Một cột sắt “ngàn năm không gỉ” tại Ấn Độ là một ẩn đố lớn đối với giới khoa học ngày nay.

Cột sắt Delhi là một trong những di tích cổ nổi tiếng của Ấn Độ. Nó được đúc vào thế kỷ thứ 5, và nằm ở trung tâm của đền thờ Hồi giáo Quwwat-ul-Islam Mosque ở Delhi, Ấn Độ. Cây cột sắt khổng lồ này ban đầu được bảo tồn trong ngôi đền Thần cổ của Ấn Độ. Nó có chiều cao 7,2 m tính từ mặt đất và tổng trọng lượng khoảng 10 tấn. Mấy trăm năm trước nó đã được chuyển đến vị trí hiện tại. Nó đã trải qua hơn 1.600 năm dầm mưa dãi nắng nhưng lại không hề rỉ sét. Những dòng chữ lưu lại trên thân của nó cho thấy người ta đã dựng nó để ca tụng vị thần của đạo Hindu và vua Chandra – một vị vua bí ẩn mà tới nay vẫn là bài toán đố với giới sử học.

Ly kỳ cột sắt "Ngàn năm không gỉ” tại Ấn Độ
Trụ cột sắt của Delhi. (Ảnh: thevintagenews.com)

Cột sắt cổ xưa “Ngàn năm không gỉ”

Tại sao cột sắt cổ đại ngàn năm bất diệt này lại có thể trường tồn cùng thời gian? Các nhà khoa học đã phân tích thành phần cấu tạo của nó, và phát hiện thấy bên trong cột sắt chứa hàm lượng sắt lên đến 99,7%. Nó được pha trộn bởi một loại hợp kim với tỉ lệ độc đáo, vô cùng đặc biệt và phức tạp. Xem ra kỹ thuật luyện kim của nền văn minh cổ đại tại Ấn Độ có trình độ không hề thua kém trình độ kỹ thuật tại Ấn Độ ngày nay.

Tuy đã dùng nhiều phương tiện kỹ thuật khác nhau, các nhà khoa học vẫn không thể đo được chính xác niên đại hình thành cột sắt. Do đó, các nhà khoa học hiện chỉ có thể thông qua bề ngoài đặc thù của cột sắt mà suy đoán sơ bộ rằng nó được đúc trước đây ít nhất 1600 năm, hoặc sớm hơn. Vậy rốt cuộc ai đã tạo ra nó? Tại sao nó lại có một trình độ công nghệ luyện kim cao siêu đến vậy? Cho đến nay vẫn chưa có lời giải thích thỏa đáng nào.

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học Ấn Độ đã tiến hành nghiên cứu các bản khắc bằng tiếng Phạn ở phần giữa cột sắt cổ Delhi. Họ đi đến kết luận rằng cột sắt này chính là sản phẩm của nền văn minh tiền sử còn di lưu lại cho đến ngày nay.

Ly kỳ cột sắt "Ngàn năm không gỉ” tại Ấn Độ
(Ảnh: thevintagenews.com)

Chandra – hiện thân của vị thần Hindu cổ đại

Nền văn minh cổ đại của Ấn Độ có nhắc đến một vị vua tên là “Chandra”, và lãnh thổ cai trị của ông vượt quá cả Ấn Độ hiện tại, bao trùm cả vùng biển phía nam Ấn Độ, vượt xa cả vùng lãnh thổ của vị vua Ashoka (A Dục Vương) – một vị hoàng đế kiệt xuất được ghi chép trong lịch sử Ấn Độ.

Trong các cổ thư Ấn Độ có ghi ghép lại danh hiệu của vị quốc vương này. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng sử thi “Ramayana” là một tác phẩm vào thời kỳ thượng cổ của Ấn Độ, còn được gọi là “Bài thơ thuở ban sơ”. Trong tác phẩm, nhân vật chính được cho là vị vua Ấn Độ vĩ đại nhất vào thời thượng cổ hoặc thời tiền sử. Trong các cổ tự còn lưu lại tên ông, và “Tiền Đức Lặc” (Chandra) là danh hiệu cho dòng họ của ông.

Ly kỳ cột sắt "Ngàn năm không gỉ” tại Ấn Độ
(Ảnh: thevintagenews.com)

Tương truyền ông là hóa thân của Thần. Ở nhân gian ông nắm giữ quyền năng của Thần. Hiện thân của ông là một vị anh hùng, cũng như một vị quân vương. Ông đã từng vượt Ấn Độ Dương thẳng đến khu vực ngày nay là Sri Lanka, đánh bại đội quân ma đã thống trị khu vực Ấn Độ trong rất nhiều năm. Khi đó ông đã thiết lập lại các tiêu chuẩn đạo đức cho người dân nơi này. Người Ấn Độ cổ thời đó đã tôn kính ông là vị quốc vương, hóa thân của vị Thần vĩ đại nhất. Giai đoạn được đề cập là một thời kỳ xa xưa trước khi Phật Thích Ca Mâu Ni xuất hiện.

Các nhà nghiên cứu nói rằng, hiện nay Ấn Độ vẫn còn lưu giữ được rất nhiều tài liệu lịch sử cổ đại, bao gồm các di tích cổ điêu khắc và các văn vật được khai quật, cho thấy rằng Ấn Độ đã từng tồn tại một nền văn minh tiền sử có trình độ kỹ thuật phát triển cao vượt bậc. Nếu quả thật cột sắt không gỉ này còn sót lại từ thời tiền sử, thì hẳn chỉ có nền văn minh cao cấp thời tiền sử mới có thể giải thích được kỹ thuật chế tạo nên cột sắt.

Ly kỳ cột sắt "Ngàn năm không gỉ” tại Ấn Độ
Dòng chữ cổ trên cây cột trụ tại Delhi. (Ảnh: Wikipedia)

Trên cột sắt còn được khắc một dòng chữ Phạn cổ. Bản dịch chính xác là như sau:

“Ngài như thể đã mệt mỏi, và rời bỏ thế gian này, ngài ra đi – mang theo cả nhục thân đến một thế giới khác, vì trước đó ngài đã tích rất nhiều công đức – Tuy rằng ngài đã rời khỏi thế gian này, nhưng những chiến tích, công đức và danh tiếng của ngài vẫn mãi mãi được lưu truyền ngàn năm”.

Bởi vì đoạn nội dung được khắc trên cây cột sắt rất giới hạn, cho nên rất khó kiểm chứng được việc liệu cột sắt này có thật sự bắt nguồn từ thời vua Chandra hay không. Nhưng câu nói, “ngài ra đi – mang theo cả nhục thân đến một thế giới khác” có thể khiến người đọc phải suy nghĩ sâu sắc, bởi lẽ nó rất tương hợp với câu chuyện được ghi chép vào thời Trung Quốc cổ đại kể về vị Hoàng Đế đã thăng thiên sau khi tu hành đắc đạo. Cần phải nhớ rằng, Ấn Độ cũng là một quốc gia có nền văn hóa tu luyện mang nội hàm sâu sắc. Sử sách Trung Quốc có ghi chép, Lão Tử cuối cùng ở núi Nhạc Lộc Sơn ở Lâm Thao đã “bạch nhật phi thăng” (ban ngày bay lên Trời) [1]. Đây là chỉ người tu luyện sau khi đắc Đạo, ban ngày bay lên Thiên giới thành Tiên. Lão Tử cưỡi phượng hoàng bay lên trên đám mây hoa, thân hiển hiện ánh vàng kim, chiếu sáng khắp 10 phương, mây ngũ sắc còn tụ lại rất lâu không tan. Ngày hôm đó, các con sông trào dâng, núi sông rung động, có ánh sáng ngũ sắc chiếu lên Trời, sao Thái Vi chiếu khắp bốn phương. Người đời sau đã xây “Phi thăng đài” ở nơi Lão Tử đã phi thăng, cũng gọi là “Phượng đài” hoặc “Siêu nhiên đài” để kỷ niệm Lão Tử.

Cho dù “Bạch nhật phi thăng” có phải là truyền thuyết hay không thì khoa học ngày nay chưa kiểm chứng được, cũng không dám kiểm chứng nó, dù con người ngày nay có tin hay không thì nó vẫn là một nét đẹp trong văn hóa tu luyện thời tiền sử. Cũng như cái cột sắt này, các nhà khoa học chúng ta không có câu trả lời cho nó, cũng không đủ sức lý giải nó nhưng nó vẫn đang tồn tại và đứng sừng sững ở đó.

Từ cách tạo hình cho đến kiểu dáng của cột sắt, cũng như hàm nghĩa trong bối cảnh văn hóa cổ xưa, chúng ta có thể suy đoán rằng dân chúng thời đó đã muốn lưu lại quá trình vị Thánh Vương thời cổ đại thăng thiên, khi nhục thân ông được thăng hoa và tiến vào một không gian khác. Nó được lưu lại để tưởng nhớ đến sự huy hoàng và vinh diệu của ông. Bởi vì trên cột có khắc dòng chữ “Thế giới này” và “Một thế giới khác”, với rất nhiều “chiến công và uy đức” nên ông mới có thể đi đến một thế giới khác. Danh tiếng của ông đã vang xa khắp nơi. Điều này đối với nền văn hóa tôn giáo của Ấn Độ là có sự liên hệ, chứ không hẳn là việc ngồi vào phi thuyền bay vào không gian vũ trụ.

Vấn đề có liên quan đến nền văn minh tiền sử này cũng góp phần giúp mở rộng tư tưởng con người hơn lên, hàm nghĩa của dòng chữ khắc trên cột sắt kết hợp với những phân tích vật lý, những sách cổ ghi chép là hoàn toàn phù hợp, vì vậy cột sắt cổ Delhi chính là tồn tại từ thời kì văn minh tiền sử đã được ngày càng nhiều người công nhận.

Ly kỳ cột sắt "Ngàn năm không gỉ” tại Ấn Độ
Đỉnh cột sắt Delhi. (Ảnh: Wiki / Dennis Jarvis )

Ý nghĩa lịch sử của Cột sắt Delhi

Như vậy, cột sắt này rốt cuộc có ý nghĩa gì? Trong những năm đầu, các nhà nghiên cứu đã ghi lại nhiều hình dạng và cấu tạo của nó: đỉnh cột sắt có màu hoàng kim, ở giữa có một chỗ lõm vào dường như dùng để cố định phần điêu khắc phía trên, mà hình dáng bên trên không còn cách nào nhận biết được. Nếu như có thể xem nhiều phong cách điêu khắc của những bức tượng cổ Ấn Độ thời kỳ xưa, thì cột sắt cổ này có cấu tạo và hình dạng tương tự cột tưởng niệm bên tôn giáo mang phong cách Ấn Độ cổ đại: tươi sáng và rực rỡ. Và có lẽ nghệ thuật sau này cũng dựa trên các phong cách cổ xưa này mà truyền thừa lại.

Công nghệ kỹ thuật vô cùng tuyệt vời ngàn năm không gỉ này, không chỉ giữ cho cột trụ còn vẹn nguyên mà còn lưu giữ dòng chữ một cách rất rõ ràng và hoàn mỹ, hầu như rất ít bị bào mòn, thậm chí cho đến nay vẫn còn thấy rõ. Nó đã để lại cho chúng ta một thông điệp cổ xưa hiếm có.

Nếu cột sắt không gỉ này thực sự là phần còn sót lại của nền văn minh tiền sử Ấn Độ cổ, thì trải qua biết bao biến đổi của thời gian, nó vẫn luôn đứng sừng sững ở đó, chứng kiến và lưu giữ lại từng khoảnh khắc thăng trầm của lịch sử. Vậy nên có thể xem nó là một kỳ tích hiếm gặp. Cây cột này nhắc nhở chúng ta về sự tồn tại chân thực của những điều mà thời thượng cổ còn ghi chép lại và chu kỳ phát triển của nền văn minh nhân loại, cũng như các nền văn minh cổ đại từng có thời kỳ huy hoàng trên trái đất, từ đó khai sáng cho chúng ta những nhận thức mới để chúng ta có thể nghĩ đến bản thân mình, lịch sử và mối liên hệ với vũ trụ. Trong thời đại quan trọng ngày nay, hết thảy đều là những điều đáng trân quý.

Mặc dù theo thời gian cột sắt Delhi vẫn luôn phải hứng chịu mọi gió táp mưa sa, nhưng nó vẫn đứng sừng sững sáng bóng rực rỡ như lúc ban đầu. Không có một chút dấu hiệu nào bị gỉ sét, đây là một hiện tượng không giải thích được đối với người hiện đại.

Các nhà khoa học trên thế giới đã từng muốn khám phá sự mê hoặc kì diệu của cột sắt Delhi. Nhưng họ đều bất lực, bởi nó là một thứ siêu việt, một kỳ tích xuất hiện giữa thời kỳ văn minh lần này. Rốt cục sự huyền bí đặc thù của nó đã chinh phục giới khoa học ngày nay.

Chú thích:

[1] Bạch nhật phi thăng: nghĩa là ban ngày bay lên trời. Chân nhân đắc Đạo của Đạo gia sau khi tu luyện thành công, nhục thân đã tu thành Đạo thể, có thể đem theo thân thể bay lên Trời. 

Nhã Liên biên dịch (theo soundofhope)

Video:

videoinfo__video2.dkn.tv||c7822f288__

Xem thêm:

Từ Khóa: