Bắp cải không chỉ là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể mà còn được chứng minh giúp loại bỏ acid uric và các gốc tự do từ máu – đây là những nguyên nhân chính gây ra bệnh gút, thấp khớp, viêm khớp, các bệnh về da, thận, eczema…

Bạn có biết, từ thời Hy Lạp, La Mã cổ đại, người ta đã biết đến tác dụng tuyệt vời của bắp cải? Vì vậy, bắp cải được người La Mã trân trọng gọi là “Loại rau thứ nhất”.

Theo Đông y, bắp cải vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng hòa huyết, thanh nhiệt, thanh phế, trừ đàm thấp, sinh tân, chỉ khát, mát dạ dày, giải độc, lợi tiểu. Bắp cải cũng giúp chống suy nhược thần kinh, giảm đau nhức, phòng chống các bệnh ung thư, tim mạch và nhiều loại bệnh khác.

Y học hiện đại nghiên cứu, xác định trong thành phần của bắp cải chứa hàm lượng vitamin C, vitamin K dồi dào, các hóa chất thực vật (phytochemicals) và đặc biệt rất giàu glutamine – một chất kháng viêm thiên nhiên có tác dụng giảm đau hiệu quả.

Ngoài ra, theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Clinical Journal of Pain, đắp lá bắp cải sẽ giúp giảm triệu chứng của viêm khớp gối. Đó là vì bắp cải chứa các chất dinh dưỡng có khả năng chống lại chứng viêm.

Ảnh minh hoạ (nguồn: Đời sống & Pháp luật).

Trên tờ Bệnh Viêm Khớp có đăng tải cụ thể các bước sử dụng bắp cải như một bài thuốc giúp giảm đau do viêm khớp, bạn có thể tham khảo nhé:

– Bước 1: Rửa sạch lá bắp cải (tốt nhất là từ bắp cải đỏ), cắt bỏ phần cọng cứng ở cuống lá và phần gân giữa lá. Sử dụng một chai rượu, con lăn hoặc búa thịt để nhẹ nhàng lăn trên bề mặt lá, cho tới khi lá bị dập và tiết dịch.

– Bước 2: Mang lá bắp cải đã lăn dập cho vào lò vi sóng hoặc hấp lên cho đủ ấm. Kiểm tra nhiệt độ để đảm bảo chúng không quá nóng khi chạm vào.

– Bước 3: Quấn lá cải ấm xung quanh khớp bị đau nhức cho đến khi nó được bao phủ hoàn toàn. Nếu lá quá nóng, để nguội trong một phút trước khi đắp lên da. Giữ các lá cố định bằng cách bọc băng gạc tự dính hoặc sử dụng dây buộc nhẹ.

– Bước 4: Để lá bắp cải quấn quanh khớp ít nhất 1 giờ và lâu hơn nếu muốn. Sử dụng lá cải mới, quấn lại khớp nếu cải đã nguội. Người bệnh nên thực hiện quấn lá vào buối tối trước khi đi ngủ, để lá như vậy trên khớp qua đêm.

Nếu phương pháp điều trị này hiệu quả đối với bạn, đó sẽ là một cách không tốn kém để giúp làm giảm cơn đau mà không gây phản ứng phụ.

Cách giảm đau khớp bằng lá bắp cải rất đơn giản, mang lại hiệu quả cao và tuyệt đối an toàn cho sức khỏe so với khi dùng các loại thuốc giảm đau. Chính vì thế, các bạn có thể tận dụng để thực hiện thường xuyên hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp.

Lưu ý: Dị ứng bắp cải là hiếm gặp, nhưng nếu bạn mắc phải, hãy tránh cách điều trị này. Và hãy hỏi bác sĩ nếu bạn nhận thấy sưng hoặc ngứa quanh khu vực áp dụng.

Ảnh minh hoạ (nguồn: Dân Trí).

Ngoài chữa đau nhức khớp, một số bài thuốc từ bắp cải được Bác sĩ Nguyễn Thị Nga chia sẻ trên báo Sức khoẻ & Đời sống, bạn có thể tham khảo nhé.

Giảm đau nhức: Ép bắp cải lấy nước uống, còn bã đắp vào chỗ đau nhức do thấp khớp, thống phong, đau dây thần kinh tọa.

Đái tháo đường: Bắp cải có tác dụng làm giảm quá trình đồng hóa glucid, giảm đường huyết. Dùng 100g hàng ngày giúp phòng và trị bệnh đái tháo đường type 2.

Chữa ho nhiều đờm: Dùng 80-100g bắp cải, nửa lít nước, sắc còn 1/3, cho thêm mật ong uống trong ngày, kết hợp ăn bắp cải sống.

Chữa loét dạ dày tá tràng: Nước ép bắp cải giúp chóng làm lành vết loét, thành sẹo, nhất là loét dạ dày, ruột với cách làm như sau:

– Bóc từng lá bắp cải (lấy cả lá xanh bên ngoài), rửa nhiều lần cho sạch, dọc đôi từng lá theo sống lá. Chần qua với nước sôi. Vớt ra để ráo nước.

– Cho vào cối sạch, giã nát, lấy vải màn hay gạc sạch lọc lấy nước. 1kg bắp cải có thể ép được khoảng 500ml nước.

– Liều dùng: Mỗi ngày ép 1.000ml nước bắp cải, chia làm nhiều lần để uống, mỗi lần khoảng 250ml, uống thay nước, có thể thêm đường hoặc muối.

– Mỗi đợt điều trị là 2 tháng. Điều trị bằng nước ép bắp cải không có biến chứng gì, có thể kết hợp với các thuốc chữa dạ dày, tá tràng khác.

Lưu ý: Người tạng hàn phải dùng bắp cải phối hợp với gừng tươi. Người táo bón, tiểu ít không ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín.

(Các bài thuốc trên đây có giá trị tham khảo, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng)

Video xem thêm: Gan dễ bị tổn thương do thường xuyên ăn 6 thực phẩm này

videoinfo__video3.dkn.tv||56801b36d__