Mới đây, các phương tiện truyền thông chính thống của ĐCSTQ đã đưa tin cao điệu rằng lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình sẽ thăm cấp nhà nước tới Việt Nam từ ngày 12 đến ngày 13 tháng 12 theo lời mời của Tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. Rõ ràng, chuyến thăm của ông Tập là nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ Trung – Việt. Như mọi khi, các phương tiện truyền thông chính thức ở Trung Quốc bắt đầu “tạo đà” khi nói rằng “mọi tầng lớp xã hội ở Việt Nam đều háo hức mong chờ chuyến thăm của Tập Cận Bình”, rằng Trung Quốc và Việt Nam “chí đồng đạo hợp”, rằng “đây sẽ là một hành trình được xây dựng trên cơ sở quá khứ và mở ra tương lai”, v.v.

Chuyên gia các vấn đề thời sự gốc Hoa – Chu Hiểu Huy đã có bài bình luận về sự việc này, cho rằng Việt Nam khó từ bỏ ‘ngoại giao cây tre’, và có 3 phương diện có thể khiến người Trung Quốc ngưỡng mộ. 

Theo ông Chu quan sát, so với thông tin cao điệu của truyền thông chính thức Bắc Kinh, thông tin của Thông tấn xã Việt Nam rất ngắn gọn nhưng “chính xác” hơn, cho biết theo lời mời của ông Nguyễn Phú Trọng và phu nhân, ông Võ Văn Thưởng và phu nhân, ông Tập Cận Bình và phu nhân sẽ tiến hành chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam. Thông báo này được Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố. Từ đó có thể thấy, bà Bành Lệ Viện sẽ đồng hành.

Ông Chu Hiểu Huy nhận thấy, ngoài ra, Thông tấn xã Việt Nam cũng không đưa tin về “sự mong đợi nhiệt liệt” của mọi tầng lớp xã hội ở Việt Nam. Theo tâm lý của một số người Trung Quốc, Trung – Việt có chung một hình thái ý thức, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, để nghênh tiếp người lãnh đạo “nước lớn”, Việt Nam hẳn phải tạo một chút thanh thế để phô trương sự nhiệt tình. Chí ít cũng phải ca ngợi tình hữu hảo Trung – Việt. Tuy nhiên, không hề có.

Theo Chu, điều này không có nghĩa là Việt Nam sẽ không tiếp đón theo lễ nghi quy cách cao khi ông Tập và phu nhân đến thăm, nhưng Việt Nam vẫn sẽ tuân thủ “ngoại giao cây tre”, sẽ kiên trì giữ vững lập trường của mình trong các vấn đề then chốt, chẳng hạn như vấn đề biển Đông.

Cái gọi là “ngoại giao cây tre”, có nghĩa là nói, ngoại giao Việt Nam phải kiên cường, mềm dẻo và linh hoạt như cây tre, cương nhu kết hợp, năng tiến năng thoái, bởi trong mắt người Việt, cây tre dù thân mảnh, lá mỏng, nhưng lại có thể kết thành một khu rừng vững chãi. Đại tá Nguyễn Minh Tâm, một chuyên gia uy tín về các vấn đề chính trị, quân sự của Việt Nam và là nguyên Giám đốc Trung tâm Tư liệu Khoa giáo, Học viện Chính trị Công an Nhân dân, cho biết trong một cuộc phỏng vấn năm ngoái rằng Việt Nam “hiểu rõ vị thế của mình trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là trong quan hệ với các cường quốc ở thời đại mới”, và “sẽ không để vấn đề trục tam giác chiến lược toàn cầu giữa các cường quốc đưa bản thân mình nhập vào trong vòng xoáy cạnh tranh và xung đột”.

Nói cách khác, Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì mối quan hệ hữu hảo ở mức độ nhất định với ĐCSTQ, nhưng đồng thời cũng sẽ tiếp tục phát triển quan hệ với các nước lớn khác như Mỹ, Nhật Bản và Pháp. Mới tháng 9 năm nay, khi Tổng thống Mỹ Biden gặp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, hai ông đã nâng cấp quan hệ Mỹ-Việt lên tầm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Cuối tháng 11, ông Võ Văn Thưởng đến thăm Nhật Bản, khi hội kiến với Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, hai ông đã nhất trí mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, biến đổi khí hậu và kinh tế, đồng thời khẳng định hợp tác sẽ được mở rộng trong lĩnh vực an ninh để đạt được mục tiêu một “khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”. Hai bên cũng ra Tuyên bố chung về việc nâng tầm quan hệ Việt – Nhật lên tầm “đối tác chiến lược toàn diện, cam kết vì hòa bình, thịnh vượng ở châu Á và thế giới”.

Theo ông Chu Hiểu Huy, sự hợp tác siêu việt hình thái ý thức của Việt Nam với Hoa Kỳ và Nhật Bản, đối với Bắc Kinh mà nói, không phải là một tín hiệu tốt, khó tránh khỏi khiến Bắc Kinh bất an, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chuyến thăm của ông Tập, nhằm ngăn Việt Nam trở thành lò gia nhiệt cho Mỹ và Nhật đối phó với ĐCSTQ ở Biển Đông. 

Đối với Việt Nam, hoàn cảnh ngoại giao và kinh tế hiện nay thuận lợi hơn: ĐCSTQ đang bị các nước phương Tây coi là “mối đe dọa lớn nhất”, thị trường Trung Quốc đang bị vốn tư bản toàn cầu bỏ rơi, và Việt Nam đã trở thành người được hưởng lợi, kinh tế của Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, lượng xuất khẩu tăng vọt và thu hút được một lượng lớn các nhà đầu tư từ Mỹ và Châu Âu, ngay cả người giàu nhất Hồng Kông Lý Gia Thành cũng đã chọn đầu tư vào bất động sản ở Việt Nam.

Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cho thấy, tính đến ngày 20/9/2023, tổng vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam thu hút đạt gần 20,21 tỷ USD, tăng so với cùng kỳ năm ngoái 7,7%. Theo số liệu mới nhất do Báo Điện tử ĐCS Việt Nam công bố ngày 8/12, kim ngạch xuất nhập khẩu song phương giữa Việt Nam và Mỹ trong 11 tháng đầu năm 2023 đạt xấp xỉ 100,62 tỷ USD, Mỹ tiếp tục duy trì vị trí thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, và Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ vào năm 2022.

Vào tháng 5 năm 2022, S&P Global Ratings, một trong ba tổ chức xếp hạng tín dụng uy tín nhất thế giới, đã nâng xếp hạng tín dụng quốc gia dài hạn của Việt Nam lên mức BB+, với triển vọng là “ổn định”. Trong khi đó, Moody’s, một cơ quan xếp hạng quốc tế, gần đây đã hạ triển vọng xếp hạng tín dụng quốc gia của Trung Quốc, Hồng Kông và Ma Cao từ “ổn định” xuống “tiêu cực”, đồng thời hạ triển vọng của 8 ngân hàng ở Trung Quốc đại lục từ “ổn định” xuống “tiêu cực”. 

Trước cơ hội ngàn năm có một này, điều Việt Nam cần làm là làm sao thu hút thêm đầu tư, không hạ mình, cũng không ngạo mạn với ĐCSTQ trong chính trị và ngoại giao, thì sẽ không bị rơi vào cái bẫy của ĐCSTQ. Điều này có nghĩa là chuyến thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình bề ngoài sẽ rất náo nhiệt, nhưng khó mà thay đổi chiến lược cân bằng ngoại giao của Việt Nam.

Nguyên nhân then chốt giúp Việt Nam có thể thu hút được lượng lớn đầu tư nước ngoài và cải thiện quan hệ với Mỹ, Nhật và các nước khác là do trong hơn một thập niên qua, Việt Nam đã đi theo con đường phát triển phù hợp với xu hướng chung của thế giới, trái ngược với ĐCSTQ. Điểm sáng này của Việt Nam cũng là điều khiến người Trung Quốc phải ngưỡng mộ, thể hiện ở những phương diện sau:

Thứ nhất, cởi mở hơn về chính trị, các nghị viên Quốc hội được bầu trực tiếp

Khác với ĐCSTQ, tất cả mọi quyền lực đều do một mình “Tập nhất tôn” quyết định, ngay từ tháng 2 năm 2006, trước khi triệu tập “Đại hội 10”, Trung ương ĐCSVN đã mạnh dạn công bố dự thảo báo cáo chính trị, mời báo chí và nhân dân tự do đề xuất ý kiến, mà trong báo cáo đó có cả nội dung vứt bỏ chuyên chính một đảng. Điều này làm dấy lên những cuộc tranh luận sôi nổi giữa các tầng lớp trong xã hội. Sau đó, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 10 tổ chức vào tháng 4, Tổng bí thư ĐCSVN Nông Đức Mạnh đã thực hành bầu cử khác biệt, chấp nhận tự đề cử của các ủy viên Trung ương, chỉ cần thắng cử là có thể giữ chức vụ Ủy viên Trung ương và Bộ trưởng Trung ương. Dù ông Nông Đức Mạnh 65 tuổi tái đắc cử, nhưng chủ tịch nước và thủ tướng sau đó đã đổi chủ.

Năm 2007, các đại biểu Quốc hội Việt Nam được bầu trực tiếp, trong số 857 người trúng cử có hơn 100 người là không phải là đảng viên ĐCSVN, trong đó có 30 người tự ứng cử. Việc bầu cử đại biểu Quốc hội chịu sự giám sát của xã hội và sự giám sát của dư luận xã hội; Quốc hội có quyền tiến hành “bỏ phiếu tín nhiệm”, có quyền bãi miễn người lãnh đạo (bao gồm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ). Sau đó, Quốc hội mới được bầu đã bác bỏ kế hoạch đầu tư vào đường sắt cao tốc của Thủ tướng.

Sau khi Việt Nam thực hiện bầu cử trực tiếp vào Quốc hội, cũng dỡ bỏ lệnh cấm báo chí. Việt Nam về căn bản cũng đã thực hiện được độc lập tư pháp, trên lý thuyết là để tránh tình trạng “đảng to hơn pháp luật”. Gần đây, để loại bỏ tham nhũng tư pháp, một loạt nỗ lực đã được thực hiện nhằm đề cao độ minh bạch tư pháp, như yêu cầu Nhật Bản giúp cải thiện hệ thống tư pháp, tăng cường giám sát công chúng v.v.

Chiến dịch chống tham nhũng 

Về các biện pháp chống tham nhũng, Việt Nam đã thiết lập hệ thống kê khai tài sản quan chức từ tháng 3 năm 2012. Các cán bộ trong các đảng, chính phủ, quân đội, tổ chức xã hội và các doanh nghiệp quốc hữu từ cấp phó phòng trở lên phải công khai thông tin tài sản cá nhân của mình. Nội dung bao gồm thu nhập cá nhân, thu nhập gia đình, bất động sản, tài sản ở nước ngoài, tài khoản cá nhân v.v.

Ngày 11 tháng 10 năm 2023, Chính phủ Việt Nam đã ban hành “Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2030”, nội dung bao gồm: hoàn thiện chính sách và pháp luật trong các lĩnh vực quản lý kinh tế, xã hội, phòng ngừa và kiểm soát tham nhũng; hoàn thiện bộ máy nhà nước, hoàn thiện chế độ công vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên công chức liêm khiết; nâng cao hiệu quả chấp pháp; tăng cường công tác kiểm tra, giám đốc, giám sát, kiểm toán, trinh sát, khởi tố, thẩm phán và chấp hành phán quyết; Đề cao nhận thức và thúc đẩy xã hội phát huy tác dụng và trách nhiệm của công tác chống tham nhũng; Tích cực tham gia phòng ngừa, đề cao hiệu suất hợp tác quốc tế trong chống tham nhũng, thực hiện toàn diện quyền lợi và nghĩa vụ của quốc gia thành viên của “Công ước Liên hợp quốc về phòng chống tham nhũng”.

Ngày 22/11, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Trung ương ĐCSVN, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng và tiêu cực, chủ trì phiên họp thường trực của Ban Chỉ đạo để chỉ đạo, giám sát kết quả một số vụ án thuộc phạm vi chỉ đạo, giám sát của Ban Chỉ đạo, xác minh các tổ chức và cá nhân liên quan đến việc xây dựng và ban hành các quy định về ngân hàng, tài chính, tài sản công; Tiến hành thảo luận và đề xuất ý kiến về các nghị đề như hành vi vi phạm pháp luật và chính sách, cũng như trách nhiệm trong các lĩnh vực như định giá, tự chủ tài chính, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp v.v. 

Theo ông Chu, dựa trên những hành động bề mặt đó, Việc Việt Nam dám hợp tác với quốc tế, dám thực hiện công ước của Liên hợp quốc cho thấy chiến dịch chống tham nhũng của Việt Nam hoàn toàn khác với chiến dịch chống tham nhũng “có tính chọn lọc” của ĐCSTQ. ĐCSTQ chưa bao giờ dám công khai tuyên bố lập trường của mình trong việc thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng.

Chú trọng quyền công dân, bảo vệ nhân quyền

Trong thập niên qua, Việt Nam đã tham gia 7 trong 9 công ước cốt lõi về nhân quyền của Liên Hợp Quốc và 25 công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Nội dung của các công ước nêu trên đã được đưa vào trong Hiến pháp, pháp luật và các quy định của Việt Nam, đặt định nền tảng pháp lý cho công tác duy hộ và bảo vệ quyền con người ngày càng hoàn thiện hơn.

Khác với ĐCSTQ cứ lá mặt lá trái, úp úp mở mở sau khi tham gia các công ước nếu trên, Việt Nam đã đệ trình báo cáo kết quả đánh giá định kỳ phổ biến vòng một, vòng hai, vòng ba, và báo cáo quốc gia về việc thực hiện nghĩa vụ của mình theo các công ước nhân quyền cho các tổ chức liên quan. Mới đây, từ ngày 29 đến 30/11/2023, Việt Nam cũng đã tổ chức hội nghị đối thoại với Ủy ban Liên hợp quốc về xóa bỏ phân biệt chủng tộc.

Sáng 8/12, Học viện Khoa học Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm học thuật “Thành tựu của Việt Nam trong sự nghiệp thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền thời kỳ đổi mới”, trong đó đề cập rằng, Việt Nam “Kết hợp hài hòa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, kiến thiết nhân văn, thực hiện tiến bộ, chính nghĩa xã hội và bảo vệ môi trường trong mọi chính sách phát triển”.

Cụ thể, chẳng hạn, năm 2019, Việt Nam đã bãi bỏ hoàn toàn hệ thống đăng ký hộ khẩu cũ học theo chế độ hộ tịch của ĐCSTQ, điều này có nghĩa là 70 triệu nông dân Việt Nam sẽ được hưởng các quyền lợi về giáo dục, chăm sóc y tế, dưỡng lão như công dân thành thị. So với việc ĐCSTQ kiên quyết không xóa bỏ chế độ đăng ký hộ khẩu vì lợi ích riêng mình, điều này là hoàn toàn trái ngược.

Một ví dụ khác là sự phát triển của công đoàn ở Việt Nam. Chẳng hạn, ngày 2/12, Đại hội Công đoàn toàn quốc lần thứ 13 của Công đoàn Việt Nam, đại biểu cho hơn 11 triệu hội viên công đoàn, đã được tổ chức.

Điều đáng chú ý là, so với các tờ Tân Hoa Xã và Nhân dân Nhật báo Online của ĐCSTQ chỉ chú ý đến động thái của các quan chức cấp cao, các tin tức trên trang chủ của Thông tấn xã Việt Nam được liệt kê như sau: Biến đổi khí hậu, Nhân quyền, Cạnh tranh yêu nước, Chuyển đổi xanh, Chuyển đổi kỹ thuật số hóa, Biển Đông, Xây dựng đảng, Phục hồi trong thời kỳ hậu đại dịch. Chủ đề “Nhân quyền” được trưng lên một cách nổi bật, điều này theo ông Chu là đã cho thấy rằng chính phủ Việt Nam không chỉ hô khẩu hiệu.

Hơn nữa, dữ liệu cho thấy 30 năm sau cải cách, mức sống của người dân Việt Nam đã được cải thiện, số lượng doanh nhân tăng gấp đôi và tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm trong 10 năm đầu thế kỷ 21 là gần 6,5%. Không hề ngạc nhiên khi thành tích của Việt Nam được cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đánh giá cao.

Cuối cùng, ông Chu Hiểu Huy nhấn mạnh, những phương diện khiến người ở Trung Quốc ngưỡng mộ này chính là lý do thực sự khiến Việt Nam có thể thu hút một lượng lớn đầu tư nước ngoài. Nếu Việt Nam giống như Triều Tiên, hay giống như ĐCSTQ, thì chắc chắn cũng sẽ không thu hút được ánh mắt của các doanh nhân nước ngoài. So sánh với ĐCSTQ, không dám dỡ bỏ đảng cấm, báo cấm, không dám tiến hành bầu cử trực tiếp vào Quốc hội, duy trì quyền lực bằng phong tỏa Internet, phong tỏa các thành phố, đàn áp tiếng nói bất đồng chính kiến và những thủ đoạn khác, thì Việt Nam và ĐCSTQ có thể nào là “chí đồng đạo hợp” không?

Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch