Chụp ảnh macro là một lĩnh vực hẹp nhưng thú vị và độc đáo, và nó tạo ra một sự thay đổi lớn so với các hình ảnh phong cảnh thông thường của bạn. Nắm vững kỹ thuật chụp ảnh macro, bạn đã tiến thêm một bước gần tới nhiếp ảnh nghệ thuật chuyên nghiệp.

Với kỹ thuật chụp macro, bạn có thể tiến vào một thế giới chi tiết ẩn giấu; và có cơ hội bày ra tất cả vẻ đẹp của chúng! Những hình ảnh cận cảnh này là một cơ hội tuyệt vời để lưu giữ những “viên đá quý” nhỏ xíu, mà sẽ bị bỏ qua trong chụp ảnh thông thường.

Khi bàn đến việc lưu giữ các hình ảnh macro nổi bật, vẻ đẹp thực sự của chúng nằm ở chi tiết! Việc chú ý đến chi tiết và tìm cách phóng đại chúng ra có thể giúp bạn chụp được một bức ảnh đẹp hơn rất nhiều, và cuối cùng bạn sẽ phát hiện ra rằng chúng tạo “linh hồn” cho bức ảnh macro của bạn hay là ngược lại.

Ảnh: pxhere / CC0.

Khi bàn tới lĩnh vực nhiếp ảnh này, tất nhiên có một vài yếu tố kỹ thuật mà bạn cũng nên nắm vững. Thêm vào đó là một vài mẹo để chụp ảnh macro ngoài thiên nhiên sao cho đẹp và hấp dẫn.

Về kỹ thuật Macros

Mặc dù thuật ngữ macro có thể được nghe thấy rất nhiều, mà phần lớn nhờ vào sự phổ biến của các máy ảnh tự động (point-and-shoots) ngày nay mà có chế độ chụp macro. Sự thật là, chụp ảnh macro thực thụ thường là chụp ảnh mà trong đó kích thước của đối tượng trong ảnh ngang bằng hoặc lớn hơn so với nhìn trực tiếp bằng mắt.

Các hình macro trong tự nhiên có thể bao gồm nhiều thứ, từ côn trùng và hoa, đến những giọt nước, hạt giống, v.v.. Bây giờ, chúng ta hãy lướt qua một số lưu ý để chụp được chúng một cách hiệu quả.

Ảnh: John Rosemeyer / thephotoargus.

Thiết bị cần mang theo

Khi chụp macro, cần có các thiết bị phù hợp. Dưới đây là một vài thứ mà bạn cần xem xét mang theo.

• Ống kính macro

Trong khi một ống kính macro không phải là một yêu cầu hoàn toàn bắt buộc, nó có thể giúp bạn đôi chút! Ít nhất, bạn cần chọn một ống kính có khả năng lấy nét gần đối tượng mà không gặp vấn đề gì. Hầu hết các ống kính macro có thể tạo ra hình ảnh có kích thước như thật trên cảm biến, trong khi những ống kính macro đẹp nhất và đắt tiền nhất sẽ cung cấp độ phóng đại lên đến gấp 5 lần kích thước thật!

• Ống kính cận cảnh

Một ống kính cận cảnh là một ống kính phẳng, gắn vào mặt trước của ống kính tiêu chuẩn của bạn như một chiếc kính lọc. Một ống kính cận cảnh có tác dụng phóng đại hình ảnh, cho phép bạn lấy nét ở khoảng cách gần hơn.

Ảnh: Larry Lamsa / thephotoargus.

• Một ống tuýp kéo dài

Một số nhiếp ảnh gia lựa chọn sử dụng một ống tuýp rỗng kéo dài, nối giữa máy ảnh và ống kính. Chiếc ống này đẩy ống kính ra xa khỏi cảm biến máy ảnh, tạo khoảng cách thêm giúp ống kính lấy nét được gần hơn.

• Giá đỡ ba chân

Mang theo chân máy cũng là một lựa chọn lý tưởng. Vì bạn đang phải làm việc rất gần với đối tượng chụp của mình, nên ngay cả những chuyển động nhỏ nhất cũng có thể gây mờ ảnh. Chân máy có thể giúp giữ mọi thứ ổn định để bạn có thể tập trung vào việc có được bức ảnh hoàn hảo.

Ảnh: CowGirlZen Photography.

Lý tưởng nhất là bạn sẽ muốn tìm một chân máy có chân có khả năng xoải rộng theo chiều ngang; cho phép bạn đưa máy ảnh thấp xuống gần mặt đất hơn. Hoặc, chọn một chân máy có thể đảo ngược đầu đuôi, cho phép bạn đặt máy ảnh của bạn phần dưới của chân máy.

• Đèn flash ngoài

Khi bạn chụp rất gần với đối tượng của mình, có thể khó có được ánh sáng vừa đúng. Ngoài ra, ánh sáng từ đèn flash gắn trên máy ảnh của bạn thường sẽ quá sáng và đi vượt qua đầu đối tượng – hướng sáng sai trong chụp ảnh macro. Vì vậy, có thêm đèn flash ngoài có thể cho phép bạn chiếu ánh sáng vào đối tượng từ mọi góc độ, kết quả thu được bức ảnh tự nhiên hơn.

Ảnh: maxpixel / CC0.

Tìm đúng chủ đề

Một trong những điều tuyệt vời về nhiếp ảnh macro ngoài thiên nhiên là ở đó không thiếu các đối tượng để lựa chọn! Chỉ cần nhớ rằng với các ảnh macro, ngay cả những khiếm khuyết và chi tiết nhỏ cũng sẽ được phóng to. Vì vậy, hãy chú ý rằng bông hoa mà bạn lựa chọn không có một đốm màu nâu khó coi nào. Mặc dù một số đặc điểm độc đáo và kỳ quặc của đối tượng có thể thú vị để chụp, nhưng cần đảm bảo rằng đó là có chủ ý.

Suy xét các góc chụp của bạn

Một điều tuyệt vời khác về macro là bạn có thể dễ dàng thay đổi góc độ chụp của mình. Vì bạn đang làm việc với các đối tượng nhỏ bé, thay đổi góc của bạn có thể là một cách đơn giản để có được hậu cảnh đúng mong muốn hơn, ánh sáng tốt hơn hoặc ảnh chụp được tốt hơn.

Ảnh: pxhere / CC0.

Đừng quên hậu cảnh nhé

Chỉ vì bạn đang đến gần sát với chủ đề không có nghĩa là bạn có thể quên đi hậu cảnh! Trong thực tế, hình ảnh của hậu cảnh thậm chí còn quan trọng hơn khi nói về nhiếp ảnh macro, vì ở đó các chi tiết nhỏ cũng sẽ được phóng to. Hãy để ý một chút tới hậu cảnh để đảm bảo mọi thứ đều trông sắc nét và sạch sẽ. Bạn luôn có thể chọn đặt khẩu độ rộng để làm mờ hậu cảnh một chút và đưa đối tượng chụp của bạn vào tiêu điểm. Chỉ cần nhớ rằng máy ảnh của bạn càng tiến gần đối tượng, thì độ sâu trường ảnh sẽ càng ít.

Nâng cao tính nghệ thuật

Bạn đang muốn chụp một cái gì đó hơi khác lạ? Nâng cao tính nghệ thuật có thể làm được với hình ảnh macro của bạn! Chụp ảnh một thế giới cận cảnh là cơ hội để tạo ra một hình ảnh lạ mắt, có hình dạng và màu sắc, nhưng ít chi tiết hơn so với các ảnh thông thường. Có rất nhiều cách để tạo ra các ảnh macro nghệ thuật. Chụp phản chiếu trên bề mặt nước, sử dụng tốc độ màn trập chậm để làm mờ chuyển động, hoặc nhìn gần hơn và tìm cách làm nổi bật các hoa văn được tìm thấy bên trong một bông hoa hoặc trên một chiếc lá có thể tạo ra một số hình ảnh nghệ thuật đẹp và độc đáo.

Ảnh: tangleduptight.

Trông chừng ánh sáng

Ánh sáng phù hợp có thể thực hiện hoặc phá vỡ ảnh macro của bạn. Hãy chắc chắn sẽ chú ý đến yếu tố này khi bạn chụp ảnh macro. Giờ vàng có thể làm cho hình ảnh macro tuyệt đẹp. Góc chụp của bạn sao cho mặt trời ở phía sau đối tượng của bạn và sử dụng khẩu độ rộng để chụp một số hiệu ứng nền đẹp.

Chú ý phơi sáng tốt cho những điểm cần nổi bật

Với các ảnh macro, hãy xem xét để phơi sáng tốt cho những điểm nổi bật. Mặc dù trong một số trường hợp, điều này có thể dẫn đến một số phần khác trong hình ảnh bị thiếu sáng, nhưng trong quá trình xử lý hậu kỳ sẽ dễ dàng phục hồi các chi tiết bị mất do bóng tối, hơn là phục hồi các điểm nổi bật.

Ảnh: ulleo.

Trông chừng những làn gió

Hãy nhớ rằng, vì bạn chụp rất gần đối tượng của mình, ngay cả những làn gió nhỏ nhất cũng có thể khiến đối tượng của bạn bị lắc lư, dẫn đến hình ảnh bị mờ. Hãy chú ý trông chừng gió khi chụp những tán lá hoặc cánh hoa tinh tế.

Khi chụp ảnh macro, bạn luôn có thể chụp nhiều ảnh liên tiếp nhau. Bạn không bao giờ biết chắc chủ đề nhỏ của bạn sẽ phản ứng thế nào khi vào ảnh, vì vậy chụp nhiều ảnh liên tục là cách giúp đảm bảo rằng bạn có thể về nhà với một số hình ảnh tuyệt vời.

Nói cho cùng, hình ảnh macro khác với ảnh phong cảnh, nhưng nhiều khái niệm tương tự nhau vẫn được áp dụng. Bạn hãy tìm kiếm một tiêu điểm, các đường dẫn, màu sắc và độ tương phản tuyệt vời. Rồi sau đó mới bắt đầu chụp! Bạn sẽ sớm trở nên lão luyện trong việc ghi lại những hình ảnh macro tuyệt vời và hấp dẫn – thể hiện tất cả vẻ đẹp của một thế giới nhỏ bé, li ti.

Ảnh: Jonas Kaiser.

Theo Christina Harman / Loaded Landscapes

Clip hay: Những họa sĩ, kiến trúc sư, tiến sĩ và giáo viên nói về lợi ích tốt đẹp của Pháp Luân Công

videoinfo__video3.dkn.tv||e58d09283__