Trong mắt những người vô thần luận, chết chính là hết, không còn gì. Kỳ thực trong văn hóa truyền thống, rất nhiều người sau khi chết đi hướng nào đã được tiết lộ, có người thậm chí được lên thiên đường đảm nhiệm thần chức. Hôm nay xin giới thiệu với các bạn một câu chuyện như vậy.

Tú tài được Thần tuyển chọn, sau khi chết lên Thiên đường nhậm chức

Vào những năm Thuần Hi của Tống Hiếu Tông nhà Nam Tống, có một tú tài tên là Diêu Trung ở Tân Thành (nay là khu Phú Dương, Hàng Châu). Diêu từ nhỏ đã không ăn thịt, tính tình chính trực thuần phác, đáng tin cậy, được dân làng công nhận là người thiện lương trung hậu. Vào đêm ngày mồng 5 tháng 12, khi Diêu Trung đã bốn mươi bảy tuổi, ông có một giấc mơ. Trong giấc mơ có một vị sứ giả, mang đến cho ông xem một văn cáo tương tự như công văn ở nha môn của nhân gian. Ông mở nó ra và đọc lên, đại ý nó nói: Thiên đình sai khiển ngài đi làm thiên chức “Tây Thiên giám quốc môn”, thay thế chức vụ của Tiêu Chính Niên. Cách thức của văn cáo này so với công văn triều đình ở nhân gian rất tương tự. Vị sứ giả trong mộng cuối cùng nói với ông: “Tiêu Chính Niên mà tôi vừa nhắc tới, hiện đã làm quan được một năm.”

Diêu Trung tỉnh dậy từ giấc mơ, ông biết bản thân vừa có một giấc mộng vô cùng rõ ràng chân thực, không phải là một giấc mơ bình thường, mà là sự tiếp xúc với sinh mệnh trên Thiên thượng. Ông hồi tưởng lại giấc mơ này, cẩn thận tính toán: Tiêu Chính Niên được sứ giả nhắc đến trong mộng đã tại chức được một năm, nếu như chế độ trên Thiên thượng là nhậm chức ba năm đổi một lần, (đương thời chế độ quan lại của nhà Nam Tống cũng là ba năm một lần thiên chuyển), nếu thời gian ở đó và ở nhân gian như nhau, thì thọ mệnh của mình chỉ còn lại 2 năm. Vì vậy, ông đã viết ra rất tường tận về giấc mộng và lo lắng của mình vào một cuốn sổ, đợi đến tương lai sẽ mang ra tra đối.

Hai năm sau, vào năm Thuần Hy thứ mười bốn, vào sáng sớm ngày mồng 1 tháng 12 Hoàng lịch, Diêu Trung đến sớm gặp cha mình để hạ bái vấn an cha. Ông nói với cha: “Ngày mùng năm tháng này con sẽ mãi đi xa, hậu sự khó tránh làm phiền cha, con chỉ cầu xin cha không cần tưởng nhớ con, con đã có nơi chốn để đi rồi, xin cha đừng lo lắng.” Cha ông không tin, cho rằng con trai nói chuyện vớ vẩn. Diêu Trung cho cha mình xem cuốn sổ ghi lại giấc mơ hai năm trước. Người cha tuy nhìn thấy rất đau lòng, nhưng nghĩ rằng ai cũng đều phải chết, việc con trai mình được Thần chọn là vinh quang của cả gia đình, vì thế nên người cha hành động rất trầm tĩnh.

Cùng ngày, Diêu Trung cũng viết một bài thơ: 

Ngư long xuy lãng khởi vân yên,
Lai hướng giang hồ giá thiết thuyền.
Quyển địa hắc phong xuy hải lập,
trực tương ba lãng quá Tây Thiên.

Tạm dịch

Ngư long thổi sóng tung mây khói
Hướng sông hồ cỡi thuyền sắt tới
Gió đen cuốn đất thổi ra biển
Đưa sóng một mạch đến Tây Thiên.

Viết xong, ông đặt nó lên gối. Vào ngày mùng 5 Tết Nguyên đán, đúng như dự ngôn, Diêu Trung ra đi an nhiên, không có bất kỳ triệu chứng bệnh tật nào.

Xét theo ghi chép trong sách sử, Diêu Trung tuy nhục thân không trường thọ, nhưng đích đến của sinh mệnh ông sau khi chết, cũng chính là nơi quy túc của nguyên thần lại chính là cổng “Tây thiên giám quốc môn”. Điều này cho thấy thuyết pháp cho rằng người tốt sẽ lên thiên quốc trong văn hóa truyền thống chân thực không sai. Khoa học hiện đại đã dần dần nhận thức được sự tồn tại của các không gian khác, kỳ thực, trong giới tu luyện sớm đã có nhận thức phổ biến rằng, các không gian khác nhau có thế giới thiên quốc ở các tầng thứ khác nhau. Xét theo thời gian của thế giới nơi Diêu Trung đi tới, thì đó là một thiên quốc gần gũi với nhân loại chúng ta hơn, ngay cả cách thức công văn và sự luân chuyển quan vị cũng tương tự nhân gian. Từ đây mà nhìn, rất có khả năng văn hóa truyền thống và thậm chí một số chế độ của nhân gian đều là từng tầng từng tầng trải dài từ trời cao xuống đất. Vậy thì văn minh Trung Hoa nhất định phải là một nền văn minh và văn hóa được Thần truyền cấp cho con người. 

Nguồn: “Di Kiên Chí”

Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch