Nhiều ca phẫu thuật ghép tạng trong lịch sử và ngay cả vào thời hiện đại đã ghi nhận hiện tượng người nhận tạng thay đổi tính cách, sở thích thậm chí cư xử giống với người hiến tạng.

Truyền thuyết kể rằng vào khoảng 2.500 trước đây, vào thời Chiến Quốc ở Trung Quốc, có hai người đàn ông đến gặp một danh y nổi tiếng đương thời tên là Biển Thước. Biển Thước đã chữa khỏi chứng bệnh của họ một cách nhanh chóng, nhưng phát hiện ra rằng họ có một vấn đề sức khỏe khác mà đã phát triển nghiêm trọng hơn qua thời gian. Biển Thước nói rằng họ sẽ đều khỏe lại nếu họ chấp nhận hoán đổi quả tim cho nhau, và họ đã đồng ý để Biển Thước tiến hành ca phẫu thuật.

Biển Thước để hai người đàn ông uống thuốc mê, rồi họ đã mất ý thức trong 3 ngày. Trong vòng 3 ngày này, Biển Thước đã phẫu thuật mở ngực, hoán đổi quả tim của họ, và cho thuốc. Khi tỉnh lại, họ đã hồi phục và mạnh khỏe như lúc trước.

Nhưng có một vấn đề: Khi họ trở về nhà, họ đều thấy kinh ngạc khi vợ của họ không thể nhận ra họ. Hóa ra họ đều đến nhà của người kia và tưởng rằng vợ của người khác chính là vợ của mình.

Thật khó có thể tưởng tượng một ca phẫu thuật như vậy có thể được tiến hành vào 2.500 năm trước, nhưng câu chuyện này lại có sự tương đồng đáng kinh ngạc với tình huống được quan sát trong một số ca phẫu thuật ghép tim thời hiện đại.

Chuyện khó tin: Ghép tim, ghép cả linh hồn?
Ảnh minh họa thần y Biển Thước chẩn bệnh cho bệnh nhân. Ảnh: Ancient Pages

Một bài viết năm 2008 trên t ờ Daily Mail của Anh đã đưa tin về một trường hợp có tính chất tương tự thời hiện đại. Sau một ca phẫu thuật ghép tim, Sonny Graham ở Georgia (Mỹ) đã yêu say đắm vợ của người hiến tim cho ông và đã cưới cô ta. Mười hai năm sau khi cưới, ông đã tự tử tương tự theo cách mà người hiến tim cho ông (chồng cũ của người vợ hiện tại) đã làm.

Chuyện khó tin: Ghép tim, ghép cả linh hồn?
Vấn đề của trái tim: Terry Cottle và Cheryl Graham trong ngày cưới của họ vào năm 1989. Terry đã tự từ bằng súng trong phòng tắm, trái tim của ông đã được trao (ghép) cho Sonny Graham, người đã yêu say đắm và kết hôn với cô vợ Cheryl của ông 5 năm sau đó. Ảnh: Daily Mail
Chuyện khó tin: Ghép tim, ghép cả linh hồn?
Sonny Graham (giữa) cùng con gái Michelle và con trai Grey vào năm 2006. Ông đã yêu Cheryl ngay từ cái nhìn đầu tiên, đến mức đã bỏ vợ để cưới cô ta. Nhưng ba năm sau, ông đã tự bắn vào đầu mình, y hệt người hiến tim cho ông (chồng cũ của người vợ hiện tại) đã làm. Ảnh: Daily Mail

Trong một bài tin khác của tờ Daily Mail vào năm 2006 , một người đàn ông tên William Sheridan đã nhận được một quả tim từ một người họa sĩ qua đời trong một vụ tai nạn xe hơi. Sau khi cấy ghép tim, đột nhiên ông có thể vẽ ra những bức họa tuyệt vời về phong cảnh thiên nhiên hoang dã.

Claire Sylvia, người được cấy ghép một quả tim và một lá phổi vào năm 1988, đã viết trong cuốn sách “Một sự thay đổi trái tim: Một tự truyện (A Change of Heart: A Memoir)”, rằng sau ca cấy ghép cô bắt đầu thích uống bia, ăn gà rán, và ớt xanh. Đó là những thứ cô không thích trước đây, nhưng lại là thứ người hiến tạng cho cô, một cậu bé 18 tuổi, ưa thích.

Cô có một giấc mơ trong đó cô đã hôn một cậu bé cô nghĩ có tên là Tim L., rồi hít cậu ta vào bên trong cơ thể mình. Sau này cô phát hiện ra rằng Tim L. là tên của người hiến tạng cho cô. Cô tự hỏi phải chăng một trong các bác sĩ đã đề cập đến cái tên này trong ca phẫu thuật, nhưng đã được bảo rằng các bác sĩ không hề biết đến tên của người hiến tạng.

Trong một bài viết được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Hiện tượng Cận tử (Journal of Near-Death Studies) , Tiến sĩ Linda Russek từ trường Đại học Arizona (Mỹ) đã thảo luận về 10 trường hợp cấy ghép tim hoặc tim-phổi, trong đó người nhận tạng được báo cáo đã có “các thay đổi trong xu hướng ẩm thực, âm nhạc, nghệ thuật, tính dục, giải trí, và nghề nghiệp, cũng như các trường hợp cụ thể về nhận thức đối với các tên gọi và các trải nghiệm giác quan có liên quan đến người hiến tạng”.

Trong một trong các trường hợp được họ miêu tả, người hiến tạng là một người Mỹ gốc Phi, nên người nhận tạng nghĩ rằng người hiến tạng sẽ thích nhạc rap (rất nhiều người Mỹ gốc Phi thích nhạc rap), do đó ông không hề biết rằng ca hiến tạng này là nguyên nhân cho sở thích mới của ông đối với nhạc cổ điển. Tuy nhiên, về sau ông này mới phát hiện ra rằng người hiến tạng là một người chơi violon và rất say mê nhạc cổ điển.

Trường hợp này cho thấy sự thay đổi trong sở thích của người nhận tạng xảy ra ngay cả khi họ không lường trước được chúng. Do đó những trường hợp này khá khác với hiệu ứng thuốc giả (placebo), trong đó tình trạng sức khỏe của bệnh nhân chuyển biến theo hướng kỳ vọng của họ.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng giống với những người nhận tạng nói trên, có thể cũng có những người nhận tạng khác phủ nhận ý tưởng cho rằng họ đã tiếp thụ các xu hướng tính cách của người hiến tạng do kỳ vọng của họ về người hiến tạng, nên số lượng những người nhận tạng từng trải qua hiện tượng biến đổi tính cách theo hướng của người hiến tạng có thể không nhiều so với thực tế.

TS Pearsall, TS Schwartz, và Ts Russek đã đi đến kết luận rằng khó có khả năng những trường hợp này xảy ra một cách ngẫu nhiên, và đưa ra giả thuyết cho rằng nguyên nhân của hiện tượng này là “ký ức tế bào (cellular memory)”, một thuật ngữ ám chỉ hiện tượng trong đó trí nhớ và sở thích của một người có thể được lưu trữ trong các tế bào của người đó

Tuy nhiên, hiện chưa nghiên cứu nào xác thực được sự tồn tại của loại hình thức ký ức này.

Chuyện khó tin: Ghép tim, ghép cả linh hồn?
Ký ức của một người được lưu trữ trong các tế bào, và sẽ được truyền qua người nhận tạng sau cấy ghép? Ảnh: ufoinsight.com

Nếu nhìn từ góc độ tâm linh

Tại sao người phương Đông không sẵn sàng cho việc cho – tặng (hay mua – bán) một bộ phận cơ thể người, ngay cả các bộ phận ấy được lấy đi sau khi họ đã chết? Có ý kiến cho rằng đó chỉ đơn giản là vấn đề quan niệm, niềm tin, nhưng nhiều chuyên gia lại nhận định rằng điều này có thể bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa hơn, từ khởi nguồn văn hóa.

Văn hóa phương Đông chịu ảnh hưởng sâu rộng của Đạo như tu luyện thân và tâm theo Đạo, hành xử theo Đạo hay dưỡng sinh theo Đạo, tất cả đều xoay quanh Đạo. Thân và tâm, thể xác và linh hồn là 2 khái niệm gắn bó và hợp nhất, chứ không tách biệt (hoặc thậm chí không tồn tại linh hồn ) như quan điểm phổ biến trong khoa học phương Tây.

Trường phái Đạo gia xem thân thể người như một “tiểu vũ trụ“ , như vậy mỗi người tuy khác nhau nhưng tất cả đều vận hành (hay vận động) như một vũ trụ nhỏ, độc lập, hoàn chỉnh và thống nhất, mỗi bộ phận đều giữ một vai trò không thể thiếu trong đó. Một số nghiên cứu khoa học hiện đại cũng ủng hộ quan điểm này, khi dùng kính hiển vi phóng to các cơ chế làm việc trong một tế bào hay ADN thì các bộ phận hoạt động nhịp nhàng và phức tạp cũng hệt như một nhà máy khổng lồ, mà đó mới chỉ là ở cấp độ phân tử, nếu phóng to thêm nữa thì chưa biết sẽ “sinh động, náo nhiệt” tới nhường nào.

Chuyện khó tin: Ghép tim, ghép cả linh hồn?
Theo học thuyết của Đạo gia, thân thể con người là một tiểu vũ trụ. Ảnh: ĐKN

Như vậy, mỗi cơ thể (mỗi cá nhân) lại là một “thế giới” hoàn toàn khác biệt. Sự khác biệt này có thể xảy ra ở ngay cấp độ tế bào, hoặc dưới tế bào.

Xem thêm:

Khi nhìn bề ngoài bằng mắt thường thì đều là thận, là tim, nhưng thận của mỗi người là mỗi khác, tim ấy là khác, chúng có đặc tính riêng, mang những đặc tính, ký ức, “linh hồn” riêng biệt của chủ thể. Vì vậy khi đem ghép một phần của “tiểu vũ trụ” này – ở đây hiểu là một nội tạng hay bộ phận cơ thể nào đó – vào “tiểu vũ trụ” khác kia, nó không ăn khớp được, sinh ra sự đào thải mà thể hiện ra chi tiết là các phản ứng miễn dịch, hoặc sinh ra các biến đổi khác nhau về tâm sinh lý.

Chưa có con số thống kê rõ ràng, nhưng dường như các bệnh nhân có ghép tim là thể hiện sự thay đổi rõ nhất. Ai cũng biết trái tim có vai trò quan trọng như thế nào với sức khỏe và tâm tư của con người, các đặc tính từ tim cũng rất mạnh mẽ. Người phương Đông còn có khái niệm “tâm tưởng”, tức là có lúc cảm thấy như thể suy nghĩ là từ tim, rồi lắng nghe con tim…

Chuyện khó tin: Ghép tim, ghép cả linh hồn?
Thị trường tạng đen rất nhộn nhịp, đặc biệt là tại Trung Quốc trong những năm vừa qua. Ảnh: ĐKN

Như vậy, ghép bộ phận nào thì bộ phận đó sẽ mang theo những “đặc tính” của cơ thể gốc, tác động lên cơ thể tiếp nhận, thể hiện ra những biến đổi tâm sinh lý, thói quen cho người nhận tạng. Nhiều trường hợp xác nhận rằng không chỉ có thay đổi về tính cách thông thường, mà còn có cả những giấc mơ, sự ám ảnh, những mối hận thù, hay những điều này khác của người cho tạng trước khi chết. Vậy là nếu anh ta mang tình yêu lớn với đua xe đạp, thì có thể người nhận tạng sẽ tiếp nhận luôn niềm say mê đó, như đã xảy ra với Kevin.

Còn nếu như nội tạng đó mang theo sự thù hận, sự thống khổ trước khi chết, cướp lấy từ những cái chết cưỡng ép thì chuyện gì có thể xảy ra? Thực tế thị trường nội tạng đen vẫn luôn sôi động, đặc biệt là tại Trung Quốc trong những năm vừa qua, do đó đây sẽ là một câu hỏi lương tâm rất lớn không chỉ đứng từ góc độ của nạn nhân bị cướp tạng mà còn từ góc độ trách nhiệm với những bệnh nhân nhận ghép tạng đó. Nếu những lý giải từ góc độ tâm linh nói trên có cơ sở, thì các “nội tạng cưỡng ép này” có thể có nguy cơ xung đột cao hơn với cơ thể người bệnh, một liều thuốc chống thải ghép cao hơn sẽ cần dùng đến, và tất nhiên các phản ứng phụ cùng với chi phí sẽ tăng theo.

Chỉ có các bác sĩ mới có thể xác nhận điều này qua những năm tháng kinh nghiệm ghép tạng cho người bệnh, tuy nhiên số liệu trong những trường hợp này sẽ không thể được chính thức công bố rõ ràng vì nguồn tạng mà họ dùng là bất hợp pháp.

Quang Khánh, Triệu Vũ, Tú Linh

Tham khảo:

  1. Wang Yuanfu and Stephanie Lam, “A By-Product of Heart Transplants”, The Epoch Times, 1/10/2015
  2. “Điều bác sĩ ít tiết lộ: Ghép tạng, ghép cả linh hồn?” – ĐKN 7/9/2016