World Cup 2018 đang diễn ra “nóng” hơn bao giờ hết. Những câu chuyện bên lề giải đấu luôn là tâm điểm của nhiều trang tin tức. Ngoài “cuộc chiến” giữa 32 đội tuyển, còn là sự đối lập giữa các nhóm cổ động viên (CĐV).

Từ các trang tin, tờ báo đến các diễn đàn của người hâm mộ, từ các tin vỉa hè đến các tin trực tiếp tại hiện trường, sự đối lập giữa những người hâm mộ luôn là một phần quan trọng của giải bóng đá này.

Sự đối lập “phù hợp” giữa các nhóm cổ động viên sẽ tăng thú vị cho giải đấu. Ví dụ như, quan điểm khác nhau giữa các fan hâm mộ Messi và fan hâm mộ Ronaldo; về sức mạnh giữa cỗ xe tăng Đức và Tam sư (Anh), giữa Argentina và Brazil.

Tuy nhiên, có những kiểu “đối lập” vượt quá giới hạn và trở thành “đối đầu”. Từ đó, tạo nên những “tên côn đồ” tại World Cup, trở thành một mảng tối của môn thế thao Vua.

Cổ động viên Anh thường “nổi tiếng côn đồ”. Trong đó phải kể tới “Thảm họa Heysel” hay còn gọi là “giờ đen tối nhất trong lịch sử các cuộc đấu UEFA”. Đây là vụ bạo lực bóng đá xảy ra tại sân vận động Heysel, Bỉ, vào 29/5/1985. Một tiếng trước khi trận đấu giữa câu lạc bộ Liverpool (Anh) và Juventus (Italia) diễn ra, các CĐV Liverpool đã vượt qua hàng rào và gây sự. CĐV của Juventus đã buộc phải tháo chạy, do đó tạo áp lực lên bức tường của sân vận động. Ngay lập lức, nó bị đổ và khiến 39 người chết, 300 người bị thương.

Kết quả là, Liverpool mất danh hiệu Champions League, đội Anh đã bị cấm tham gia vào giải đấu châu Âu trong 5 năm sau đó. Các câu lạc bộ bóng đá Anh cũng bị cấm thi đấu ở châu Âu vô thời hạn. Lệnh cấm này được gỡ bỏ sau 5 năm, riêng đội Liverpool phải nhận thêm 3 năm.

Trong những năm gần đây, các sự cố do “những tên côn đồ” gây ra cũng thường xuyên lặp lại ở các giải đấu lớn. Điển hình là cuộc ẩu đả giữa CĐV Anh và CĐV Nga tại Euro 2016 khiến hàng nghìn người bị thương. Vì vậy, trước khi bắt đầu World Cup 2018, Nga đã đưa ra giải pháp để ngăn chặn những CĐV quá khích đến từ Anh cùng các vấn đề an ninh liên quan.

Đối với tổn thất mà “những tên côn đồ” gây ra, ngoài việc cư xử văn minh, cần phải thông qua luật pháp để điều chỉnh hành vi của họ.

Tháng 4/2017, Nga đã ban hành “Luật dành cho cổ động viên bóng đá”, theo đó, những người có hành vi bạo lực sẽ bị trừng phạt nặng nề. Hơn 100 “tên côn đồ” Anh đã bị liệt vào danh sách đen trong kỳ World Cup 2018. Trong “Luật về trật tự công cộng” và “Luật sự kiện thể thao” của Anh cũng đưa những việc quấy rối của CĐV bóng đá vào danh sách những hoạt động ảnh hưởng trị an, đe dọa bạo lực. Cảnh sát có quyền đối phó đặc biệt trong các trường hợp này.

World Cup 2018 đã đi được gần nửa chặng đường. Trong mùa hè đầy sôi động năm nay, cách thể hiện tình yêu thể thao của người hâm mộ cũng cần hợp lý và văn minh. Một giải đấu bóng đá cũng chỉ nên kết thúc bởi bóng đá chứ không phải là “một cuộc chiến đổ máu”.

Bạch Dương

Từ Khóa: