Kể từ khi dịch Covid-19 kết thúc, trao đổi giữa Trung Quốc và Nhật Bản dường như đã được nối lại. Tuy nhiên, các chuyên gia Nhật Bản tiết lộ rằng, sau khi ĐCSTQ sửa đổi Luật Phản gián vào tháng 7, nhiều học giả, sinh viên và doanh nhân Nhật Bản không còn dám đặt chân đến Trung Quốc vì họ sợ bị trở thành “con tin ngoại giao”.

Hôm 21/9, Đài Á Châu Tự do đưa tin rằng kể từ khi ĐCSTQ ban hành Luật Phản gián vào năm 2014, cho đến nay đã có tổng cộng 17 người Nhật Bản bị bắt và một trong số họ đã chết trong tù.

Vào tháng 3 năm nay, 4 tháng trước khi sửa đổi Đạo luật Phản gián, một nhân viên của một công ty dược phẩm Nhật Bản đã bị bắt vì nghi ngờ có liên quan đến Đạo luật này. 

Vào tháng 7, hai người đàn ông Nhật Bản đã bị chính phủ Trung Quốc thẩm vấn kín theo Đạo luật phản gián, và lần lượt bị kết án 5 năm và 12 năm tù.

Tomoko Ako, chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Tokyo, tiết lộ với Đài Á Châu Tự do rằng, doanh nhân Nhật Bản bị bắt chính là bạn của cô, ông này đã kinh doanh ở Trung Quốc 20 năm và có mạng lưới quan hệ rộng rãi. 

Các học giả và bạn bè xung quanh nạn nhân đã rất sốc khi biết tin ông bị bắt, họ không thể tin rằng “ngay cả ông cũng bị bắt”. Giới học thuật bày tỏ sự lo sợ khi đặt chân đến Trung Quốc. 

Chuyên gia Tomoko Ako tiết lộ rằng, những năm trước, trong kỳ nghỉ hè, các học giả sẽ đến thăm Trung Quốc, nhưng trao đổi học thuật Trung – Nhật trong mùa hè này rõ ràng đã bị ảnh hưởng bởi việc Trung Quốc sửa đổi Đạo luật phản gián vào tháng 7. Ngay cả những giáo viên và sinh viên Nhật Bản không tham gia chính trị đang học tiếng Trung không dám đặt chân đến Trung Quốc.

Bà Ako phân tích rằng, hiện nay, các học giả Nhật Bản, doanh nhân có quan hệ rộng rãi ở Trung Quốc, cũng như các nhà báo độc lập đều là những cá nhân có rủi ro cao. Trung Quốc sẽ sử dụng “Đạo luật phản gián” để tùy tiện bắt giữ họ, ít nhiều là “ngoại giao con tin” … Đặc biệt vào thời điểm các trao đổi quân sự, kinh tế, công nghệ giữa Nhật Bản và Mỹ ngày càng trở nên thường xuyên. 

Trung tâm Thông tin Kiểm soát An ninh Thương mại (CISTEC) của Nhật Bản đã đưa ra lời nhắc nhở đặc biệt tới các công ty trong nước vào tháng 4 năm nay rằng các công ty liên quan đến AI và chất bán dẫn nên đặc biệt cảnh giác với việc vi phạm Đạo luật phản gián . 

Các phóng viên của đài RFA đã xem lại các báo cáo của truyền thông Nhật Bản trong 7 năm qua và nhận thấy rằng kể từ khi thực thi Đạo luật phản gián năm 2014, khoảng thời gian Trung Quốc bắt giữ nhiều người Nhật nhất là từ năm 2016 đến năm 2018. 

Điều đáng ngạc nhiên là khoảng thời gian người Nhật bị bắt giữ nhiều nhất, công dân ở Trung Quốc đã tăng lên đáng kể về mặt kinh doanh và văn hóa, người Nhật thân cận với ĐCSTQ sẽ gặp nguy hiểm lớn hơn.