Vào năm 79 sau Công nguyên, thành phố Pompeii ở miền nam nước Ý tức khắc bị hủy diệt trong một trận phun trào núi lửa đầy giận dữ. Thành phố La Mã cổ đại xa hoa cùng cực này từng là một nơi mê đắm, phóng túng sắc tình, nhưng nó đã bị đình chỉ chỉ sau một đêm, đông cứng cùng lịch sử của nó.

Hỏa sơn phun trào là một trong những thảm họa khủng khiếp nhất trên thế giới. Thành Pompeii ở La Mã cổ đại, cách đây 2.000 năm, từng là một nơi vô cùng phồn hoa, bị nuốt chửng bởi núi lửa phun trào. Hôm nay chúng ta hãy nói chuyện về Pompeii.

Thành Pompeii bị dung nham hỏa sơn nuốt chửng

Vào mùa xuân năm 1748, một người nông dân tên Andre đang đào sâu trong vườn nho của mình; có vẻ như anh đã đào đến một tảng đá, nhưng anh không thể rút cuốc của mình ra cho dù cố gắng thế nào đi nữa. Anh vội vàng gọi cho anh trai và chị dâu nhờ giúp đỡ. Cuối cùng, bùn đá cũng được bóc ra, và họ phát hiện cuốc đã xuyên thủng một cái tủ kim loại. Mọi người đào cái tủ lên và mở ra thì thấy một đống lớn đồ trang sức bằng vàng bạc và tiền cổ đã bị nấu chảy và bán chảy. Sau đó, một nghiên cứu khảo cổ đã được triển khai.

Vào ngày 24 tháng 8 năm 79 sau Công Nguyên, núi lửa Vesuvius phun trào ở miền nam nước Ý. Dòng chảy của tro và bùn của núi lửa đã nhấn chìm ba thị trấn xung quanh, gồm thành Pompeii và thị trấn giàu có “Herculaneum” hướng ra biển gần Pompeii.

Vào thời điểm đó, dung nham nóng đến bất ngờ, và ngay lập tức chôn vùi toàn bộ thành phố Pompeii xuống đất. Khi bắt đầu quá trình khai quật của nhóm khảo cổ vào thế kỷ 18-19, họ không hề kỳ vọng về những gì sẽ được tìm thấy trong đất.

Theo mô tả của họ thì trong quá trình khai quật, họ đã đào xuống dưới đất và phát hiện ra có tồn tại một số không gian; họ đang suy nghĩ xem đây là cái gì, và tại sao trong quá trình đào luôn phát hiện hết hố này đến hố khác, và một số hố liên thông với nhau; vậy cuối cùng thì đó là cái gì?

Vì vậy, lúc đó có người đã nghĩ ra một biện pháp, dùng vôi và nước pha thành hồ lỏng rồi đổ xuống hố, đợi đến khi vôi đông lại rồi bóc lớp đất ở ngoài xem cuối cùng nó là gì. Kết quả khi được mở ra, khiến mọi người đều khiếp hãi!

Đó thực sự là những di hài chưa được mai táng, và từ tư thế của những nạn nhân này cho thấy hoàn cảnh mà họ phải đối mặt vào giây phút cuối cùng của cuộc đời. Có người hai tay ôm đầu, có người cuộn tròn, có người ngồi đau đớn; cũng có nô lệ bị chủ nhân xiềng xích, không thể thoát ra khi thiên tai ập đến, đành ngồi chờ chết …

Theo ghi chép của các nhà sử học, trận động đất kéo dài trong vài ngày, do hoạt động địa chấn diễn ra rất phổ biến trong khu vực, nên không có sự chuẩn bị nào để đối mặt với vụ phun trào núi lửa.

Các thi thể bị chôn vùi trong tro núi lửa ở Pompeii (ảnh CARLO HERMANN, CARLO HERMANN / AFP / Getty)

Phong thư cổ ghi chép về thảm họa ập đến với Pompeii

Bức thư này đến từ một người sống sót tên là “tiểu Pliny” khi đó mới 18 tuổi. Sự việc này cho phép cậu bắt đầu sự nghiệp viết lách của mình. Cậu đã chứng kiến ​​một vụ phun trào núi lửa từ bên kia Vịnh Naples, ghi lại chi tiết những gì cậu nhìn thấy trong một bức thư, và gửi cho nhà sử học La Mã “Tacitus”.

Cậu mô tả trong bức thư: “Một đám mây lớn hình cây tuyết tùng đột nhiên xuất hiện ở đường chân trời, và một ngọn lửa lớn bùng cháy. Do thiên không bỗng chốc biến tối tăm u ám, ngọn lửa trông càng chói lóa lạ thường. Địa chấn trùng trùng không ngớt, và chúng tôi sợ hãi không dám đi ra ngoài, bởi vì hỏa sơn phun nham thạch đang cháy từ trên trời rơi xuống như mưa đá.”

Từ mô tả này, bạn có thể cảm thụ được tình huống bi thảm lúc đó.

Bởi vì thành Pompeii phồn hoa đã bị chụp lấy và chôn vùi trong nháy mắt, nên quảng trường trung tâm thành phố, cửa hàng, đền thờ, nhà hát, dân cư, quán bar, kỹ viện, nhà tắm công cộng, những con đường và thậm chí cả di thể của con người đều được bảo toàn tương đối hoàn chỉnh, giống như một viên nang thời gian, cho phép các nhà sử học và khảo cổ học sau này có thể hiểu được cuộc sống của người La Mã trong thế kỷ thứ nhất.

Sự phồn vinh của cổ thành đầy dục vọng

Người ta nhắc đến nhiều nhất ở Pompeii là cuộc sống xa hoa của nó.

Qua di chỉ được khai quật có thể thấy, thành cổ Pompeii là một khu vực thị chính có cơ sở hạ tầng hoàn bị, công trình thủy lợi của nó có thể gọi là “hiện đại”, tiên tiến nhất thế giới lúc bấy giờ; đường ống cấp nước kéo dài tất cả các hướng đều được chôn dưới lòng đường, và nhà vệ sinh xả nước đã trở thành phổ biến ở thành phố, và chất thải có thể được thoát ra từ các cống bằng gốm thô.

Các đường phố trong nội thành thẳng và bằng phẳng, và thiết kế đường phố có khái niệm phân cách giao thông giữa người đi bộ và xe cộ. Có một đấu trường lớn, một số nhà hát ngoài trời, ba nhà tắm công cộng lớn, hơn một trăm nhà hàng, quán bar và nhiều kỹ viện (nhà thổ) trong thành phố.

Cư dân Pompeii sống một cuộc sống giàu có, nhưng thói hưởng lạc, kiêu sa và dâm loạn thời đó cũng bắt đầu thẩm thấu vào mọi tầng lớp trong xã hội từ trên xuống dưới.

Người Pompeii mê cuồng ăn uống. Hưởng thụ mỹ thực là toàn bộ ý nghĩa sinh tồn của rất nhiều người Pompeii, nên về phương diện ăn uống, người Pompeii đã đạt đến mức vô độ. Thực đơn của họ bao gồm: lưỡi hạc, gan chim sơn ca, nhím biển nhập khẩu từ Tây Ban Nha, hươu cao cổ ở Bắc Phi, hồng hạc ở Địa Trung Hải,… hầu như không có thứ gì là không dám ăn. Thậm chí, người Pompeii còn tin rằng lươn biển nuôi bằng thịt người vị rất ngon, và họ đem những nô lệ mới bị giết cho lươn biển ăn thịt.

Vào thời đó, nằm ăn là một biểu tượng của địa vị, những người giàu có đều nằm nghiêng trên chiếc ghế dài bằng đá cẩm thạch có đệm, dựa một khuỷu tay vào và ăn ở tư thế nằm ngang. Trẻ em và những người có địa vị thấp hơn phải ngồi ăn, trong khi nô lệ và người hầu đứng bên hầu hạ.

Những bữa tiệc tối thường bắt đầu lúc 4 giờ chiều cho tới nửa đêm mới kết thúc, được pha trộn cùng dâm loạn và du hí. Phú hào ngày ngày yến nhạc và đêm đêm cuồng hoan. Để thể hiện sự giàu có của mình, những phú hào vừa ăn vừa vứt, miếng thịt đắt đỏ bị ném xuống đất sau khi cắn vài miếng, chùm nho bị vứt đi sau khi ăn một vài quả; sự thô tục và ngông cuồng được coi là thời thượng.

Người ta vì thỏa mãn khẩu dục mà trở thành bạo thực, không ngừng thưởng thức những món sơn trân hải vị, khi ăn không nổi nữa thì nghĩ ra nhiều biện pháp để nôn ra, đây là trào lưu thịnh hành lúc bấy giờ.

Ngoài các nhà hàng, kỹ viện và nhà tắm công cộng là phổ biến nhất. Vào thời điểm đó, kỹ viện lớn nhất có 29 phòng, cửa mỗi phòng đều dán hình ảnh khiêu dâm, số lượng lớn di vật khiêu dâm được khai quật rất khó coi khiến nhiều nhà khảo cổ học hoang mang và xấu hổ.

Người dân Pompeii đã sử dụng địa nhiệt tự nhiên do núi Vesuvius mang lại để kết nối trực tiếp với các nhà tắm công cộng lớn ở Pompeii. Nhà tắm là nơi để những người giàu có và quyền lực giao lưu và đàm phán kinh doanh vào thời điểm đó. Các phòng tắm được trang bị phòng thay đồ, phòng massage, phòng làm đẹp, phòng xông hơi ướt,… Trên tường của các bồn tắm cũng có một số lượng lớn các bức tranh khiêu dâm, thậm chí có những phòng tắm nam nữ hỗn hợp, phòng tắm đồng tính luyến dục cho đến phòng tắm loạn tính.

Ở Pompeii, khắp nơi là những đồ khiêu dâm: có những bức bích họa khiêu dâm, tác phẩm điêu khắc và đồ thủ công mỹ nghệ, thậm chí còn có những bức tượng khiêu dâm bằng đá cẩm thạch. Ngay cả những đồ vật hàng ngày như đèn đường, ly rượu và tiền tệ cũng có ý nghĩa khiêu dâm rất rõ ràng. Từ đó có thể thấy rằng Pompeii đã trụy lạc tới mức phong cuồng.

Ngoài ra, xem những màn biểu diễn tàn khốc và đẫm máu cũng là một trong những nội dung sinh hoạt trọng yếu của người Pompeii.

Đấu trường lớn của Pompeii có thể chứa hơn 10.000 người, và nó được xây dựng sớm hơn Đấu trường La Mã nổi tiếng 50 năm.

Khi đó, đấu trường không phải là “cuộc thi đấu”, mà là cuộc chiến sinh tử, bất tử bất hưu giữa các dã thú, giữa nô lệ và thú đói, nô lệ và nô lệ, tù nhân và tù nhân.

Những phú hào và những thị dân phổ thông rất cuồng nhiệt và hoan hỉ với trò giải trí tàn bạo này. Tiếng rống của dã thú, tiếng la khóc của con người, những vết thương tưới máu, những cánh tay rách bươm tê liệt, càng vật vã chống cự cái chết, càng máu me thì họ càng hưng phấn. Trên đấu trường giao tranh đẫm máu, điều dẫn phát người Pompeii không phải là sự thương cảm, mà là sự phấn khích cuồng loạn.

“Kiếm tiền tức là hoan nhạc”, câu này được viết nguệch ngoạc trên tường của các cửa hàng; người dân Pompeii kiếm tiền, hưởng lạc để vinh hoa. Một chiếc chén bạc khai quật được khắc: “Cứ tận tình hưởng thụ cuộc sống đi, ngày mai là bất định.” Một câu khác: “Rượu bồ đào và nữ nhân hủy hoại thân thể ta, nhưng ngoài những điều này ra,  cuộc sống còn ý nghĩa gì nữa?” Điều này cho thấy mặc dù khắp nơi đều có đền thờ, nhưng người dân Pompeii xem trọng những hưởng lạc vật chất trong thế giới thực hơn.

Bức tranh “Sự kết thúc của Pompeii” của Karl Bryulov được vẽ vào năm 1830-1833. (Phạm vi công cộng)

Thảm họa tuyệt chủng lặng lẽ đến gần

Khi đó, những người ham vui ở Pompeii không thể ngờ rằng một thảm họa đang âm thầm đến gần họ.

Một trận động đất mạnh xảy ra ở Pompeii vào ngày 8 tháng 2 năm 62 sau Công nguyên, nhưng người dân Pompeii đương thời không ý thức được rằng đó là lời cảnh cáo của Thượng Đế dành cho họ. Họ tiếp tục sống một cuộc sống mê loạn và xa hoa, và cuối cùng ngày 24 tháng 8 năm 79 sau Công nguyên đến mà không có dự cảm gì; ngày đó không có gì dị thường, và cũng không ai biết rằng một thảm kịch sắp xảy ra.

Ngọn núi lửa đang ngủ yên Vesuvius đột nhiên gầm lên, phun ra một lượng lớn dung nham rực lửa; trong chốc lát, nó bao phủ bầu trời trong vắt trong đám mây khói đen kịt, ngày bỗng biến thành đêm. Dung nham thiêu đốt và hàng tỷ tấn sỏi, cát và tro núi lửa bắt đầu đổ xuống như một trận mưa như trút nước. Bằng cách này, thành phố cổ đại này đã hoàn toàn bị chôn vùi dưới lòng đất; Pompeii đã bị đông đặc trong một khắc, và lịch sử của Pompeii đã kết thúc vào ngày hôm đó.

Trên thực tế, các nhà nghiên cứu Cơ đốc giáo sau này tin rằng Pompeii có 7 tội lỗi, bao gồm bạo lực, bạo dâm, tham lam, bạo thực, ngạo mạn, túng dục đến mức cuồng loạn, mới dẫn đến việc Thượng Đế trừng phạt nó. Người ta cũng nói rằng đó thực sự là ngọn lửa dục vọng của người Pompeii đã đánh thức ngọn hỏa sơn Vesuvius đã ngủ yên hàng ngàn năm.

Giống như sự diệt vong của nó, Pompeii được định sẵn để được nhân loại phát hiện lại. Thành cổ Pompeii đã ngủ yên dưới lòng đất hơn 1.600 năm, và nó hiện nguyên hình trước mắt con người hiện đại chúng ta. Lịch sử giống như một tấm gương, và sự xuất hiện trở lại của thành cổ Pompeii không nên chỉ để chúng ta đi du lịch và chiêm ngưỡng. Có lẽ giờ là để chúng ta ghi nhớ và suy ngẫm về những bài học sâu sắc để lại thời bấy giờ.

Theo Epoch Times, Hương Thảo biên dịch