Nếu sử dụng máy giặt không đúng cách không chỉ khiến quần áo nhanh cũ mà còn khiến cho máy dễ bị hư hỏng. Bởi vậy, ngay từ lúc lựa chọn quần áo, chế độ giặt cũng như liều lượng xà phòng cũng cần được chăm chút cho hợp lý.  

Nhiệt độ nước quá cao

9 lỗi thường gặp khi sử dụng máy giặt (Ảnh: kenh14.vn)

Quần áo sẽ giữ form và màu sắc tốt hơn nếu được giặt đúng nhiệt độ. Chọn chế độ nước ấm hoặc mát cũng có thể giặt sạch bụi bẩn ngang với nước nóng, với điều kiện máy giặt và chất tẩy rửa tốt. Chỉ những thứ như vải lanh hoặc khăn tắm mới có thể giặt được ở 90 độ C để khử trùng. Còn lại thì để giữ độ bền cho quần áo nên chọn chế độ nước nóng thấp hơn 80 độ C.

Giặt quần áo nhiều màu

Những quần áo quá bẩn nên được giũ sơ qua trước. Những đồ vải có khả năng phai màu thì nên giặt bằng tay hoặc xử lý bằng chất tẩy trước khi cho vào máy giặt.

Để hạn chế dùng hóa chất, có thể chọn phương pháp thay thế tự nhiên hơn. Nước chanh cũng có thể tẩy sạch các vết bẩn mồ hôi; hỗn hợp giấm và chất tẩy rửa lỏng có thể loại bỏ dấu vết của nhựa cây; vết bẩn rượu vang sẽ biến mất dưới “sức mạnh” của hỗn hợp nước và baking soda theo tỷ lệ 3: 1.

Quá nhiều chất tẩy rửa hoặc chất làm mềm

(Ảnh: eva.vn)

Sự dư thừa chất tẩy rửa có thể làm tắc khoang chứa chất tẩy và gây ra mùi khó chịu, quá nhiều chất làm mềm làm cho quần áo khó sạch hơn. Vì vậy hãy đọc kỹ liều lượng được chỉ định trên bao bì và đừng quên sử dụng cốc đong. Nếu đồ giặt của bạn thực sự bẩn thỉu, hãy sử dụng chế độ giặt trước hoặc chạy 2 chu kỳ.

Sử dụng chất làm mềm cho tất cả các loại quần áo

Bên cạnh việc làm cho vải mịn hơn, nước xả còn khiến quần áo dễ là phẳng hơn. Tuy nhiên, nó cũng làm giảm khả năng hấp thụ vải theo thời gian, vì vậy bạn không nên sử dụng nó để giặt khăn tắm, đồ thể thao hoặc các vật dụng khác làm từ sợi nhỏ, elastan hoặc vải thun.

Giặt đồ lót bằng máy

(Ảnh: eva.vn )

Nếu chọn chế độ giặt tự động, áo ngực nhanh chóng gião và mất phom, vì vậy tốt nhất là giặt bằng tay. Điều tương tự cũng áp dụng đối với đồ lót ren và đồ bơi.

Ngược lại, quần nylon có thể được giặt trong máy nếu tuân theo một số quy tắc đơn giản: Sử dụng chất tẩy rửa đặc biệt để chế độ vải mỏng; Nhiệt độ nước 30-35 độ C và ở tốc độ thấp; Đặt quần vào túi giặt; Lộn mặt trái quần ra ngoài.

Sử dụng thuốc tẩy cho vải sợ elastan, lycra hoặc spandex

Chất tẩy bằng clorua là một tác nhân khá hung hăng làm yếu sợi, vì vậy nó không nên bị lạm dụng với bất kỳ vật liệu nào. Điều này đặc biệt đúng đối với elastan, lycra và spandex, sẽ nhanh chóng mất độ đàn hồi nếu được rửa bằng thuốc tẩy.

Với những loại vải từ sợi này thì chỉ nên giặt bằng nước lạnh, không sử dụng chất làm mềm vải, Không sấy khô máy sấy tự động, không là ủi.

Giặt vải bò quá thường xuyên

(Ảnh: eva.vn )

Các nhà sản xuất quần áo vải bò thường khuyến cáo không nên giặt máy để giữ màu cho quần áo lâu hơn. Nếu sử dụng máy thì chỉ nên dùng trong khoảng thời gian 2 đến 6 tháng tùy thuộc vào tần suất bạn mặc quần jean và các đặc điểm riêng của cơ thể.

Làm khô sai cách

Sấy khô không đúng loại vải sẽ ảnh hưởng đến quần áo của bạn giống như giặt không đúng cách.

Các nhà sản xuất khuyến cáo: Không sử dụng quá trình sấy tự động quá thường xuyên: nó làm cho đồ của bạn bị hao mòn và mất màu nhanh hơn. Không sử dụng máy sấy làm khô các loại vải mỏng và nhạy cảm; không treo đồ len vì chúng sẽ dễ bị mất hình dạng. Trải chúng ra trên một chiếc khăn trên một bề mặt nằm ngang; Trước khi treo quần áo, hãy giũ mạnh để tránh bị nhăn.

Không vệ sinh máy giặt thường xuyên

(Ảnh: eva.vn )

Bụi bẩn, cặn bã từ chất tẩy rửa, và tất cả mọi thứ tích tụ bên trong máy giặt theo thời gian sẽ sớm dính vào quần áo của bạn, dẫn đến mùi hôi và vết bẩn trắng. Để ngăn chặn điều này, hãy làm theo một vài quy tắc bảo trì đơn giản:

  • Làm sạch máy sau mỗi lần giặt.
  • Loại bỏ chất tẩy còn lại khỏi miếng đệm cao su trên cửa sau mỗi lần giặt.
  • Rửa sạch bình chứa chất tẩy rửa thường xuyên.
  • Khoảng một tháng một lần, hãy chạy không tải bằng bột giặt và giấm để khử trùng.

Vũ Linh