Người ta vẫn luôn cho rằng, con người phải thật mạnh mẽ, nếu không sẽ bị người khác ức hiếp, nhưng giữa “mạnh mẽ, cố chấp” và “viên dung, từ bi”, đâu mới nên là lựa chọn đúng đắn khi đứng trước xung đột.

Trong quá trình trưởng thành, ta có rất nhiều thứ cần phải học, đến như làm thế nào để có một tâm thái tốt khi đối diện mọi khó khăn và thử thách trong cuộc sống, để có thể thản nhiên đối diện với mọi thất bại, thống khổ, cũng cần phải học. Học viên dung để có thể luôn kiên trì dù có khó khăn biết mấy, học viên dung để tâm thái ngày một an yên, tự tại, thì khi ấy ta sẽ thể nghiệm được “liễu ám hoa minh”, thấy được cầu vồng sau cơn mưa rào.

Từ trước đến nay, “mạnh mẽ” luôn được xem là chuyện tốt, là thể hiện người thẳng thắn và thản nhiên, vô tư. Trong cuốn Tiểu song u kí của Trần Kế Nho thời nhà Minh có câu: “Người cố chấp, ngang bướng phúc mỏng, người viên dung phúc lộc tất dày”. Kỳ thực, loại “mạnh mẽ” quyết không chịu thua phải chăng chính là một dạng biểu hiện của sự cố chấp? Mà phúc mỏng, đó chẳng phải cũng là nguyên do cơ bản, đại biểu cho cuộc sống bản thân vất vả, gian truân hay sao?

Có một câu chuyện, kể về một anh nhân viên vốn tính khí rất mạnh mẽ, là người không bao giờ chịu thua bất kỳ ai, tạm gọi là anh A. Có một lần, đến kỳ phát lương, anh A thấy tiền lương tháng này của mình ít hơn so với mức bình thường. Vốn là một người mạnh mẽ, có gì nói đấy, anh A cảm thấy không thoải mái lắm, liền đứng dậy đi tìm bên kế toán hỏi cho rõ nguyên nhân, không ngờ bên kế toán lại nói là phải đợi thêm mấy ngày nữa, rồi sẽ gửi file chi tiết tiền lương cho anh.

Theo lẽ dĩ nhiên, kết quả khiến anh càng thêm không hài lòng. Vị nhân viên kế toán kia nói là do tháng này, anh A làm việc không siêng, hiệu suất công việc giảm, nên tự nhiên tiền lương cũng không thể cao được. Anh này không đồng ý, và hai người bắt đầu đứng dậy lý luận với nhau.

Ảnh: Shutterstock.

Hai người cãi nhau, tranh luận rất lâu, anh A cho rằng mình vô cớ bị trừ tiền lương, nhân viên kế toán giải thích hết lời rằng không có ai vô duyên vô cơ đi trừ lương nhân viên, chính là do anh làm việc không đủ.

Lý luận, tranh cãi tới lui diễn ra gần một giờ đồng hồ, bởi anh A nổi danh là người “mạnh mẽ”, anh chưa từng “tranh luận” thua ai bao giờ. Dần dần, nhân viên kế toán bắt đầu “cạn ngôn từ”, cô ấy không còn biết nói thêm gì nữa, bầu không khí thì vô cùng căng thẳng. Nhân viên kế toán nói rằng: “Nếu anh muốn nghỉ thì cứ việc trực tiếp nghỉ đi, cái lý luận của anh hung hăng đến mức này, dù anh có không xin nghỉ việc, thì cũng sẽ không bao giờ có thể làm việc chăm chỉ như lúc đầu nữa đâu”.

Khi này, anh A bỗng cảm thấy rõ ràng hơn, đúng là không phục thì nghỉ, còn nói mãi người ta sẽ vẫn không vì mấy lời lớn tiếng của mình mà trả thêm lương cơ mà. Hành vi vừa nãy quả là vô ích và không đúng mực, anh A bắt đầu tự vấn bản thân, có gì không thể ngồi xuống nói chuyện nhẹ nhàng với nhau, mà phải cãi nhau tới nỗi “anh không nhường tôi, tôi cũng quyết không nhường anh”. Cảm thấy tiền lương quá thấp, không thể tiếp tục làm nữa thì nộp đơn xin nghỉ, còn thấy vẫn làm tốt thì ở lại làm, anh A chợt nhận ra, vốn là một chuyện vô cùng đơn giản, bị anh biến trở nên vô cùng phức tạp.

Sau khi đã suy nghĩ thấu đáo và đã ổn định lại tâm thái, anh A quay lại nói chuyện một cách hòa hoãn hơn, anh xin lỗi bản thân nói chuyện có chút mạnh mẽ quá, bày tỏ thái độ không có ý muốn xin nghỉ việc, cũng sẽ không để tâm trạng ảnh hưởng xấu đến công việc. Cô nhân viên cũng cảm thấy bất ngờ trước sự thay đổi của anh A, giọng điệu cũng nhẹ nhàng hơn, cũng xin lỗi nãy không nên nóng tính như thế, đồng thời cũng bày tỏ tháng tới sẽ để ý hơn đến tình hình lương thưởng của anh A kỹ hơn.

Kỳ thực, hết thảy mọi rắc rối trong cuộc sống đều đến từ tính cách “mạnh mẽ” mà con người hiện đại vẫn thường đề cao. Hai chữ “viên dung” mang theo nội hàm rất sâu sắc, “viên” chỉ sự toàn vẹn, chu toàn, mang nghĩa tốt đẹp, “dung” là hòa hợp, dung hòa. Viên dung có nền tảng là vô tư, thật sự vì người khác, vì đại cuộc, từ đó từng lời nói và hành xử của bản thân cũng lấy đó xuất khởi. Suy nghĩ cho người khác trước tiên, nên không sa vào những hình thức bề mặt hào nhoáng, không chạy theo lợi ích, mà là suy xét tới lợi ích của tất cả. Do vậy, người có trí huệ sáng suốt, quyết đoán công bằng, ngay chính, chính là người thực hành được “viên dung”.

Trâm Anh
Theo Soundofhope

Video: Người luôn từ bi có được 9 lợi ích

videoinfo__video3.dkn.tv||d3704e118__

Từ Khóa: