Hôm nay lướt web, thấy có video mà mấy đứa trẻ khắp người lấm lem bùn đất hệt như tượng đất biết đi, trông rất ngộ nghĩnh. 

Thì ra, mấy đứa nhóc chơi trò “đánh trận bùn” trên đồng ruộng, hai bên cứ ném qua ném qua, rượt đuổi nhau, rồi ngã nhào xuống bùn, lấm lem từ đầu đến chân. 

Từ nụ cười hồn nhiên rạng rỡ trên gương mặt, người xem có thể thấy được chúng đã  chơi đùa rất vui. Thấy con mình ‘quậy’ thành bộ dạng như vậy, cha mẹ bọn trẻ cũng không quản, còn nói một cách thản nhiên rằng: “Cứ để chúng tùy ý vui chơi, vui vẻ là được. Có người lớn ở đây rồi, sẽ không có chuyện gì đâu”.

Còn một video khác, khung cảnh là ở một làng quê vừa sau trận mưa lớn, ngoài sân có mấy vũng nước lớn, lũ trẻ vui vẻ nhảy xuống nước chơi trò “đánh thủy trận”, cả người ướt sũng. Người mẹ chứng kiến cảnh này, liền cười sảng khoái, và lấy điện thoại di động ra quay phim. “Bọn trẻ muốn nghịch nước, tôi để chúng chơi trong mấy phút vậy. Trẻ nhỏ mà, nên để chúng có được niềm vui của tuổi thơ”.

Trong cuốn sách “Bạn chính là đồ chơi tốt nhất của trẻ” có nói: “Trẻ con thường có loại năng lực kỳ lạ, chúng có thể biến những góc khuất mà ngày thường mọi người chẳng chú ý thành sân chơi ngập tràn sự thích chú với chúng”. Đừng bao giờ xem thường một đứa trẻ có thể ở trong đống bùn lầy, trong vũng nước chơi đùa thích thú đến quên hết tất cả.  Những đứa trẻ biết chơi đùa sẽ biết cách tạo ra niềm vui cho bản thân và giải phóng cảm xúc của chúng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến trẻ con ngày trước dù bị đánh, bị mắng nhưng lại ít gặp phải các vấn đề về tâm lý.

Tuổi thơ thiếu chơi đùa sẽ dễ khiến trẻ sinh ra các vấn đề về tâm lý

Có người nói: “Những đứa trẻ biết chơi đùa sẽ càng trở nên ưu tú hơn, thành tích học tập sẽ tốt hơn”, nhiều người cũng thừa nhận điều này. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại bận rộn, một ngày của trẻ không phải là học tập ở trường thì là làm bài tập ở nhà, bận rộn từ sáng đến tối, không có thời gian nghỉ ngơi.

Có lần, một cậu bé đã gọi điện cho cảnh sát, cậu vừa khóc vừa kể: “Mẹ con lúc nào cũng bắt con học, nhìn thấy con chơi là đánh. Dù con đã làm xong bài tập, mẹ vẫn ép con đọc thêm sách, lúc nào mẹ cũng ép con học”. Cậu bé chán nản, ức chế, áp lực, cuối cùng áp lực tinh thần quá lớn, không kiềm chế nổi nên gọi tới đồn cảnh sát cầu cứu và nói: “Con muốn rời xa mẹ mãi mãi”. Những đứa trẻ bị kiểm soát chặt chẽ bởi việc học hành, không có không gian nghỉ ngơi, thường rất dễ mắc các vấn đề về tâm lý.

Cậu bé Tiểu Khải trong chương trình “Chiếc bàn nhỏ thân yêu” dù mới chỉ học lớp một nhưng đã gặp các vấn đề như khả năng tập trung kém, không hòa đồng, tự ti… Nhìn lịch sinh hoạt học tập mỗi ngày của cậu mới biết, các hoạt động ngoại khóa của cậu đều kín lịch học, không có thời gian chơi đùa và giao tiếp với bạn bè cùng trang lứa.

Trong một kỳ nghỉ hè ngắn hạn, mẹ cậu đã giao cho cậu 376 bộ đề thi, đăng ký 3 lớp kỹ năng cho con, người mẹ này còn lấy những đứa con của họ hàng bè bạn dành hết toàn bộ kỳ nghỉ hè cho việc học làm tấm gương khích lệ Tiểu Khải giống như người ta. Trong cuộc sống hiện giờ, những đứa trẻ có cảnh ngộ giống như Tiểu Khải không còn là hiếm.

Trẻ con thời nay bị việc học và thi cử chiếm toàn bộ thời gian. Bọn trẻ phải tới trường và bắt đầu học tập vào 7h30 sáng, cho tới 5h chiều, buổi tối lại phải làm bài tập đến khuya. Thứ bảy, chủ nhật lại học thêm đủ các thể loại, cả ngày vùi đầu vào học tập. 12 năm thường xuyên ở trong trạng thái học tập cao độ không nghỉ ngơi như vậy hỏi mấy đứa trẻ có được niềm vui của tuổi thơ đây?

Trên các diễn đàn của các trang mạng xã hội chúng ta thường bắt gặp không ít lời than vãn của các bậc phụ huynh. Trẻ con thời nay sao mà yếu đuối quá, trái tim mong manh dễ vỡ như pha lê, đánh không được, chửi không xong, hơi có chút không vừa ý là đòi sống đòi chết. Tuy nhiên người lớn chúng ta có bao giờ từng nghĩ, khi chúng ta còn nhỏ cũng không có nhiều bài tập và phải học thêm nhiều như bọn trẻ bây giờ; mỗi ngày chúng ta cũng không bị cha mẹ phê bình, càm ràm. Trẻ con ngày trước dù có bị đánh bị mắng, nhưng chúng vẫn có thời gian chạy ra ngoài chơi, mỗi lần như vậy đều sẽ quên đi mọi phiền não trong lòng.

Lại cũng có người từng đặt câu hỏi: Trẻ con ngày xưa cũng bị mắng thậm chí còn bị đánh, tại sao không động một chút là cảm thấy uất ức, nhảy lầu?

Có hàng ngàn vạn đáp án, nhưng có thể khái quát một điểm: Trẻ nhỏ trước đây mặc dù bị đánh bị mắng, nhưng chúng có nhiều cách để giải tỏa cảm xúc. Cuộc sống của trẻ nhỏ khi xưa ngoài học tập còn phải giặt quần áo, nấu cơm, trông em, làm việc nhà, cùng các bạn nhỏ trong xóm chơi đùa…

Đúng vậy, tuổi thơ của các bạn nhỏ là cần được vui chơi, chạy nhảy, có được niềm vui của tuổi thơ. Chỉ những đứa trẻ có sức sống mạnh mẽ, thì nội tâm mới càng kiên cường.

Những đứa trẻ tuổi thơ thích chơi đùa thì lớn lên trong tâm càng mạnh mẽ 

Tuổi thơ thực sự hạnh phúc của một đứa trẻ là gì? Một tiến sĩ giáo dục học cho biết: “Ngủ đủ giấc, cơ thể mới có thể phát triển tốt; có nhiều hoạt động phong phú, chạy nhảy tung tăng, tự do vui chơi, khám phá giới tự nhiên, chơi đùa với bạn bè, hay chỉ tĩnh lặng ngắm nhìn bầu trời, thả hồn vào không trung,… Cuộc sống như vậy sẽ khiến trẻ nhỏ phấn khích mỗi ngày, cảm nhận được niềm vui của cuộc sống”.

Trẻ em hiện đại đang chiếm phần lớn thời gian của chúng để học tập và thi cử. (Tín dụng hình ảnh: Getty Images)

Tuy nhiên cuộc sống hiện đại của con trẻ lại rất nhàm chán, phần lớn thời gian đều dành vào việc học. Phương thức chơi đùa cũng khá đơn điệu: Điện thoại, máy tính, tivi, mà những thứ này lại thường được coi là cái gai trong mắt cha mẹ. Hơn nữa, mỗi gia đình hiện đại có ít con hơn trước đây nên càng khiến cha mẹ đặt nặng việc học hành của con trẻ.

Dưới sự tấn công hai chiều, con trẻ còn chịu nhiều tổn hại hơn: nếu điểm số không tốt, sẽ bị cha mẹ mắng mỏ; nếu chúng chơi điện thoại quá nhiều, cha mẹ chỉ trích liên gân cổ cãi lại cha mẹ và bỏ nhà đi. 

Không phải trẻ con nhất quyết muốn gây chuyện, mà là thế giới của chúng quá nhỏ bé, chỉ chút chuyện nhỏ như vậy, chúng cũng cảm thấy đó là điều rất to tát.

Nhưng những đứa trẻ biết chơi đùa thì lại khác. Chúng có rất nhiều cách để tiêu khiển, gặp phải sự việc có phức tạp hơn nữa cũng không dễ dàng đánh gục được chúng. 

Có một cậu bé thích chơi bóng rổ, đã nói theo cách nói của cậu ấy như sau: Không có vấn đề gì mà không thể giải quyết bằng một trận bóng, nếu một trận không đủ thì hãy chơi hai trận vậy.

Không thi được thành tích tốt, cậu chỉ một trận bóng sẽ cân bằng được tâm trạng. Mỗi lần bị cha mẹ mắng mỏ, cậu không nói lời nào, liền bỏ đi đánh bóng; sau khi trở về mọi người cũng đã nguôi giận. Năm ngoái, khi cậu bé là học sinh năm nhất của trường trung học, cậu bắt đầu sống nội trú, cả nhà lo lắng cậu sẽ không quen với việc lần đầu tiên sống với các bạn cùng lớp, kết quả cậu chơi hai trận bóng rổ với bạn cùng phòng, và họ trở thành bạn thân. Mỗi ngày cậu đều sống rất vui vẻ và thiết thực, khiến nội tâm cậu ngày càng mạnh mẽ. 

Tiến sĩ y học Stewart MD Brown đã dành 42 năm theo dõi và phỏng vấn 6.000 người, kết quả ông phát hiện: Những đứa trẻ không được chơi đùa tự do khi còn nhỏ thường khó thích nghi với môi trường mới sau khi chúng lớn lên. Còn những đứa trẻ được tự do vui chơi đó sau khi lớn lên, dù là năng lực xã hội, năng lực chịu đựng, hay là năng lực giải quyết vấn đề, đều khá mạnh mẽ. 

Những đứa trẻ biết chơi đùa dù tính cách hay hành vi cử chỉ đều khá lạc quan và cởi mở. Chúng sẽ không bị căng thẳng trong chuyện học hành, khi gặp phải những mâu thuẫn trong cuộc sống thì không dễ bị dùi sừng bò, ngược lại chúng có thể thích ứng với sự phức tạp của cuộc sống.

Tuổi thơ được vui chơi thỏa thích, cuộc sống tràn đầy màu sắc

Sau khi kết quả kỳ thi tuyển sinh đại học hàng năm được công bố, mọi người thường phát hiện ra rằng những người có thành tích tốt không phải là những người chỉ biết chăm  chăm đọc sách, ngược lại họ cũng rất biết vui chơi.

Ví dụ, Trương Dao, một học sinh xuất sắc  ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, nổi tiếng với “tài liệu học tập dày 8 mét”, đã được nhận vào học viện y học của trường đại học Phúc Đán.

Trong kỳ nghỉ hè sau khi thi đại học xong, Trương Dao đã học bơi và tập chơi guitar, dù là nghệ thuật hay thể thao, cô đều muốn trải nghiệm. Những kỳ nghỉ hè trước đó, cô cũng không chỉ ở nhà cắm đầu vào việc học tập, hoặc là luyện thư pháp, hoặc là học Sanda, hoặc là đi diễn thuyết; thỉnh thoảng còn chơi đồ chơi, xem phim khoa học viễn tưởng. Ngay cả năm thứ ba trung học phổ thông vốn được xem là thời điểm học tập căng thẳng nhất, Trương Dao vẫn không từ bỏ những sở thích này.

Lúc đầu, bố của Trương Dao lo lắng rằng chơi nhiều như thế sẽ ảnh hưởng đến việc học, nhưng thầy cô lại khuyên ông rằng: Hãy để con bé thả lỏng bản thân một chút, đừng can thiệp quá nhiều vào thời gian biểu của con. Ông thấy kết quả học tập của con gái không bị ảnh hưởng nên cũng yên tâm.

Hiệu trưởng nói rằng Trương Dao có khả năng tập trung cao khi học, và một khi cô bắt đầu học, cô có thể hoàn toàn đắm mình trong đó, vì vậy dù Trương Dao học gì cũng đều có thể nhanh chóng bắt đầu. “Vui chơi thỏa thích, sống đời vui vẻ”, bản thân Trương Dao đã đích thân chứng minh điểm này.

Những đứa trẻ biết vui chơi dễ đạt được thành tích xuất sắc trong học tập

Một nghiên cứu tại Georgia, Hoa Kỳ, cho thấy những đứa trẻ được chơi tự do có khả năng phát triển tư duy sáng tạo cao gấp 3 lần so với những đứa trẻ bình thường khác, những đứa trẻ được chơi đùa thoải mái thường đạt điểm cao hơn trong việc đưa ra các phương án giải quyết vấn đề. Thành ra, việc vui chơi có tầm quan trọng với trẻ như thế nào, điểm này không cần nói cũng biết.

Việc ọc hành tiêu tốn rất nhiều năng lượng, vui chơi là một phương thức cao cấp nuôi dưỡng não bộ. Khi trẻ học hành mệt mỏi, cha mẹ có thể đưa trẻ chạy xuống dưới nhà tản bộ, hoặc cùng trẻ chơi bóng, đánh cờ, nghe nhạc, hoặc trò chuyện cùng trẻ, để trẻ tạm rời xa môi trường học tập căng thẳng, có được sự nghỉ ngơi. Chỉ khi kết hợp giữa làm việc và nghỉ ngơi, hai bên phối hợp chặt chẽ, vậy có thể tồn tại lâu dài.

Ảnh: Freepik.

Cha mẹ là bạn chơi cùng tốt nhất của con trẻ

Vương Dục Hoành, siêu trí tuệ nổi tiếng bậc nhất của Trung Quốc, lúc nhỏ thường theo cha mẹ du lịch đó đây, đi chơi hết chỗ này đến chỗ khác, rất ít khi ở im trong phòng đọc sách, nhưng kết quả mỗi lần thi cử đều đứng đầu lớp.

Về sau, anh đã thi đỗ học viện mỹ thuật của trường đại học Thanh Hoa, Trung Quốc, và một bước thành danh trong chương trình “Siêu Trí Tuệ” 

Sau khi con gái anh chào đời, anh lại truyền thói quen thích vui chơi cho con gái. Anh dẫn con gái về quê làng đích thân trải nghiệm những loại cỏ cây, các loài vật nuôi được giảng trong sách. Anh còn đích thân cùng con gái huấn luyện chú chim nhỏ ngậm tiền xu, để con gái có liễu giải trực quan hơn về tác dụng quang hợp ở thực vật.

Anh cảm thấy tri thức học được trong sách vở thật sự rất có hạn, trẻ nhỏ cần có sự trải nghiệm thực tế bên ngoài, như vậy sẽ rất có ích cho sự phát triển về thể chất lẫn tinh thần của trẻ.

Chơi cũng là một loại giáo dục. Đó là cách  chơi mà học, học mà chơi. Việc trẻ em tìm hiểu về thế giới đầy màu sắc với một thái độ vui tươi sẽ tốt và bổ ích hơn nhiều so với việc ghi nhớ các điểm kiến ​​​​thức bằng cách học thuộc lòng. Để con trẻ được chạy nhảy vui chơi với một tâm hồn thoải mái sẽ hạnh phúc hơn nhiều so với việc ngồi vào bàn học và lo lắng không thôi. Cuộc sống không chỉ là những cuốn sách trước mắt, mà còn có thế giới bao la vô tận bên ngoài với biết bao điều chờ đợi mỗi người chúng ta khám phá, tìm tòi. Vui chơi cũng là một cách trưởng thành. Cùng vui chơi với con, cha mẹ chính là người bạn cùng chơi tốt nhất và người bạn đồng hành đáng tin cậy nhất của con trẻ.

Theo Vision Times
Bình Nhi biên dịch