Để xây dựng hay thay đổi một thói quen là điều không dễ. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm cá nhân, tôi chỉ cần từng bước từng bước thay đổi các thói quen, kiên định và đảm bảo tất cả các thói quen này đi theo cùng một hướng, cùng một mục tiêu mà tôi muốn thay đổi.

Ông BJ Fogg Giám đốc Phòng Nghiên cứu Công nghệ Thuyết phục (Persuasive Tech Lab) trực thuộc trường Đại học Stanford ở Mỹ đã hoàn tất việc nghiên cứu phương pháp the Fogg “Hiệu quả từ những cái nhỏ – Những thói quen nhỏ làm thay đổi hành vi lớn”.

25 thói quen nhỏ dưới đây có thể ứng dụng rất hiệu quả trong cuộc sống. Chỉ cần tập luyện chúng đều đặn mỗi ngày, bạn hoàn toàn có thể thay đổi rất nhiều thứ như năng lượng, hình thể, các mối quan hệ, công việc, cộng đồng và môi trường…

Những thói quen nhỏ cho sức khỏe tốt hơn

1. Chúng ta thường không nạp đủ nước vào trong cơ thể do quá bận rộn với công việc trong ngày nên quên mất việc bổ sung nước ngoại trừ những đồ uống như soda, trà, cà phê, v.v… Bạn nên đặt sẵn trên bàn mình một cốc nước. Khi ở nhà cũng thế, bạn hãy tự châm nước vào bình để sáng thức dậy bạn luôn có sẵn nước để uống, nhằm loại bỏ các độc tố trong cơ thể.

(Ảnh: istockphoto.com)

2. Lối sống ít vận động, hơn nữa ngồi nhiều ở bàn làm việc sẽ làm cho cơ thể chúng ta uể oải và mệt mỏi. Điều đó ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả làm việc trong ngày, khiến chúng ta luôn có cảm giác thiếu ngủ. Do đó, việc tập thể dục hoặc đi bộ đảm bảo cơ thể có sức dẻo dai hơn. Để có động lực tập thể thao, bạn nên đăng ký học các lớp thể dục, yoga hoặc khí công sau giờ làm.

(Ảnh: theepochtimes.com)

3. Ăn nhiều rau và trái cây trong mỗi bữa ăn. Hãy nghĩ đến những món ăn có nhiều rau củ quả như salad, rau xào hay canh rau bởi nó đem lại cho chúng ta nhiều chất xơ và dinh dưỡng. Ngoài ra, rau và trái cây còn giúp chúng ta giảm cân, duy trì năng lượng và giảm đói.

(Ảnh: internet)

4. Ngồi làm việc trong thời gian dài mang lại những tác động không tốt đến thể chất và tinh thần của bạn. Hãy đứng dậy và kéo dãn cơ thể sau mỗi giờ làm việc. Bạn có thể làm theo các động tác đơn giản như: Đứng thẳng, vươn vai, giơ hai tay qua đầu, hít thở thật sâu và kéo dãn hết cỡ hai tay qua hai bên. Với phương pháp này giúp bạn bớt căng thẳng và lấy lại tinh thần để tiếp tục với công việc. Bạn có thể nhắc nhở mình bằng cách đặt báo thức trên điện thoại, đồng hồ hoặc máy tính.

Xem thêm: Ngồi nhiều cũng lắm rủi ro cho sức khỏe!

(Ảnh: gettyimages.com)

5. Chúng ta ít khi để ý đến việc phải đem đồ ăn, thức uống khi đi đến đâu đó. Thế nhưng một túi nhỏ các loại hạt, khô bò, v.v… có thể nhanh chóng làm dịu cơn đói. Một chút đạm trong chế độ ăn uống sẽ giúp bạn mau chóng lấy lại năng lượng và thúc đẩy sự trao đổi chất. Nó chẳng đáng kể gì với chế độ ăn kiêng của bạn cả.

(Ảnh: internet)

Những thói quen nhỏ cho tinh thần tốt hơn

1. Hãy đặt những câu hỏi mở, lồng ghép các ý kiến riêng của bạn. Tránh hỏi những câu hỏi có câu trả lời là Có hoặc Không. Bạn có thể bắt đầu với những câu như: “Bạn nghĩ gì về…?”“Bạn sẽ như thế nào…?” hay “Kinh nghiệm của bạn là gì với…?”.

Một quan điểm cởi mở như tìm hiểu cách thức mới để tiếp cận cuộc sống hay một cuộc trò chuyện với sự cảm thông sâu sắc sẽ hoàn toàn giúp bạn xây dựng tốt các mối quan hệ. Hình thức trao đổi giao tiếp như thế sẽ thúc đẩy bạn mau tiến bộ hơn về khả năng giao tiếp và biết cách đặt ra các vấn đề giúp cuộc trao đổi đi đến kết thúc hiệu quả.

Cuối cùng, bạn luôn hãy lắng nghe câu trả lời với thái độ học hỏi nhé!

(Ảnh: shutterstock.com)

2. Hãy chuẩn bị các dụng cụ vẽ để sẵn trên bàn, tủ hoặc kệ. Vẽ khi bạn cảm thấy stress. Bạn không cần phải ép mình vẽ một tác phẩm nghệ thuật, chỉ đơn giản là vẽ những gì bạn cảm thấy thích. Khi vẽ, tư tưởng về những áp lực trong cuộc sống sẽ bị phân tán, giảm bớt sự căng thẳng. Bạn có thể thay đổi các dụng cụ vẽ theo tuần hoặc theo tháng với phấn màu, bút chì, màu, mực in, đất sét, bột nhào nặn, dao khắc hoặc gỗ khối.

(Ảnh: internet)

3. Ngồi tĩnh lặng trong vài phút mỗi ngày. Bạn không cần phải bắt chéo chân như thiền, không cần nhắm mắt, để đầu não của bạn bay xa hàng trăm dặm một giờ, không nói gì cả cũng không làm bất cứ điều gì, chỉ ngồi và hít thở trong vài phút.

(Ảnh: toilamme.com)

4. Viết ra những điều trong đầu bạn một vài phút vào cuối mỗi ngày, khi mà não của bạn không còn đủ năng lượng để suy nghĩ thêm điều gì khác. Đơn giản bạn hãy cầm cuốn sổ tay hoặc notepad để đầu giường và viết trước khi đi ngủ.

Bạn không cần phải chỉnh sửa câu từ, cứ để nguyên như thế và cũng không cần theo một trình tự hay hình thức kiểu mẫu nào. Một lựa chọn khác cho bạn là sử dụng máy thu âm, ghi âm lại những gì bạn muốn nói trong vài phút, bạn cũng không cần điều chỉnh phong cách sử dụng ngôn từ. Nghiên cứu này cho thấy lo âu và trầm cảm giảm đi đáng kể.

(Ảnh: shutterstock.com)

5. Khi bạn rơi vào trạng thái căng thẳng, hãy lặp đi lặp lại câu “thần chú” của riêng bạn. Ý tôi là bạn hãy viết câu gì đó mà có thể giúp bạn bình tĩnh và nhắc bạn những điều quan trọng trong cuộc sống. Đây là cách đơn giản để khôi phục lại trí não và giảm stress. Đừng để stress đưa bạn đến cực điểm.

Bạn có thể tham khảo câu mà tôi thường nói sau đây: “Tất cả rồi sẽ qua. Tôi mạnh mẽ hơn tôi nghĩ. Tôi có thể học những thứ tôi cần. Tôi đã có thể giải quyết những thứ tồi tệ hơn cái hiện tại. Tôi không đơn độc. Tôi tự do. Tôi có khả năng đối mặt với bất cứ thách thức nào trong cuộc sống”.

(Ảnh: internet)
(Ảnh: internet)

Còn tiếp…

Xem thêm: