát là thần thoại, truyền thuyết và nguồn gốc của bộ lạc họ. Họ là bộ tộc tôn kính tổ tiên nhất ở khu vực Nam Tây Tạng. Vào tháng 3 hàng năm họ đều làm nghi thức tế tổ. Vào tháng 7 sẽ tổ chức lễ nông nghiệp.

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Lần đầu tiên người bộ lạc Apatani tiếp xúc với người châu Âu là vào năm 1897. Lúc đó có hai người Anh đến bộ lạc của họ ở hai ngày. Từ năm 1920 – 1930 có khoảng 6 người tương tự đến đây ở mấy ngày để tham quan phỏng vấn.

Sau năm 1944, người Anh đã thành lập một chính phủ lâm thời ở đây, đây là lần đầu tiên người Apatani tiếp xúc với cơ cấu chính phủ.

Năm 1948, người Ấn Độ thành lập chính phủ và thống trị nơi đây. Người Apatani lần đầu tiên cầm vũ khí để bảo vệ thổ địa của mình nhưng đã bị người Ấn Độ đốt cháy mất hai ngôi làng.

Vào những năm 70 của thế kỷ 20, phụ nữ ở Apatani mới bỏ tập tục tạo vân mặt. Trong quá khứ, trên mặt phụ nữ Apatani phải tạo một đường vân bằng cách xăm mặt và bôi mực nước lên trên.

Có hai loại đường vân: Một loại là từ trán đến đỉnh mũi. Một loại là đường vân ở cằm. Đàn ông thường tạo đường vân ở cằm theo hình chữ T.

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Phụ nữ Apatani đục mũi nhìn sẽ rất xấu xí thậm chí “đáng sợ” nhưng nguyên nhân của việc làm này lại rất đơn giản. Trong xã hội xưa, các bộ lạc tranh đoạt địa hình, phụ nữ. Cho nên, vì để bảo vệ mình thì những người phụ nữ cần phải hy sinh sắc đẹp. Đây cũng là một cách để bộ lạc này duy trì nòi giống, bảo vệ dân tộc.

Bởi vì thời đại không ngừng tiến bộ cho nên hiện tại những người phụ nữ Apatani đã dần bỏ qua tập tục này. Nhưng họ vẫn luôn nhớ về tập tục truyền thống của những người Apatani xưa để đề cao việc bảo vệ bản thân và dân tộc mình.

Theo Letu.life
Mai Trà biên dịch

Xem thêm: