Mới đây, theo một thống kê của trang Minh Huệ Net, năm 2023 có hơn 700 quan chức, viên chức Trung Quốc từng bức hại môn tu Phật pháp giữa đời thường Pháp Luân Công, đã gặp các tai họa khác nhau. Đó cũng là con số cao nhất trong các năm gần đây.

Thống kê cho biết tại 21 tỉnh, 4 thành phố trực thuộc trung ương và 5 khu tự trị ở Trung Quốc, ngoại trừ tỉnh Phúc Kiến, những quan chức, viên chức tham gia đàn áp Pháp Luân Công đều hứng chịu các tai họa ở mức độ khác nhau. Trong đó, tỉnh Liêu Ninh là nơi có số lượng quan chức gặp tai họa lớn nhất toàn quốc, với 68 người trong số 713 người.

Thống kê các hình thức tai họa được chia thành 5 loại chính: tử vong, bệnh nặng, điều tra và kết án, tra tấn tinh thần và thiệt hại về kinh tế, trong đó có 75 quan chức đã chết và 22 người bị bệnh nặng.

Những trường hợp bị tai họa đó thuộc 9 cơ quan khác nhau ở Trung Quốc, bao gồm: Ủy ban Chính trị và Pháp luật, Phòng “610”, Công an, Viện kiểm sát, Tòa án, Nhà tù, Quan chức đảng và chính phủ, Hệ thống giáo dục và doanh nghiệp, Tổ chức chính quyền cơ sở.

Trong số đó, có 274 quan chức thuộc các cơ quan đảng và chính phủ gặp tai họa, chiếm số lượng cao nhất, gần 40% trong tổng số thống kê.

Có người cho rằng, đó là báo ứng mà các quan chức này phải nhận vì đã bức hại Phật pháp. ‘Báo ứng’ là một khái niệm trong các tôn giáo và tín ngưỡng truyền thống, chỉ sự trả giá hoặc nhận thưởng cho những hành động của một người trong hiện tại hoặc quá khứ. Mục đích của báo ứng không phải chỉ để trừng phạt mà còn giúp con người học hỏi từ những sai lầm của mình, từ đó biết sửa đổi hành vi.

Trong Phật giáo, khái niệm báo ứng được gọi là “nhân quả”. Trong Đạo giáo, khái niệm báo ứng được gọi là “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”, người làm việc thiện sẽ nhận được điều thiện, người làm điều ác sẽ nhận được điều ác. Trong Kitô giáo, khái niệm báo ứng được liên hệ với Ngày phán xét, khi Chúa sẽ phán xét mọi người dựa trên hành động của họ tại nhân gian.

Dưới đây là một số  trường hợp quan chức ĐCSTQ từng đàn áp Pháp Luân Công đã gặp tai họa trong năm 2023:

Trương Vĩ Hồng (张巍红), 40 tuổi. Khoảng năm 2018 làm Phó bí thư ủy ban chính pháp quận Sa Thị kiêm phòng 610. ‘Phòng 610’, tương tự như tổ chức Gestapo của Đức Quốc Xã, đứng trên cả hệ thống pháp luật và có nhiệm vụ đàn áp trên quy mô rộng những người tu Pháp Luân Công.

Trương Vĩ Hồng đã tích cực tham gia bức hại các học viên Pháp Luân Công để được thăng quan tiến chức. Nhưng cuối năm 2021, Trương bị cách chức. Đến gần Tết Nguyên đán năm 2023, Trương chết vì bệnh nặng.

Ví dụ nữa là Dương Diên Bân (杨彦斌), ở Hà Bắc, là viên chức “phòng 610” ở Vũ An. Ngày 2/9/2023, Dương Diên Bân gặp tai nạn xe hơi và tử vong ở tuổi 62. Người dân địa phương nói: “Bị ô tô cán chết là chết dữ, có lẽ người đó đã làm điều gì xấu, nên gặp báo ứng!”

Chiều ngày 11/12/2023, tại Hàng Châu, Mao Hồng Phương (毛宏芳), Giám đốc Sở Giáo dục tỉnh Chiết Giang, Bí thư Đảng ủy, Phó Bí thư Ủy ban Giáo dục của Tỉnh ủy Chiết Giang, đột ngột tử vong vì nhồi máu cơ tim, khi 58 tuổi. Những người hiểu rõ đều cho rằng, việc Mao Hồng Phương tích cực đàn áp Pháp Luân Công khi còn sống chính là nguyên nhân căn bản khiến ông ta phải chịu báo ứng.

An Lực (安力) là cảnh sát đồn công an Bắc Sơn, thành phố Thất Đài Hà, tỉnh Hắc Long Giang. Trong đợt “phong tỏa dịch Covid-19”, An Lực rất tích cực, ép nhiều học viên Pháp Luân Công ký tên từ bỏ tu luyện.

Nhưng đến cuối năm 2022, An Lực bị nhiễm dịch, và “dương tính” mãi không khỏi. Vào khoảng tháng 2/2023, An Lực khi đang đi làm thì bị đột tử vì bệnh tim.

Theo tin tức gần đây từ Trung Quốc, Trần Lập Như (陈立如), bí thư đảng ủy, viện trưởng Tòa án quận Tây Thành, Bắc Kinh đã đột ngột qua đời vào ngày 15/8/2023, khi 50 tuổi. Các tin tức không nêu rõ nguyên nhân tử vong.

Trần Lập Như là một trong những người chịu trách nhiệm chính trong hệ thống tòa án ở Bắc Kinh về việc bức hại Pháp Luân Công. Theo Minh Huệ Net, trong 07 năm làm viện trưởng Tòa án quận Thông Châu, Bắc Kinh và viện trưởng Tòa án quận Tây Thành, Trần Lập Như đã tạo dựng những vụ án oan sai.

Ngày 4/4/2023, Tạ Quốc Minh (谢国明), 66 tuổi, Phó tổng biên tập báo Nhân dân mắc bệnh ung thư dạ dày và tử vong tại một bệnh viện ở Bắc Kinh.

Kể từ khi Giang Trạch Dân phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999, và các quan chức Trung Quốc hưởng ứng cuộc đàn áp bất hợp pháp này, các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đã phát động chiến dịch tuyên truyền tẩy não toàn dân, phỉ báng, vu khống, bịa đặt tội danh cho Pháp Luân Công. 

Chiến dịch này được thực hiện bởi truyền thông cấp trung ương như Đài truyền hình Trung ương CCTV, Tân Hoa Xã, Nhân dân Nhật báo, Trung Tân Xã, Quang Minh Nhật báo, Giải phóng quân báo, Thanh niên Trung Quốc, v.v. Họ đưa ra những lời bịa đặt và kích động thù hận, tạo ra dư luận ủng hộ cuộc đàn áp bất hợp pháp của Giang Trạch Dân đối với Pháp Luân Công.

Tạ Quốc Minh sinh năm 1957 tại Chiết Giang. Trong thời gian giữ chức Trưởng nhóm tổng hợp phòng biên tập báo Nhân dân, Trưởng phòng biên tập, Phó tổng biên tập, báo Nhân dân đã đăng tải rất nhiều bài xã luận và bài viết phỉ báng Pháp Luân Công.

Trong tháng đầu tiên sau khi cuộc đàn áp bất hợp pháp bắt đầu, “Nhân dân Nhật báo” đã đăng tải 347 bài viết công kích Pháp Luân Công, kích động thù hận, trung bình mỗi ngày có tới 11 bài. Ngày 23/7/1999, “Nhân dân Nhật báo” đăng xã luận “Nâng cao nhận thức, nhận rõ tác hại, nắm vững chính sách, giữ vững ổn định”. Bài này đã được các trang web khác nhau trích dẫn và đăng lại hơn 140.000 lần, gieo rắc lòng thù hận đối với Pháp Luân Công trong đông đảo người dân Trung Quốc, mở đường cho cuộc đàn áp Pháp Luân Công tiếp theo.

Ngày 23/1/2001, ĐCSTQ dàn dựng “Vụ tự thiêu giả tại Thiên An Môn”, Tân Hoa Xã đã phát tin tiếng Anh ra toàn thế giới chỉ sau hai giờ xảy ra vụ việc. Tương tự, “Nhân dân Nhật báo” cũng dẫn đầu trong việc thổi phồng sự việc tự thiêu. Để tạo cớ gia tăng đàn áp, họ đã đưa những lời cáo buộc dối trá và thù hận, khiến những người không hiểu sự thật giữ im lặng, đứng ngoài cuộc trong cuộc đàn áp của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công, thậm chí có người còn tiếp tay cho kẻ ác.

Tuy nhiên, “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo” là lẽ trời. Cho đến nay, nhiều nhân vật tham gia phỉ báng Pháp Luân Công trên “Nhân dân Nhật báo” đã phải chịu báo ứng, nhiều người tự tử, chết đột ngột, Tạ Quốc Minh cũng không thoát.

Người xưa có câu “Thiện ác hữu báo”, hay “Gieo nhân nào, gặt quả ấy”, những người đàn áp Pháp Luân Công dường như không một ai có kết cục tốt đẹp, chỉ là vấn đề sớm hay muộn.Trang Minh Huệ Net kết luận: “Pháp Luân Công là Đại Pháp tu luyện của Phật gia, dạy con người làm người tốt theo Chân-Thiện-Nhẫn. Tội nghiệp khi bức hại Phật Pháp và người tu luyện Phật Pháp là rất lớn, đều không thoát khỏi con mắt của Thần. Bất kể họ thể hiện ra sao khi bức hại người tốt, nhưng làm nhiều việc xấu thì báo ứng cũng sẽ đến. Hơn nữa, việc mất mạng hoặc bị trừng phạt ở thế gian không phải là kết thúc của báo ứng, mà là sự khởi đầu của việc trả nợ nghiệp. Thiện ác hữu báo. Hy vọng rằng những người tham gia đàn áp Phật Pháp hãy trân trọng cơ hội quý giá mà trời ban, lắng nghe sự thật mà các học viên Pháp Luân Công nói cho bạn, đừng để những vụ báo ứng cảnh tỉnh này trôi qua một cách vô ích”.