Từ 4.500 năm trước, nghệ đã được sử dụng chủ yếu ở châu Á cả trong nấu ăn và điều trị nhiều chứng bệnh từ tiêu hóa, khớp… đến vết thương ngoài da. Ngày nay, nghệ là dược liệu tiềm năng trong trị ung thư, bệnh tim, vẩy nến, Alzheimer…

Các chuyên gia đã tìm thấy trong nghệ ít nhất 20 loại kháng sinh, 14 chất phòng ung thư, 12 loại chất bài trừ khối u và ít nhất 10 chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Do đó khả năng chống oxy hóa, kháng viêm kháng khuẩn, diệt virus và kìm hãm ung thư được đánh giá rất cao.

Công dụng của nghệ rất phong phú

Tổ chức Arthritis Foundation báo cáo rằng nghệ có thể làm giảm đau đớn và cải thiện chức năng lâu dài cho những người bị viêm khớp.

Chất curcumin rất tốt cho điều trị ung thư, nó tiêu diệt các tế nào ung thư mà không làm tổn thương các tế bào bình thường. Đồng thời có thể làm tăng hiệu quả của hóa trị và xạ trị.

BS. Saraswati Sukumar, chuyên về ung thư tại Đại học Johns Hopkins đã tham gia vào hàng trăm nghiên cứu về tác động của nghệ đối với bệnh ung thư. Cô đã phát hiện ra rằng ăn nghệ được chế biến trong thực phẩm cung cấp nhiều lợi ích hơn là uống curcumin.

Nghệ có thể làm giảm cortisol, một hormon stress gây căng thẳng và làm tăng cường lượng serotonin, chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến cảm giác hạnh phúc. Hơn nữa đây là loại thuốc chống trầm cảm an toàn và có thể dùng lâu dài.

Người già ở Ấn Độ thường xuyên dùng nghệ trong các bữa ăn và họ có tỷ lệ mắc Alzheimer thấp nhất trên thế giới. Chất turmerone trong nghệ sẽ kích thích sự sản xuất các nơ-ron thần kinh mới, thúc đẩy quá trình não tự sửa chữa. Nhờ vậy, turmerone có tác dụng tích cực đối với một loạt các bệnh thoái hóa não như Parkinson, tổn thương não do chấn thương, đột quỵ…

Sử dụng nghệ như thế nào?

Hoạt chất quan trọng nhất trong nghệ là curcumin nhưng dưới dạng bột nghệ lại nó rất khó hấp thụ. Tuy nhiên,  khi têm hạt tiêu đen, chất piperine trong hạt tiêu đen làm tăng sự hấp thụ lên tới 2o lần. Curcumin hòa tan trong chất béo nên khi nấu nghệ với dầu sẽ tăng cường hiệu quả hấp thụ lên đáng kể.

Người dân ở Okinawa, Nhật Bản có tuổi thọ rất cao, trung bình là 81,2 năm. Lý do có thể là vì họ uống một lượng lớn trà nghệ. Khi đun sôi nghệ với nước trong 10 phút làm tăng độ hòa tan của curcumin lên đến 12 lần. Bạn chỉ cần cho 1/2 thìa bột nghệ vào 1 cốc nước sôi và đun nhỏ lửa trong 10 phút nhưng trà nghệ thì rất đắng, không phải ai cũng có thể dễ dàng uống.

Tuy nhiên bạn có thể nấu cho mình món sữa nghệ dưới đây, đảm bảo vừa khỏe mạnh lại vừa ngon.

Sữa nghệ

Thành phần:

1/2 chén nước

1/2 muỗng cà-phê bột nghệ

1/2 chén sữa dừa

1 muỗng canh dầu dừa

Mật ong tạo vị ngọt

Cách chế biến:

Đun nước sôi, thêm bột nghệ và đun nhỏ lửa trong 10 phút. Thêm sữa dừa và dầu dừa, đun cho ấm lên rồi thêm mật ong để thưởng thức.

Bạn có thể thay đổi các thành phần cho hợp với khẩu vị, có thể thay thế sữa thường hay bơ cho sữa dừa, miễn là có chứa chất béo.

Liều dùng nghệ

Theo hướng dẫn về Y học Bổ sung và Thay thế của Đại học Maryland, khuyến nghị liều lượng nghệ cho người lớn:

  • Củ nghệ tươi: 1,5-3 gam mỗi ngày
  • Bột nghệ: 1-3 gram mỗi ngày
  • Chiết xuất chất lỏng (1: 1): 30-90 giọt mỗi ngày
  • Liều bột curcumin được khuyên dùng để bổ sung là 400-600 mg, 3 lần mỗi ngày. Nên dùng các sản phẩm được chuẩn hóa có 95% curcumin có chứa piperine hoặc chiết xuất hạt tiêu đen.

Tác dụng phụ va những người nên tránh sử dụng

Sử dụng nghệ làm gia vị trong chế biến thực phẩm được coi là an toàn. Hầu như nghệ không mang đến tác dụng phụ nào. Tuy nhiên, với thực phẩm chức năng từ nghệ thì có khá nhiều các phản ứng phụ, tương tác thuốc và cảnh báo có thể xảy ra.

Các chuyên gia khuyên những nhóm người dưới đây không nên uống curcumin hoặc thực phẩm chức năng từ nghệ:

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc đang muốn thụ thai
  • Image result for phụ nữ mang thai
    Phụ nữ mang thai không nên dùng sản phẩm từ nghệ (Ảnh: Internet)
  • Người bệnh ung thư về sinh sản, lạc nội mạc tử cung, hoặc u xơ tử cung.
  • Bệnh sỏi mật hoặc bệnh túi mật. Củ nghệ có thể làm các vấn đề tồi tệ hơn.
  • Người chuẩn bị qua phẫu thuật trong hai tuần tới. Củ nghệ làm tăng nguy cơ chảy máu.
  • Người đang dùng thuốc làm chậm đông máu như  aspirin, clopidogrel, diclofenac, ibuprofen, naproxen và warfarin. Củ nghệ làm tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu.
  • Nếu bạn bị trào ngược dạ dày, loét, hoặc các vấn đề về dạ dày khác mà đang sử dụng thuốc tây.
  • Bạn dùng thuốc để giảm acid dạ dày. Củ nghệ có thể can thiệp vào các hoạt động của thuốc như Zantac, Tagamet, và Nexium, làm tăng sản xuất acid dạ dày.
  • Bạn uống thuốc tiểu đường. Củ nghệ làm tăng nguy cơ hạ đường huyết (đường trong máu thấp).
  • Bạn bị thiếu chất sắt. Củ nghệ có thể ngăn sự hấp thu sắt.

Hy vọng rằng bài viết này có thể cung cấp những kiến thức hữu ích cho bạn để duy trì sức khỏe và phòng chống bệnh cho cả gia đình.

Theo wisemindhealthybody
Tân Hạ

Xem thêm:

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.