Thời Ngũ Đế hơn 5000 năm trước được coi là thời đại mà Thần và người cùng chung sống với nhau. Xã hội khi đó vô cùng thuần phác, cuộc sống đơn giản, nhưng đạo đức lại vô cùng cao thượng. 

Vào thời ấy, ban đêm không cần đóng cửa, ban ngày không cần cài then, quan hệ giữa người với người là quan tâm chăm sóc lẫn nhau. Nước sông trong đến mức nhìn thấy đáy, cá tôm tung tăng bơi lội, ngay cả thú dữ cũng không làm hại người. Con người và vạn vật chung sống hòa thuận với nhau, đó là một thế giới xinh đẹp và hoà bình. 

Hoàng Đế dùng Đạo trị quốc, thiên hạ thái bình 

Hoàng Đế
Chân dung Hoàng Đế (ảnh: Public Domain).

Sau khi chiến thắng Xi Vưu trong trận chiến Trác Lộc, Hiên Viên Hoàng Đế đã thống nhất các bộ lạc, giúp thiên hạ thái bình. Ngài cũng bổ nhiệm những người có đức hạnh tài năng, dùng 9 chữ: “Hiếu, từ, văn, tín, ngôn, trung, cung, dũng, nghĩa” để giáo hóa bách tính.

Trong “Liệt Tử” ghi chép lại rằng, một ngày, Hoàng Đế đang nằm ngủ thì mơ thấy Thần quốc, vốn là nơi mà thuyền, xe, ngựa của người trần không thể đến được. Đó là một quốc gia cực lạc kỳ diệu, không cần quân vương hay bất cứ ai quản lý, tất cả đều thuận theo tự nhiên, người dân không có ham muốn ích kỷ, không có sinh lão bệnh tử và khổ đau. Ở đó, con người có thể bay lên không trung, nước, lửa và những thứ khác của tự nhiên không thể làm hại họ.

Khi tỉnh dậy, Hoàng Đế liền triệu các đại thần đến và nói: “Ta nhàn rỗi 3 tháng trời, thiền định và suy tư, cuối cùng trong giấc mơ nhận được giác ngộ. Hiện tại ta đã hiểu rõ rồi, Đạo cao thâm nhất không thể dựa vào cái lý thông thường, cũng không thể truy cầu mà đạt được”. Hoàng Đế sau khi giác ngộ đã dùng Đạo trị quốc, trải qua 28 năm, lập lại an ninh và trật tự, giúp thiên hạ trở thành quốc gia lý tưởng nửa Thần nửa người.

Trong thời hậu kỳ của Hiên Viên Hoàng Đế, thiên hạ đại trị, con người và trời đất cảm ứng với nhau, điềm lành không ngừng xuất hiện. Khi đó, chim phượng hoàng hạ xuống xây tổ trong cung điện, rồng đến kéo xe cho Hoàng Đế, kỳ lân đi dạo trong vườn. Thời đó, phong tục dân gian đơn thuần, lòng người lương thiện. Xã tắc không trộm, không cướp, không bắt nạt, người với người nhường nhịn nhau, chân thành không tranh chấp. Người dân đều sẵn sàng từ bỏ tài sản cá nhân vì đại nghĩa, ngay đến cả động vật thấy thức ăn trên đường cũng biết nhường nhau, cảnh tượng hoàn toàn trái ngược với ngày nay.

Những phẩm chất thiện lương này vốn là phẩm chất đơn thuần nhất, là bản chất ban đầu của con người, lại thêm sự giáo hóa của thánh vương minh quân, lòng người càng ngày càng trở nên lương thiện và sáng rõ.

Đế Nghiêu đức trạch vạn vật, thiên hạ an lạc

Đế Nghiêu
Đế Nghiêu (ảnh: Public Domain).

Đế Nghiêu có cuộc sống rất thuần phác, yêu dân như con, vì bách tính mà dựng nên hiếu, từ, nhân, ái, giúp thiên hạ thái bình an lạc. Có một bài đồng dao như thế này: “Dân chúng đều cơm no áo ấm, cuộc sống hạnh phúc tự tại, ấy đều là do quân vương, tất cả đều là ân đức của đế vương. Chúng tôi, những người dân thứ gì cũng không hiểu, mà chỉ biết tuân theo quy tắc của đế vương mà hành động”. Khi đó người dân vô ưu vô lo, cuộc sống nhàn nhã tự tại, mỗi ngày đều là những ngày tháng thái bình.

Có một ông lão ngồi bên bờ ruộng gõ nhịp và ca hát, vừa hát vừa vui mừng tự đắc. Người qua đường nhìn thấy bộ dạng vui vẻ của ông, đều cảm thán nói: “Nếu không có ân đức của Đế Nghiêu, thì ở đâu có những ngày tháng nhàn rỗi, vui mừng hát hò đây?”. Ông lão nghe thấy liền nói: “Mặt trời mọc thì làm, mặt trời lặn thì nghỉ, đào giếng lấy nước uống, cày ruộng lấy lương thực, hoàng đế nhân đức như thế nào với ta là có liên quan”. 

Đế Thuấn đức hóa vạn vật, dân chúng thuận hòa

Đế Thuấn
Đế Thuấn (ảnh: Public Domain).

Đế Thuấn hiếu thuận vang danh thiên hạ, trời đất có thể cảm nhận được đức hạnh của ngài. Thời trẻ, khi Đế Thuấn san núi trồng trọt, có con voi lớn chạy vào giúp cày ruộng, lại có con chim bay đến thu dọn cỏ trên đồng. Khi Đế Thuấn ở Lịch Sơn cày cấy, dân chúng chủ động nhường những vùng đất màu mỡ cho người già yếu, còn bản thân đi khai hoang lập địa ở nơi khác. Ai ai cũng cảm nhận được sức cảm hóa của Đế Thuấn, đem vùng đất tốt nhất nhường cho người khác, không những không tranh giành mà còn nhường nhịn lẫn nhau, chung sống hòa thuận.

Trước đây những ngư dân ở Lôi Trạch vì chuyện đánh bắt mà thường tranh cãi với nhau. Nhưng từ khi Đế Thuấn đến, dưới sự cảm hóa của ngài, họ đã biết nhường nhịn nhau, gia tăng sự thuận lợi trong việc đánh bắt. Hễ Đế Thuấn đến nơi nào, nếp sống nơi đó đều phát triển, cuộc sống hòa bình và thịnh vượng. Đế Thuấn tài đức vẹn toàn, thái độ làm việc nghiêm túc, từ đó khiến mọi người xung quanh cũng học hỏi và làm việc theo.

Đế Thuấn lấy đạo đức giáo hóa vạn dân, chỉ cần ngài đi đến đâu, người dân đều vì ngưỡng mộ danh tính mà đến. Ngài sống ở đâu thì 1 năm sau ở đó lập thành thôn làng, 2 năm sau lập thành thị trấn, 3 năm sau thì đã trở thành một thành phố.

Trong thời thượng cổ, Thánh vương hậu đức đắc Đạo, không coi thiên hạ là của riêng mình, tôn trọng các vị Thần, lấy đức để cảm hoá muôn dân. Bởi vì quân vương hiền minh nên người dân mới có cuộc sống an cư lạc nghiệp. Điều này khiến những người hiện đại không khỏi ngưỡng mộ trước xã hội đạo đức cao thượng của tiền nhân. 

Ngọc Linh
Theo Epochtimes

Video: Chàng trai mạo hiểm đăng video nội tình dịch dịch bệnh ở Vũ Hán

videoinfo__video3.dkn.tv||a1b867abe__

Từ Khóa: