Cuộc bầu cử Tổng thống và Phó Tổng thống nước Trung Hoa dân quốc (gọi tắt là: bầu cử Đài Loan) ngày 13/1 là phát súng thành công đầu tiên trong năm bầu cử thế giới 2024. Người làm truyền thông cấp cao gốc Hoa – Hà Lương Mậu (何良懋) cho rằng cuộc bầu cử ở Đài Loan đã làm gương tốt cho các cuộc bầu cử dân chủ trên toàn thế giới và đáng được chúc mừng. Sau đây là những nội dung chính trong bài viết của chuyên gia Hà Lương Mậu.

Toàn cầu tập trung vào cuộc bầu cử ở Đài Loan: Người dân Đài Loan đã làm rất tốt

Năm 2024 được công nhận là năm bầu cử thế giới, hàng chục quốc gia và hơn một nửa dân số thế giới sẽ bỏ phiếu để bầu ra nhà lãnh đạo quốc gia tiếp theo của họ.

Ông Hà cho rằng cuộc bầu cử ở Đài Loan đã thu hút sự chú ý toàn cầu và sự chú ý của giới truyền thông toàn cầu bởi vì: Cuộc bầu cử ở Đài Loan là khởi đầu trong năm bầu cử 2024; ngoài ra, quan hệ Trung-Mỹ liên quan đến Đài Loan cũng là một vấn đề nhạy cảm nên cả thế giới đều đang chú ý đến định hướng của cử tri Đài Loan.

Ông cho rằng hiện nay cử tri Đài Loan đã bầu ra một chính phủ phù hợp với các giá trị phổ quát và phù hợp với định hướng của phe phương Tây, nhiều quốc gia thuộc phe phương Tây, đặc biệt là các nước ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương lân cận đều cảm thấy hài lòng và yên tâm với kết quả này. Tất nhiên, có thể đoán trước rằng chính quyền Trung Quốc sẽ rất tức giận.

Nhà bình luận thời sự Hà Lương Mậu cho rằng: “Đài Loan đã thành công trong cuộc bầu cử dân chủ ‘mỗi người một phiếu’ và có thể chuyển giao quyền lực rất hòa bình. Nhiều quốc gia ghen tị với điều đó, kể cả một số quốc gia dân chủ lâu năm. Họ sẽ cảm thấy rằng lần này cử tri Đài Loan đã làm rất tốt, khiến cả thế giới thán phục. Cộng đồng quốc tế cũng có thể thấy rằng hoá ra người Hoa cũng có thể tổ chức cuộc bầu cử dân chủ ở cấp độ này”.

Lại Thanh Đức đắc cử Tổng thống Đài Loan ngày 13/1 /2024 (ảnh chụp màn hình Youtube)

Quyết tâm “thống nhất Đài Loan” bằng vũ lực của chính quyền Bắc Kinh sẽ giảm

Trong quá trình bầu cử, phe Quốc dân đảng dường như sử dụng việc chọn hòa bình hoặc chiến tranh với chính quyền Trung Quốc làm ẩn dụ cho việc lựa chọn Quốc dân đảng hay Đảng Dân tiến từ đó kêu gọi cử tri không muốn chiến tranh hãy ủng hộ họ.

Ông Hà chỉ ra rằng: “Kỳ thực, đe dọa dùng vũ lực là một chiến thuật tuyên truyền, hăm dọa của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Nó đã nói đến việc tấn công Đài Loan bằng vũ lực trong 75 năm, nhưng hiện tại nó chưa tấn công Đài Loan, điều đó nói lên rằng, nó không làm được”. Nếu làm được thì khỏi cần nói, nó đã làm từ lâu rồi. Vì vậy, tôi cho rằng tấn công Đài Loan bằng vũ lực là một đề xuất giả tạo”.

Bây giờ chỉ có Chính quyền Trung Quốc đánh Đài Loan chứ không phải Đài Loan muốn đánh Trung Quốc, vậy chiến tranh từ đâu mà ra? Tất nhiên, Thượng Hải và Phúc Kiến (2 phe phái của ĐCSTQ) đang muốn bắn tên lửa tới Đài Loan chứ không phải Đài Loan bắn tên lửa vào Trung Quốc. Nếu ĐCSTQ muốn tấn công bạn thì không cần phải chọn ngày. Vì vậy cử tri Đài Loan lần này rất sáng suốt. Những lời dối trá này đều nhằm mục đích đánh lừa những cử tri còn trẻ, thiếu hiểu biết hoặc không lý trí, đã bị ĐCSTQ tẩy não về vấn đề Đài Loan. Cái gọi là “sự lựa chọn giữa chiến tranh và hòa bình” là mang tính lừa gạt và vô lý.

Ba năm liên tiếp đắc cử Tổng thống của Đảng Dân chủ tiến bộ (DPP) không những không làm tăng nguy cơ tấn công vũ trang của ĐCSTQ vào Đài Loan mà còn thực sự làm giảm nguy cơ này. Do Đảng Dân Tiến thân Mỹ, thân Nhật, thân phương Tây lên nắm quyền nên Mỹ sẽ dốc sức tài trợ cho vũ khí của Đài Loan nhờ đó rủi ro đương nhiên là nhỏ, nếu Quốc Dân Đảng lên nắm quyền thì nguy cơ Đài Loan bị sáp nhập sẽ lớn hơn. Bởi vì Hoa Kỳ sẽ lo lắng rằng trong số các quan chức cấp cao trong Quốc Dân Đảng có những thành viên thân cộng, hoặc làm gián điệp và họ sẽ bán một số thông tin như thông số vũ khí của Hoa Kỳ cho ĐCSTQ.

Ông Hà Lương Mậu nói: “Đánh giá từ kết quả của cuộc bầu cử này, sẽ không sai khi nói rằng người Đài Loan chưa có đủ hiểu biết về ĐCSTQ. Suy cho cùng, một số người trong số họ hiểu rằng mối đe dọa từ ĐCSTQ là có thật, nhưng những người khác vẫn còn ảo tưởng về ĐCSTQ, cảm thấy như hai bờ eo biển Đài Loan là một gia đình”.

“Cho nên khi thấy ông Kha Văn Triết (thuộc Đảng nhân dân) nói hai bên eo biển Đài Loan là một nhà, những người trẻ ủng hộ chủ nghĩa bản địa sẽ không nghĩ có vấn đề gì. Điều quan trọng là bạn không thể thay thế Cộng hòa nhân dân Trung Quốc với Trung Hoa dân quốc. Mã Anh Cửu (Cựu Tổng thống Đài Loan) cảm thấy rằng ĐCSTQ quá mạnh. Nếu bạn càng cứng rắn với nó, bạn sẽ chết vô ích. Cho nên cố gắng đừng kích động tâm lý của họ. Trong dân chúng, đặc biệt là trong số những người thế hệ trước từng sống ở Trung Quốc, nhiều người trong số họ vẫn giữ tâm lý này, nhưng do yếu tố lão hóa nên tỷ lệ này sẽ ngày càng ít đi sau 4 năm”.

Ông Hà nói thêm: “Bây giờ ngày càng có nhiều người bắt đầu thấy rằng ĐCSTQ đang sử dụng chủ nghĩa quân phiệt để đe dọa Đài Loan bằng vũ lực. Khi họ cảm thấy rằng nếu tiếp tục ủng hộ Trung Quốc thì Đài Loan sẽ không được bảo vệ, một số người sẽ thay đổi thái độ. Từ giờ trở đi, cần phải xem ông Lại Thanh Đức giành lại phiếu bầu của những người trẻ tuổi này, hoặc những người trung niên này, hoặc những người ở độ tuổi ba mươi bốn mươi này như thế nào”.

Ông Kha Văn Triết, ứng cử viên Đảng Nhân dân (ảnh chụp màn hình Youtube).

Đài Loan có thể tiến tới ‘ba đảng cùng trị’ trong tương lai

Rất khó để định lượng có bao nhiêu cử tri trẻ ở Đài Loan trong cuộc bầu cử này và mức độ hài lòng của họ với kết quả bầu cử. Phải chờ kết quả thăm dò mới biết được. “Nhưng nhìn từ bề ngoài và kết quả của cuộc cạnh tranh này, tín hiệu cho thấy giới trẻ không hài lòng với việc Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) nắm quyền là rất rõ ràng”. Nguyên nhân thứ nhất là DPP chưa quan tâm đúng mức đến họ, và thứ hai là chính sách không thiên về những người trẻ tuổi này hoặc nghiêng không rõ ràng, vì vậy những người trẻ tuổi này đã bầu chọn một Kha Văn Triết tương đối trẻ, người có thể phục vụ thế hệ Internet.

Ngoài ra, ông Hà cho rằng, Quốc dân đảng, với tư cách là một đảng có tuổi đời hàng trăm năm, lần này đã bắt đầu bị gạt ra ngoài lề và bắt đầu bị cử tri bỏ rơi. Ngoài tuổi đời lão hoá ra, thì những người trong đảng cũng lão hoá cùng những ý tưởng lão hoá. Các chính sách của họ, đặc biệt là chính sách xuyên eo biển, chắc chắn không chỉ dừng lại ở già đi mà còn là xấu đi. Điều này sẽ khiến lợi ích của Đài Loan giảm đi.

Bởi vì họ chủ trương nhập khẩu lao động, sinh viên từ Trung Quốc, và chủ trương hợp tác với Trung Quốc, giúp đỡ Trung Quốc hơn là giúp đỡ Đài Loan. Vì vậy, cử tri đã dùng lá phiếu của họ để trừng phạt Quốc Dân Đảng. Tất nhiên, lần này Quốc Dân Đảng đã thất bại trong việc bầu chọn tổng thống. Nỗ lực của ĐCSTQ nhằm thâm nhập vào hạch tâm của hệ sinh thái chính trị Đài Loan thông qua Quốc dân đảng cũng thất bại nặng nề.

Đảng Nhân dân của Kha Văn Triết thiên về giới trẻ và lần này đã thành công trong phút chốc. Ứng cử viên tổng thống đầu tiên đã được đưa ra tranh cử và nhận được hơn 3,69 triệu phiếu bầu, chiếm hơn 26%, chỉ kém Quốc dân đảng 1 triệu phiếu. Cuộc bầu cử khoá tiếp theo có thể không phải là cuộc chiến giữa xanh lam (Quốc dân đảng) và xanh lá cây (Đảng Dân chủ Tiến bộ) mà là cuộc chiến giữa xanh lá cây và trắng (Đảng nhân dân).

Ông Hà Lương Mậu phân tích: “Bây giờ số ghế trong Viện lập pháp, Quốc dân đảng đột nhiên tăng 14 ghế lên 52 ghế; Đảng Dân chủ Tiến bộ giảm từ 61 ghế xuống 51 ghế, mất 10 ghế. Đảng Nhân dân của Kha Văn Triết ban đầu có 3 ghế, nhưng bây giờ có 8 ghế… Tất nhiên, Đảng Nhân dân không thể so sánh với Quốc dân đảng và Đảng Dân chủ Tiến bộ, nhưng giờ đây nó đã trở thành thiểu số quan trọng. Trong tương lai, bất kỳ dự luật nào trong Viện Lập pháp, bao gồm cả ngân sách tài chính, sẽ phải hỏi Đảng nhân dân xem có thông qua hay không, vì họ nắm giữ 8 phiếu then chốt”.

Tuy nhiên, ông Hà cho rằng Lập pháp viện không thấy được tình hình hiện tại của ông Lại Thanh Đức tệ đến mức nào.

Bởi vì bản thân ông Kha Văn Triết nói rằng ông theo màu xanh lá (Đảng dân chủ tiến bộ). Sau Phong trào Hoa Hướng Dương năm 2014, ông đã gia nhập Đảng Tiến bộ Dân chủ và có mối quan hệ sâu sắc với bà Thái Anh Văn. Khi Đảng Nhân dân được thành lập vào năm 2019, nó đã thu hút nhiều người trẻ những người không hài lòng với Đảng Dân chủ Tiến bộ, đặc biệt là các tình nguyện viên, vì vậy ông Kha có bản chất là màu xanh lá cây, và hoàn toàn có chỗ cho sự hợp tác giữa ông và DPP.

Nhưng không gian hợp tác giữa ông Kha và Quốc dân đảng cũng sẽ không bị loại bỏ, bởi vì chính trị là một nghệ thuật thỏa hiệp. Nếu ông ấy có thể đóng góp 8 phiếu bầu của mình, điều đó sẽ mang lại lợi ích cho tất cả người dân Đài Loan và ông ấy sẽ trở thành King Maker (một người hoặc một nhóm có ảnh hưởng lớn đến sự kế vị của hoàng gia hoặc chính trị mà bản thân họ không phải là ứng cử viên khả thi).

Ông Hà Lương Mậu nhận thấy: “Tình hình hiện tại ở Viện Lập pháp cũng tương tự như ba Đảng cùng trị. Nghĩa là không bên nào có thể tự mình đưa ra quyết định cuối cùng. Cuối cùng, bạn phải đi thương lượng hai bên còn lại, hoặc một trong hai bên còn lại, nếu không thì không thể làm gì được. Do đó, “Mọi người có thể tập trung vào các vấn đề bản địa hoặc quan hệ với Hoa Kỳ. Hệ sinh thái chính trị của Đài Loan sẽ hướng vào trong hơn và tập trung vào các vấn đề bản địa”.

Ông Hầu Hữu Nghi, ứng cử viên Đảng Quốc dân (ảnh chụp màn hình Youtube).

Cuộc bầu cử ở Đài Loan là một tấm gương điển hình

Ông Hà cho rằng, bản thân quá trình bầu cử tổng thống và phó tổng thống của Đài Loan là một ví dụ điển hình, cho phép người dân nhìn thấy sức mạnh của dân ý và mỗi người một phiếu. Ngoài ra, toàn bộ quá trình bầu cử Đài Loan, Ủy ban quản lý bầu cử trung ương, và Hội đồng bầu cử đã làm rất tốt, rất thành thục và có trình tự”.

Ông Hà đặc biệt ấn tượng với tốc độ kiểm phiếu của Đài Loan, sử dụng phương pháp viết chữ “Chính” (正 – chính đáng, hợp lệ) để đếm phiếu và thiết kế chương trình máy tính tiên tiến giúp thu thập phiếu bầu trong khi bỏ phiếu. Tốc độ kiểm phiếu và công bố kết quả bầu cử tổng thống chỉ trong vòng hai đến ba giờ là vô cùng ấn tượng.

Hơn 14 triệu phiếu bầu! Ngay cả Hoa Kỳ cũng không thể kiểm phiếu một cách hiệu quả. Còn phiếu bầu qua bưu điện, phiếu bầu từ nước ngoài và phiếu bầu quân sự…Đài Loan đều không có. Tất cả các cuộc bỏ phiếu đều được thực hiện bằng tay, do đó bạn phải quay lại khu vực bầu cử ban đầu của mình. Bất kể bạn làm việc ở đâu, bạn phải trở về quê hương của mình để bỏ phiếu. Bỏ phiếu điện tử không được chấp nhận và bỏ phiếu qua bưu điện cũng không được chấp nhận. Cuộc bỏ phiếu nhìn thì rất lạc hậu nhưng thực ra lại là hiệu quả nhất.

Cuộc bầu cử này cho chúng ta thấy rằng hình thức một người, một phiếu có thể cổ vũ người dân bày tỏ nguyện vọng, điều này rất quan trọng. Tất nhiên, bầu cử định kỳ cũng rất quan trọng, một khi đã đắc cử, bạn sẽ không tiếp tục làm chức vụ đó mãi, do đó mọi người sẽ có cơ hội thay đổi lựa chọn của mình.

Với tư cách là Chủ tịch Ủy ban trù bị của Quốc hội Hồng Kông, ông Hà Lương Mậu nói rằng: “Quốc hội Hồng Kông là một cơ quan mang tính biểu tượng vì hiện tại không thể quản lý hoàn toàn Hồng Kông. Nó thành lập một quốc hội ở nước ngoài để bầu ra đại biểu dân ý nhằm thảo luận các vấn đề liên quan đến phúc lợi chung của người dân Hồng Kông và mong muốn tương lai của họ.

Bầu cử quốc hội Hồng Kông nên cân nhắc nhiều hơn về an toàn. Chúng tôi là một tổ chức phi chính phủ và thiếu nhân lực, vật lực. Bằng cách sử dụng bỏ phiếu trực tuyến, chúng tôi có thể tiết kiệm rất nhiều tiền”. Ông cho biết, phần mềm bầu cử cho Quốc hội Hồng Kông hiện đang được phát triển nên cuộc bầu cử có thể phải đến nửa cuối năm hoặc cuối năm mới được thực hiện”.

Cuối cùng ông Hà kêu gọi người dân Hồng Kông ở nước ngoài tích cực tham gia cuộc bầu cử quốc hội Hồng Kông.

(Nguồn: epochtimes.com)