“Tám Tiên vượt biển, đại hiển thần thông”, có nhiều người cho rằng đó là thần thoại. Trương Quả Lão trong Bát Tiên có thể là ghi chép chính sử, như “Cựu Đường thư”, “Tân Đường thư”, “Tư trị thông giám” v.v. (Hình ảnh này là chân tích của Ngô Đạo Tử “Bát thập lục (87) Thần Tiên quyển”

“Đề Đăng Chân Động” (Thơ Trương Quả Lão)

Tu thành kim cốt luyện quy chân, động tỏa di tung bất kế xuân.
Dã thảo man tùy thanh lĩnh tú, nhàn hoa trường đối bạch vân tân.
Phong diêu thủy tiểu xao hàn ngọc, thủy kích đan sa tẩu tố lân.
Tự thị Thần Tiên đa biến dị, khẳng giáo tung tích yểm hồng trần?

“Tặng Lý Đức Thành” (thơ Lã Động Tân)

Cửu trọng Thiên tử hoàn trung quý, ngũ đẳng chư hầu môn ngoại tôn.
Tranh tự bố y cuồng túy khách, bất giáo tính mệnh chúc càn khôn.

“Bát tiên quá hải, các hiển thần thông”, có rất nhiều người tưởng rằng chỉ là chuyện thần thoại. Nó có thể được coi là một câu chuyện thần thoại. Tuy nhiên, Trương Quả Lão trong Bát Tiên có thể là ghi chép chính sử, chẳng hạn như “Cựu Đường thư”, “Tân Đường thư”, “Tư trị thông giám”, v.v. 

Cuốn “Toàn Đường thi” (Trọn bộ thơ Đường) có bài thơ “Đề đăng chân động” của Trương Quả Lão, với tiểu sử ngắn gọn: “Trương Quả – (Cam Túc) lưỡng đương nhân. Đầu tiên ẩn tu trong Điều Sơn, sau đó đến Chân Động ở núi Nhạc Trạc (một ngọn núi ở Cam Túc). Thiên Hậu (Võ Tắc Thiên) triệu tập mà không được, chỉ khi Minh Hoàng (Đường Huyền Tông) tận lực dĩ lễ chiêu mời, vì gánh trách nhiệm lớn mà nhập cung, được đề bạt là Thanh Quang Lộc đại phu, ban tước hiệu Thông Huyền tiên sinh; chưa được vài năm ông lại về núi.”

Người làm sao có thể tu thành thần tiên? Có phương pháp tu, chủ yếu là luyện đan.

“Đề đăng Chân Động” là một bài thơ với khí phách bất hủ, kỳ cảnh liên tiếp “Phong diêu thủy tiểu xao hàn ngọc, thủy kích đan sa tẩu tố lân”, chính là trong quá trình Đạo gia luyện đan có một cách nói ẩn dụ: “Tiểu” ở đây là cây trúc, “Phong diêu thủy tiểu” là nói trong tu luyện đan có xuất lai năng lượng, giống như cơn gió mạnh mẽ xúy động cả rừng trúc rộng lớn; Mà “xao hàn ngọc” là chỉ người tu luyện cho nổ tung loại ngọc thạch băng giá và kiên ngạnh này – là hình dung trong quá trình tu luyện, khi người ta vượt quan, đột phá tầng thứ, dẫn đến quá trình chuyển hoán của thân thể. Đan sa chúc hỏa, “thủy kích đan sa” nghĩa là có thủy hỏa tương tế, có sự điều hòa âm dương; “tố lân” là ẩn dụ của thủy ngân, thuộc Kim, câu này là ý nói trong thời gian tu luyện nội đan, cần điều hòa, tập trung tốt tinh, khí, thần cho đến chân ý của tự thân, mới có thể luyện thành kim đan. Câu “Phong diêu thủy tiểu xao hàn ngọc, thủy kích đan sa tẩu tố lân” là cách nói ẩn dụ, ghi chép trong sách cổ rất nhiều; trong cuốn “Tây Du Ký” cũng có thể tìm thấy rất nhiều ẩn dụ.

Quyển tám “Đạo Tạng” của “Minh Hạc Dư Âm” cũng có bài thơ “Thủy Tiên Tử” của Trương Quả Lão, có nội dung:

Đà yêu khúc tích lục tuần cao, hạo thủ thương nhiêm niên kỉ lão.
Vân du tẩu biến hồng trần đạo. 
Giá bạch vân lư đà cao.
Hướng Triệu Châu thành áp đảo thạch kiều trụ nhất điều.
Ban trúc trượng xuyên nhất lĩnh thô bố bào.
Dã tăng túy phó bàn đào

Tạm dịch:
Cưỡi lưng lừa cao lục tuần, một lão tiên râu tóc trắng
Trên đường đi vân du nơi hồng trần
Cưỡi mây trắng trên lưng chú lừa
Hướng về thành Triệu Chân, quật ngã một trụ đá cao
Cầm gậy trúc, khoác áo choàng vải thô
Vị tăng say khướt đến dự tiệc bàn đào

Lời thơ thật hài hước: Lão tiên râu tóc trắng cưỡi lừa quật ngã một trụ đá cao trên đường hướng về thành Triệu Châu, rồi say khướt xông vào tiệc bàn đào trên thiên thượng. Đây đại khái như thể là một lão ngoan đồng (lão tiên có tâm hồn trẻ thơ nghịch ngợm), nhưng nó cũng trùng khớp với hình ảnh Trương Quả Lão “cưỡi lừa ngược” mà mọi người đều biết! Nhưng tại sao Trương Quả Lão lại cưỡi lừa ngược? Phong thái ngược đời của vị thần tiên này chắc là để điểm ngộ cho thế nhân: Nhân loại càng tiến về phía trước, lại chính là càng bước càng thụt lùi! Ngoảnh đầu nhìn lại quá khứ, thì chính là một thiên địa khác.

Vậy thì, con người làm cách nào ngoảnh đầu lại mà nhìn thế giới? Lã Động Tân, người nổi tiếng hơn cả trong Bát Tiên, là giải thích sinh động câu chuyện trở thành Tiên. Sau khi nói về “Hoàng lương nhất mộng”, Lã Động Tân đã tu hành dưới sự hướng dẫn của sư phụ Vân Phòng tiên sinh, và kinh qua mười lần khảo nghiệm sinh tử về tài, sắc, oan, dục, lễ v.v. Một lần Vân Phòng nói với Động Tân rằng: “Ta đã vượt qua cả mười thí tử, đắc Đạo tất hĩ. Nhưng công tăng có hạn, ta hôm nay truyền cho con ‘hoàng bạch bí phương’ (thuật đốt đá thành vàng), có thể tế thế lợi vật. Sai ba ngàn năm mãn công, tám trăm năm tu hành viên mãn, ta lại đến độ con. Động Tân bộc bạch: Biến đá thành vàng kim tựa hồ như làm biến dị vật chất phải không? Ba ngàn năm sau lại hoàn về bản chất là đá. Động Tân buồn rầu nói: “Tôi khiến hậu nhân ba ngàn năm sau tổn thất, nên tôi không nguyện làm.” Tiên sinh Vân Phòng cười nói: Con tâm tính tốt như thế này, ba ngàn tám trăm sau tất đều ổn.

Mọi người thử nghĩ xem, nếu bạn muốn bản thân hoán tố thành thần tiên, bạn có thể vượt qua bao nhiêu khảo nghiệm? Lã Động Tân tâm tính như thế nào? Nếu một người thực sự có thể đạt tới cảnh giới của Lã Động Tân, liệu ông ấy có còn cách xa các vị thần tiên không? Thần tiên chẳng phải do những người có tâm tính cao như vậy tu thành sao? Từ quan điểm này mà xét, câu nói của Lã Động Tân trong “Tặng lý đức thành” rằng “bất giáo tính mệnh thuộc càn khôn” tuyệt đối không phải là khoác lác.

Theo Epoch Times, Hương Thảo biên dịch