Từng là thành phần nắm giữ quyền lực lớn trong xã hội, vị thế của các Samurai đã dần dần bị thay thế khi Thiên hoàng Minh Trị thực hiện cuộc cải cách toàn diện, thay đổi toàn bộ diện mạo của Nhật Bản.

Cuộc Cải cách Minh Trị hay Minh Trị Duy Tân là một chuỗi các sự kiện cải cách và cách tân dẫn đến sự thay đổi to lớn trong xã hội Nhật Bản. Cuộc cách mạng diễn vào năm 1868 đã thu hồi toàn bộ quyền lực từ các lãnh chúa vào trong tay của người thực sự cai trị của đất nước Nhật Bản và củng cố vững chắc dưới thời Thiên hoàng Minh trị.

Nó cũng tạo ra nhiều thay đổi, bao gồm cả việc xây dựng nên một hệ thống quân đội hiện đại theo kiểu Tây phương vào năm 1873. Những vị Samurai nổi tiếng, tuy chỉ chiếm số lượng khoảng 10% dân số Nhật Bản lúc ấy giờ, nhưng lại nắm hết mọi quyền lực trên toàn đất nước, tới lúc này đã mất hết mọi quyền lực vào tay quân đội mới thành lập. Ngay cả mang một thanh kiếm nơi công cộng cũng không được phép.

Samurai thường được hiểu là tầng lớp võ sĩ của Nhật Bản, bao gồm cả shogun và daimyo.

Các nhà sử học tin rằng hình ảnh Samurai nguyên bản bắt nguồn từ các kỵ binh, bộ binh và cung binh ở Nhật vào thế kỷ thứ 6.

Phần lớn Samurai gắn liền với quy tắc danh dự gọi là võ sỹ đạo.

Võ sĩ đạo là những là những quy tắc đạo đức mà các võ sĩ ở Nhật Bản thời trung cổ phải tuân theo. Võ sĩ đạo hình thành từ thời kỳ Kamakura và hoàn chỉnh vào thời kỳ Edo.

Từ võ sĩ đạo có hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất chỉ một tư tưởng có thật vào thời trung cổ và cận đại của Nhật Bản.

Với ý nghĩa này, võ sĩ cần tôn trọng các nguyên tắc: trung thành, hy sinh, tín nghĩa, lễ nghi, liêm sỉ, chất phác, giản dị, tiết kiệm, thượng võ, danh dự, nhân ái.

Nghĩa thứ hai của từ võ sĩ đạo chỉ bản sắc của người Nhật Bản khi so sánh với các nước khác.

Theo nghĩa thứ hai, con người cần phải: trung với vua, hiếu với cha mẹ, nghiêm khắc với bản thân, nhân từ với người dưới, khoan dung với kẻ địch, xa lánh dục vọng cá nhân, chính trực công bằng, trọng nhân cách hơn vật chất.

Sau cuộc Minh Trị Duy Tân, với sự tuyên bố cả bốn tầng lớp võ sĩ – công – nông – thương đều bình đẳng, tầng lớp võ sĩ ở Nhật Bản đã suy giảm. Khi này, luật quân nhân yêu cầu quân nhân phải mang Tinh thần Nhật Bản đối với Thiên hoàng, chứ không phải mang tinh thần võ sĩ đạo.

Ngày nay, nhắc tới Nhật Bản là nhắc tới tinh thần Samurai, tinh thần võ sĩ đạo nghĩa hiệp. Không chỉ dừng lại ở một tên gọi, tinh thần Samurai đã trở thành nét đặc trưng trong văn hóa đặc sắc của đất nước Nhật Bản.

Theo Boredpanda

Đào Nguyên biên dịch

Xem thêm: