Một ngôi làng ở Ấn Độ được gọi là “làng bị nguyền rủa” bởi vì trong suốt nửa thế kỉ không hề có một đứa trẻ nào được sinh ra ở đây.

Nằm cách thành phố Bhopal 70km, ngôi làng thuộc bang Madhya Pradesh, Ấn Độ này nhìn bề ngoài bình thường như bao làng nông thôn khác. Tuy nhiên, nơi đây ẩn chứa một sự bất thường mà chẳng được mấy người biết đến. Đó là trong làng không hề có sự ra đời của bất kì đứa trẻ nào trong suốt 50 năm qua.

Cư dân ở đây chủ yếu là những bậc trưởng lão hoặc người trung niên chứ tuyệt nhiên không có sự xuất hiện của trẻ con hay thanh niên trai tráng.

Trẻ con ở đây đều sinh ra từ nơi khác (Ảnh: khoahoc)

Nguyên nhân là nơi đây xưa kia bị coi là thủ đô Ma thuật hắc ám của nước Ấn Độ. Những cư dân sống ở đây tin tưởng chắc chắn rằng nếu có người nào sinh con tại đây thì có nghĩa là họ đã xúc phạm thần linh, sẽ không được ban phước và khả năng sống sót của đứa trẻ là bằng không. Thậm chí, nếu may mắn được sinh hạ ra thì đứa trẻ đó cũng sẽ nhanh chóng bị chết non hay bị khuyết tật bẩm sinh.

Để giữ gìn sự tinh khiết của ngôi làng, người trưởng làng đã yêu cầu việc sinh đẻ (bị coi là ô uế) phải được thực hiện bên ngoài phạm vi của làng và kể từ đó quy định này đã được triệt để tuân theo.

Những sản phụ ở đây không được phép sinh nở trên đất của làng (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, sau nhiều năm, dân làng cũng nhận ra sự ảnh hưởng tiêu cực của tệ đoan này và bắt đầu tìm cách “lách luật”. Họ cho xây dựng một “phòng làm việc” bên ngoài làng dành cho những phụ nữ mang thai đến sinh con an toàn tại đó. Sau khi sinh con xong, họ có thể ở đó nghỉ ngơi một thời gian rồi mới ôm con quay về làng.

Theo họ, do sinh ra bên ngoài làng nên đứa trẻ này và bà mẹ không hề xúc phạm tới thần linh và tất nhiên sẽ không bị trừng phạt.

Nhật Minh