Khi ĐCSTQ muốn trừng phạt ai đó, nó có thói quen liên kết người này với “các thế lực thù địch nước ngoài”. Tại sao ĐCSTQ lại có “thâm tình” đối với “các thế lực thù địch nước ngoài” như vậy? Trên thực tế, điều này có liên quan nhiều đến lịch sử ô nhục của chính nó.

Xin chào quý vị độc giả, chào mừng đến với “Trăm Năm Chân Tướng“!

Khi ĐCSTQ muốn trừng phạt ai đó, nó có thói quen liên kết người này với “các thế lực thù địch nước ngoài”, điều này đã trở thành “cây gậy” quan trọng để ĐCSTQ đánh người.

Tuy nhiên, quý vị đã bao giờ nghĩ tại sao ĐCSTQ lại có “thâm tình” như vậy đối với “các thế lực thù địch nước ngoài” chưa? Trên thực tế, điều này có liên quan nhiều đến lịch sử ô nhục của chính nó.

Mối quan hệ giữa chúng là gì? Hôm nay, chúng ta sẽ nói về chủ đề này. Tuy nhiên, trước khi đáp án cuối cùng được công bố, có lẽ quý vị sẽ tìm ra manh mối trong quá trình đọc bài. Trước tiên hãy nói về lịch sử khởi nguồn của ĐCSTQ.

Hai mồi nhử của Lênin

Năm 1917, cuộc “chính biến tháng Mười” do Lênin lãnh đạo đã lật đổ chính quyền Nga đương thời, sau đó, chính quyền Xô viết do Lênin đứng đầu được thành lập. Khi đó, chính quyền mới đang sa lầy vào nội chiến, bị cô lập ở nước ngoài. Để thoát khỏi khốn cảnh, Lênin đã nghĩ ra một biện pháp: tạo ra một “vòng bạn hữu”.

Tháng 3-1919, Lênin lãnh đạo thành lập tổ chức quốc tế mới là Quốc tế Cộng sản (còn gọi là “Đệ tam Quốc tế”), bắt đầu “xuất khẩu cách mạng” ra các nước trên thế giới. Làm thế nào để xuất khẩu nó? Bước đầu tiên do Quốc tế Cộng sản xuất diện, kiến lập các đảng cộng sản liên kết với nước Nga Xô viết ở nhiều nước, sau đó hỗ trợ các đảng cộng sản ở các nước này lật đổ chính quyền hợp pháp của nước đó, thiết lập chế độ liên đới với nước Nga Xô viết.

Thật bất hạnh, Trung Quốc trở thành một trong những mục tiêu.

Để thu hút người dân Trung Quốc có ấn tượng tốt về nước Nga Xô viết, Lênin đã đưa ra hai “Tuyên ngôn với Trung Hoa” vào năm 1919 và 1920. Ông ta tuyên bố sẽ từ bỏ hiệp ước bất bình đẳng đã ký giữa Nga hoàng và Trung Quốc; vứt bỏ lãnh thổ Trung Quốc, quyền tài phán lãnh sự ở Trung Quốc; từ bỏ Quyền bồi thường Boxer của Nga; từ bỏ hết thảy các đặc quyền trong Đường sắt Trung Đông, v.v.

Hai bản tuyên ngôn với Trung Quốc này ngay sau khi được công bố đã lập tức có tác động mạnh mẽ trong một số người dân Trung Quốc, đặc biệt là giới trí thức trẻ. Đương thời, Lý Đại Chiêu, giáo sư tại Đại học Bắc Kinh và những người khác hân hoan cổ vũ, nghĩ rằng chính quyền Xô Viết mới thật quá tốt, rằng nước Nga Xô Viết là niềm hy vọng của nhân loại, là hình mẫu cho Trung Quốc, Trung Quốc muốn đi theo con đường của nước Nga Xô Viết.

Về phần Lênin, sau khi phát hiện hai “mồi nhử” mà mình thả ra đã bắt được không ít người Trung Quốc, ông ta bắt đầu tiến hành nhiều thao tác thực tế hơn ở Trung Quốc để tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin.

Nga Xô xuất tiền gài bẫy ĐCSTQ

Vào tháng 4 năm 1921, Bộ Phương Đông của Quốc tế cộng sản đã phái Maring (tên thật là Hendricus Josephus Franciscus Marie Sneevliet) mang tiền đến Trung Quốc. Vào ngày 6 tháng 6, Maring đến Thượng Hải, cùng với Lý Hán Tuấn, Lý Đạt và những người khác, trù bị triệu tập khai mạc Đại hội ĐCSTQ lần thứ nhất. Họ đã gửi thông báo tới sáu tổ chức cộng sản ở những nơi khác, mời mỗi tổ chức cử hai đại biểu đến Thượng Hải khai hội, và gửi cho mỗi đại biểu 100 nguyên tiền lộ phí. Khi những người đại biểu quay về, mỗi người lại được tặng thêm 50 nguyên tiền lộ phí.

Vào tháng 7 năm 1921, dưới sự kiểm soát của Nga Xô, ĐCSTQ đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất tại Thượng Hải, tuyên bố chính thức thành lập đảng. Hội nghị xác định rằng mục tiêu trực tiếp của ĐCSTQ là dùng bạo lực để lật đổ chính quyền hợp pháp của Trung Quốc – Trung Hoa Dân Quốc. Hội nghị đã bầu Trần Độc Tú làm Bí thư Trung ương ĐCSTQ.

Bao Huệ Tăng, người đã tham dự hội nghị, đã viết trong bài hồi ức của mình: “Việc định ra kế hoạch, cung cấp kinh phí (triệu tập khai mạc Đại hội ĐCSTQ lần thứ nhất) hoàn toàn do một tay Maring lên kế hoạch. Đương nhiên, Maring chấp hành mệnh lệnh của Đệ tam Quốc tế, cũng chính là chiểu theo mệnh lệnh của Lênin.”

Tục ngữ có câu: “Nã nhân thủ đoản, chư nhân chủy nhuyễn”, ý tứ là nếu muốn lợi dụng người thì phải dẻo miệng đưa người vào tròng. Đạo lý này, Trần Độc Tú ngay từ đầu đã rất minh bạch. Ông ta từ đầu đã không muốn nhận tiền của Quốc tế Cộng sản, sợ làm như thế sẽ phải phục tùng Quốc tế Cộng sản, nhưng không có tiền thì không làm được việc.

Theo bài báo “Các nguồn kinh phí ban đầu của ĐCSTQ” do học giả Bùi Nghị Nhiên viết, Đại hội ĐCSTQ lần thứ nhất vừa mới bắt đầu, vào tháng 8 năm 1921, năm người trong đó có Trần Độc Tú đã bị bắt. Maring ngay lập tức trả tiền cho một luật sư người Pháp để ứng cáo, chi tiền để đả thông tất cả chi tiết của phiên tòa, cuối cùng, phiên tòa lấy tiêu chí ‘báo Tân Thanh Niên có ngôn luận quá khích’ đã khép lại với khoản tiền phạt 5.000 nguyên tệ, tất cả các chi phí đều do Maring lĩnh từ Quốc tế Cộng sản chi trả.

Vào ngày 30 tháng 6 năm 1922, Trần Độc Tú trong báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản, đã báo cáo tính huống thu chi đảng phí của ĐCSTQ. Trong đó đề cập, từ tháng 10 năm 1921 đến tháng 6 năm 1922, ĐCSTQ đã nhận được tổng cộng 16.655 nguyên tệ từ Quốc tế Cộng sản, và chỉ quyên góp được 1.000 nguyên tệ.

Vào tháng 6 năm 1923, tại Đại hội ĐCSTQ lần thứ ba, Trần Độc Tú đã báo cáo với các đại biểu rằng quỹ của đảng gần như hoàn toàn đến từ Quốc tế Cộng sản.

Trần Độc Tú đối với việc lấy tiền từ Quốc tế Cộng sản đã trải qua ba giai đoạn: từ “nửa chối nửa nhận”, đến “nhận không biết thẹn”, rồi đến “mở miệng là xin tiền”.

Ngày 7 tháng 9 năm 1924, Trần Độc Tú viết thư cho đại diện Quốc tế Cộng sản xin tiền. Ông ta viết:

“Tình huống kinh tế của đảng chúng tôi rất nghiêm trọng, do kinh phí không đủ nên rất nhiều phương diện công tác trong trạng thái hoang phế. Chúng tôi hy vọng ngài lập tức từ Quốc tế Cộng sản và Quốc tế Công hội Hồng sắc gửi tiền cho kỳ tháng 7, 8, 9, 10 của chúng tôi … Đại hội đại biểu toàn quốc của đảng chúng tôi sẽ được cử hành sớm hơn. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được hơn một nghìn nguyên tiền từ ngài để trang trải chi phí đại hội trong thời gian ngắn.”

Lớn lên trong “bầu sữa ngoại” của đảng Cộng sản Liên Xô

Tài liệu lưu trữ của Maring, đại biểu của Quốc tế Cộng sản, ghi chép chi tiết hơn về việc Quốc tế Cộng sản tài trợ cho ĐCSTQ trong thời kỳ này: Năm 1924, ĐCSTQ nhận được khoảng 3.000 nguyên tiền Nga mỗi tháng; Năm 1927, mức trung bình hàng tháng tăng lên hơn 3 vạn nguyên tiền; Từ năm 1928 đến năm 1932, dự toán mỗi tháng là khoảng 5 vạn nguyên tiền.

Sau năm 1927, ĐCSTQ nhận được hàng trăm nghìn nguyên tiền mỗi năm dùng cho “phí đặc biệt”. Ví dụ, trong năm 1927, ĐCSTQ tổ chức ba cuộc bạo động vũ trang công nhân ở Thượng Hải, nhận được khoảng 3 vạn nguyên tiền từ Nga; Từ tháng 7 đến tháng 8, để giải quyết vấn đề vận động nông dân Hồ Nam, ĐCSTQ đã nhận gần 5 vạn nguyên tiền từ Nga; Vào tháng 9, ĐCSTQ nhận 1 vạn nguyên tiền để chuẩn bị cho cuộc bạo động thu hoạch; Tháng 12 chuẩn bị cho bạo động Quảng Châu và hậu quả của nó, đã nhận 10 vạn nguyên tệ. Theo thống kê chung, vào năm 1927, số tiền mà Quốc tế Cộng sản bí mật cung cấp cho ĐCSTQ là gần 1 triệu nguyên tiền.

Năm 1928, Đại hội ĐCSTQ lần thứ sáu được tổ chức tại Mạc Tư Khoa (Moscow), và ĐCS Liên Xô đã tài trợ khoảng 10 vạn nguyên tiền. Theo chỉ ý của ĐCS Liên Xô, Hướng Trung Phát, xuất thân là một công nhân, được bầu làm Chủ tịch Thường ủy Bộ Chính trị ĐCSTQ.

Kết quả là vào năm 1931, sau cuộc gặp gỡ bí mật với vợ bé Dương Tú Trinh, Hướng Trung Phát bị đội tuần tra Tô giới Pháp Thượng Hải bắt giữ và chuyển đến Bộ Tư lệnh Cảnh bị Tùng Hỗ. Hướng Trung Phát nhanh chóng khai nhận, trong lời khai của mình, ông ta nói: Quốc tế Cộng sản đã giúp ĐCSTQ 15.000 đô la Mỹ mỗi tháng, tương đương với 5 đến 6 vạn nguyên tệ Trung Quốc đương thời.

Sau khi Hướng Trung Phát bị bắt, Trung ương ĐCSTQ không thể ở lại Thượng Hải được nữa và chuyển đến “Khu Xô viết Trung ương” ở Giang Tây.

Vào năm đó, “Sự biến ngày 18 tháng 9” xảy ra ở Đông Bắc Trung Quốc, sau đó quân đội Quan Đông của Nhật Bản xâm lược và chiếm đóng ba tỉnh Đông Bắc Trung Quốc. Vào thời điểm đương đầu với “quốc nạn”, ĐCSTQ, với sự hỗ trợ của ĐCS Liên Xô, đã thành lập một “nhà nước trong nhà nước” – gọi là nước Cộng hòa Xô viết Trung Hoa tại Thụy Kim, tỉnh Giang Tây, công khai vũ trang đối kháng Trung Hoa Dân Quốc, kích động các dân tộc thiểu số trong nội cảnh đòi quyền tự quyết dân tộc, thậm chí để họ kiến lập quốc gia độc lập.

Cuốn “Lịch sử quan hệ Trung-Xô” do ĐCSTQ chính thức xuất bản tuyên bố rằng ĐCS Liên Xô “đã phó xuất đại lượng nhân lực, vật lực và tinh lực”, “mọi sự lớn nhỏ, đều bao hết”. Hiện tại mọi người đều biết, dựa vào ĐCS Liên Xô, ĐCSTQ gì cũng dám làm, nhằm chia rẽ quốc gia.

Đến năm 1934, Trung Hoa Dân Quốc đã năm lần phát động chiến dịch bao vây. Trong chiến dịch bao vây và đàn áp lần thứ năm, ĐCSTQ đã bị đánh bại, buộc phải rút khỏi Giang Tây, bắt đầu một cuộc tháo chạy vĩ đại, đó là cái gọi là “Trường chinh”. Vào đêm trước khi tháo chạy, liên lạc điện báo giữa ĐCSTQ và Quốc tế Cộng sản đã bị gián đoạn, mãi đến hai năm sau mới được khôi phục.

Vào ngày 16 tháng 6 năm 1936, sau khi hồng quân đến bắc Thiểm Tây, Trương Văn Thiên, Tổng bí thư Trung ương ĐCSTQ, đã phát bức điện báo đầu tiên cho Vương Minh và Khương Sinh, đại diện của Quốc tế Cộng sản trú tại Trung Quốc, yêu cầu tiền vật, nói: “Thỉnh Quốc tế (Cộng sản) giúp chúng tôi ba trăm vạn nguyên tiền mỗi tháng”, và yêu cầu cung cấp máy bay, pháo hạng nặng, súng máy phòng không, súng trường, đạn dược, v.v.

Vào ngày 20 tháng 11, Trương Văn Thiên điện lại cho Vương Minh và Khương Sinh: “Vì không có tiền mặt nên chúng tôi không thể mua được lương thực. Hãy lập tức gửi một khoản tiền đến Thiên Tân để cứu nhu cầu cấp bách. Phương tiện di chuyển của chúng tôi đang chờ đợi ở đó.”

Vào ngày 5 tháng 12, Trương Văn Thiên gọi điện cho Vương Minh và Khương Sinh lần thứ ba, hỏi: “Các bạn đã hứa sẽ đưa tiền ở Thượng Hải vào cuối tháng 11, đã thực hiện chưa? Mỗi lần đưa bao nhiêu tiền, đã giao cho Tôn phu nhân (ám chỉ Tống Khánh Linh, vợ của Tôn Trung Sơn) ư? Chúng tôi đã cử người đi máy bay từ Tây An đến Thượng Hải để rút tiền vào ngày 15 tháng này, quyết không thể về không, tám chín vạn người dựa vào nó để có cái ăn.”

Vào ngày 2 tháng 12 năm 1936, Dimitrov, chủ tịch Quốc tế Cộng sản, đã gửi một bức điện tín tới Ủy ban Tài chính Liên Xô, yêu cầu “phân bổ 2 triệu rúp, cung cấp thêm 50 vạn đô la Mỹ” cho ĐCSTQ.

Ngày 7 tháng 7 năm 1941, Dimitrov lại điện báo cho Mao Trạch Đông: “Khoản viện trợ 1 triệu đô la Mỹ đã được phê duyệt và sẽ được gửi theo từng đợt.”

Quốc tế Cộng sản đã bị giải tán vào ngày 15 tháng 5 năm 1943, và cho đến lúc đó, nó đã luôn tài trợ cho ĐCSTQ. ĐCSTQ đã lấy bao nhiêu tiền từ ĐCS Liên Xô? Do thông tin chưa đầy đủ nên khó có câu trả lời chính xác. Tuy nhiên, có một sự thật không thể chối cãi là ĐCSTQ đã lớn lên nhờ “bầu sữa ngoại” của ĐCS Liên Xô.

Trường kỳ chịu sự khống chế của ĐCS Liên Xô

Chính vì điều này, ĐCSTQ đã không thể không phục tùng mệnh lệnh của ĐCS Liên Xô trong một thời gian dài kể từ khi thành lập. Từ việc bổ nhiệm các nhà lãnh đạo đến việc xác định đường lối, chủ trương và chính sách của ĐCSTQ, mọi thứ đều do Mạc Tư Khoa kiểm soát từ xa.

Sau khi ĐCS Liên Xô nắm thóp ĐCSTQ, nó đã quên hoàn toàn những lời hứa trong hai bản tuyên ngôn với Trung Quốc, kế thừa đầy đủ thành quả xâm lược Trung Quốc của Sa hoàng Nga. Không chỉ vậy, ĐCS Liên Xô còn đi xa hơn một bước so với Nga Sa hoàng, đưa quân đến Ngoại Mông của Trung Quốc và đóng quân ở Ngoại Mông cho đến khi Ngoại Mông tách ra khỏi Trung Quốc, còn sáp nhập khu vực Đường Nỗ Ô Lương Hải của Trung Quốc, xâm chiếm đảo Hắc Hạt Tử; thừa nhận ngụy Mãn Châu quốc; Trong thời gian kháng chiến chống Nhật, nó đã ký “Điều ước Trung lập Xô-Nhật” với Nhật Bản, kẻ đã xâm lược Trung Hoa.

ĐCS Liên Xô trong quá trình tẩy não ĐCSTQ, đã luôn tự xưng là “người giải phóng nhân loại”, coi cái gọi là “chủ nghĩa đế quốc” và “chủ nghĩa phong kiến” là kẻ địch cần phải đánh bại, để ĐCSTQ đi theo Liên Xô đấu tranh chống đế quốc và phong kiến. ĐCSTQ bị tẩy não hoàn toàn sống trong hệ thống diễn ngôn của văn hóa ĐCS Liên Xô, bị dắt mũi mà không biết, thậm chí còn coi Liên Xô là “quê hương” của ĐCSTQ. Trong chiến dịch ĐCS Liên Xô xuất binh đến Đông Bắc Trung Quốc, ĐCSTQ thậm chí đã đề xuất khẩu hiệu “Vũ trang bảo vệ Liên Xô”.

Tại sao lại quên “thế lực thù địch nước ngoài”?

Sau khi nói về nguồn gốc lịch sử của ĐCSTQ, chúng ta hãy quay lại câu hỏi ban đầu: Tại sao ĐCSTQ lại có “thâm tình” như vậy đối với “các thế lực thù địch nước ngoài”?

Rõ ràng, chính nó đã dựa vào thế lực nước ngoài để trỗi dậy, uống “bầu sữa ngoại” của “các thế lực thù địch nước ngoài”, dùng bạo lực lật đổ Trung Hoa Dân Quốc trên đại lục, cướp lấy chính quyền. Lịch sử hắc ám như vậy, nó phải che giấu rất sâu. Để ngụy trang tính hợp pháp chấp chính, nó vu cáo khắp thế giới, nói rằng ai đó câu kết với “các thế lực thù địch nước ngoài”, còn khoa trương bản thân “vĩ đại, quang minh, chính xác”. Khi chúng ta nhìn rõ lịch sử, chúng ta biết tố pháp hành động của ĐCSTQ tương ứng với một thành ngữ Trung Quốc: 賊喊捉賊 – Kẻ trộm hét bắt kẻ trộm.

Mời quý vị xem video gốc tại đây.

Theo Epoch Times
Mộc Lan biên dịch