Tóm tắt bài viết

Đằng sau mỗi câu thành ngữ đều chưa đựng một câu chuyện, một giai thoại sâu sắc và ý nghĩa, là tinh hoa của văn hóa cổ đại. Chuyên mục "Câu chuyện thành ngữ" Thời báo Đại Kỷ Nguyên xin gửi đến quý độc giả những câu thành ngữ đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, như một sự nâng niu, giữ gìn và trân quý nét đẹp văn hóa truyền thống của người xưa.

Câu thành ngữ “Kỵ Hổ Nan Hạ”, dịch nghĩa là “đã cưỡi trên lưng hổ rồi thì khó mà xuống lắm”, được dùng để diễn tả một tình huống mà trong đó một người bị mắc kẹt trong một tình cảnh khó khăn mà không có đường ra.

Câu thành ngữ này dựa vào một câu chuyện kể về nhân vật Ôn Kiều trong bộ sách “Tấn Thư,” vốn là một bộ sách chính thức ghi chép lại về giai đoạn lịch sử đời nhà Tấn từ năm 265 đến năm 420 SCN.

(Ảnh: Internet)
Ôn Kiều một vị tướng trung thành nhà Đông Tấn. (Ảnh minh hoạ: Internet)

Ôn Kiều là một vị quân thần và tướng lĩnh dưới triều đại nhà Đông Tấn (317–420 SCN). Ông là một cận thần trung thành của Hoàng đế Tư Mã Viêm, là hoàng đế trị vì đất nước vào thời đó.

Một thống lĩnh cấp cao tên là Tôn Quân đã dấy binh tạo phản chống lại hoàng đế và sau đó đã chiếm giữ được kinh thành. Ôn Kiều đã rất lo lắng và điều động một đạo quân liên minh để đánh đuổi đội quân tạo phản của tướng Tôn.

Tuy nhiên, một vị tướng quân rất có tầm ảnh hưởng tên là Đào Khản lại chần chừ về việc gia nhập quân liên minh. Đội quân tạo phản có lực lượng rất mạnh, còn quân liên minh thì không ổn định do lục đục nội bộ, và suýt tan rã trong một số lần.

Ôn Kiều đã ghé thăm tướng Đào và nói rằng: “Trong tình cảnh hiện tại, thì không còn cách nào khác nữa. Nó giống như ông đang cưỡi trên lưng hổ và không thể xuống được. Để xuống được thì cách duy nhất là phải giết hổ.

(Ảnh: Epoch Times)
Bằng câu nói “kỹ hổ nan hạ”, Ôn Kiều đã thuyết phục thành công tướng Đào Khản tiếp tục tham gia liên minh. (Ảnh: Epoch Times)

Cuối cùng Ôn Kiều đã thuyết phục được tướng Đào ở lại với đội quân liên minh. Đội quân liên minh đã ổn định và cuối cùng đánh bại được quân tạo phản.

Về sau, cách nói “kỵ hổ nan hạ” (cưỡi trên lưng hổ rồi thì khó mà xuống) đã trở thành một câu thành ngữ. Nó có nghĩa là đối mặt với một tình thế oái oăm, ngàn cân treo sợi tóc, chỉ có thể chấp nhận số phận, gần như không thể nào thay đổi được kết cục, trừ phi… giết được hổ, mà hổ thì rất là dữ.

Thành ngữ này cũng tương tự như thành ngữ tiếng Anh “have a tiger by the tail” (bắt một con hổ đằng đuôi)

Việt Nguyên biên dịch

Xem thêm: