Không khó để thấy rằng hầu hết những đứa con của những lão tổ tông của ĐCSTQ đều có vận mệnh bi thảm.

Xin chào quý vị độc giả, chào mừng đến với “Trăm năm chân tướng“!

Mao Trạch Đông là một trong những người sáng khởi ĐCSTQ. Trước Mao Trạch Đông, lão tổ tông của ĐCSTQ là Marx, Engels, Lenin và Stalin.

Những người này khi còn tại thế, đã truyền bá đủ loại “chủ nghĩa” và “tư tưởng” cộng sản ra khắp thế giới, xung kích trật tự xã hội và đạo đức nguyên có của nhân loại, đẩy trăm họ khắp nơi vào tình thế khốn cùng. Trong số đó, thảm họa đỏ ở Trung Quốc đặc biệt bi thảm.

Thông tin về Marx, Engels, Lenin, Stalin và Mao Trạch Đông có rất nhiều, tôi tin rằng mọi người đều biết họ ở các mức độ khác nhau. Hôm nay chúng ta hãy thay đổi góc độ, nói về số phận của những đứa con của họ.

Trong số bảy người con của Marx, bốn chết yểu, hai tự sát và một chết vì bệnh tật

Marx là một người Do Thái sinh ra ở Đức. Ngày 19/6/1843, Marx kết hôn với Jenny và sinh được 7 người con.

Theo cuốn sách “Marx ở London”, số phận của bảy đứa trẻ này đều không tốt.

Bốn đứa trẻ trong số chúng chết yểu liên tiếp. Vì nghèo đói và bệnh tật, đứa con trai thứ hai của Marx, Gwido, chết vì viêm màng não khi chưa đầy một tuổi; con gái thứ ba của ông ta, Francesca, chết vì viêm phế quản khi chưa đầy một tuổi. Vào tháng 4/1855, cậu con trai cả 8 tuổi của Marx là Edgar cũng chết vì bệnh lao ruột. Vào ngày 6/7/1857, Jenny sinh thêm một tử nhi.

Ngoài ra, con gái thứ hai của Marx là Laura và chồng là Lafarge có tổng cộng ba người con, nhưng cả ba người con đều chết từ khi còn nhỏ. Laura và Lafargue cuối cùng đều tự sát.

Elena, con gái út của Marx, phát hiện ra chồng mình là Avelyn đã dùng danh tính giả, bí mật kết hôn với một nữ diễn viên, cô vô cùng đau buồn và phẫn nộ nên đã uống thuốc độc tự sát.

Jenny, con gái lớn của Marx, bị bệnh trong một thời gian dài và cuối cùng chết vì bệnh lao ở tuổi 38.

Con trai của Engels thực ra là con ngoài giá thú của Marx

Engels sinh ra trong một gia đình chủ xưởng ở Đức. Ông ta có hai người bạn gái sống chung nhưng không kết hôn: một người là Mary, một công nhân dệt may, và người kia là Lixi, em gái của Mary. Engels và cả hai người này đều không có con.

Tuy nhiên, Engels đã có một con trai tên là Henri Friedrich Demuth, biệt danh là Freddy.

Nhưng đứa con trai này không phải con ruột của Engels, mà là con ngoài giá thú của Marx và cô hầu gái Helen Demuth của Jenny vợ Marx.

Theo cuốn sách “Tiểu sử của Marx”, Marx đã gây ra chuyện bê bối này, khiến vợ ông ta là Jenny không thể chịu nổi, làm ầm ĩ lên. Cuối cùng, Marx đã nghĩ ra một chiêu – để người bạn thân nhất của mình là Engels thay mình nhận con. Vì thường xuyên lui tới nhà Marx và có quan hệ tốt với Helen Demuth nên Engels đã bị lợi dụng, có thể “lừa gạt” cả người trong và ngoài gia đình.

Về phần Engels, để giải quyết nhu cầu cấp bách của gia đình Marx, ông ta không còn cách nào khác đành cắn răng đồng ý chuyện này. Tuy nhiên, vì phải thay người khác chịu tội, nên tâm lý Engels không thoải mái. Trước khi chết, Engels đã nói sự thật với Elena, con gái út của Marx và những người khác.

Về vấn đề này, một số học giả cũng đã căn cứ vào hai bức thư cá nhân của Marx, tự truyện của Jenny, hai bức thư của cô con gái út Elena của Marx, thư xác nhận của quản gia Engels, giấy khai sinh của Freddy, đặc điểm ngoại hình của Freddy, v.v., mà xác định rằng Freddy là con hoang của Marx.

Lênin mắc bệnh giang mai và vô sinh suốt đời

Vào những năm 1880, chủ nghĩa Mác truyền nhập vào Nga. Tháng 10/1917, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa do Lê-nin lãnh đạo đã thành công ngoài mong đợi và hình dung của Mác lúc sinh thời, chính quyền Xô Viết đầu tiên trong lịch sử đã được thiết lập tại quốc gia tương đối lạc hậu ở châu Âu này.

Lênin kết hôn với Krupskaya vào năm 1898 và họ không có con.

Về nguyên nhân cái chết của Lê-nin, tháng 6/2004, tờ “Tạp chí Thần kinh học Châu Âu” đăng bài viết cho rằng Lê-nin đã nhiễm bệnh hoa liễu giang mai ở Châu Âu trước khi lãnh đạo “Cách mạng Tháng Mười” năm 1917. Ngay sau khi chính quyền chuyên chế được kiến lập, bệnh giang mai bắt đầu chiếm thế thượng phong đối với sức khỏe của ông ta, cuối cùng đã giết chết ông vào năm 1924.

Rất có thể Lê-nin vì phóng túng tình dục và mắc bệnh mãn tính khi còn trẻ, mà ông ta bị vô sinh suốt đời.

Con của Stalin vứt bỏ họ của cha

Stalin, người kế nhiệm Lê-nin, sinh ra ở Gruzia.

Theo bài báo “Số phận khốn khổ của những đứa con của Stalin”, Stalin có hai vợ và ba con. Con trai cả Yakov được sinh ra bởi người vợ đầu tiên Ekaterina Swanidze.

Sau khi Thế chiến II bùng nổ, Yakov ra tiền tuyến và bị quân đội Đức bắt giữ. Hitler từng muốn dùng cậu ta để đổi lấy Nguyên soái Paulus, người đã bị quân đội Liên Xô bắt giữ, nhưng Stalin từ chối. Sau đó, Yakov trong trại tù binh, chán nản và tức giận, đã chạm vào hàng rào thép gai điện cao thế và tự sát.

Con trai thứ hai của Stalin, Vasily, được sinh ra bởi người vợ thứ hai, Nadezhda Alliluyeva.

Vasily gia nhập Lực lượng Không quân khi lớn lên, được phong hàm Thiếu tướng Lực lượng Không quân năm 25 tuổi, Trung tướng Lực lượng Không quân năm 26 tuổi và được thăng Tư lệnh Lực lượng Không quân Quân khu Moscow.

Năm 1953, chỉ 21 ngày sau khi Stalin qua đời, Vasily, 32 tuổi, bị buộc tội “có hành vi làm tổn hại đến danh hiệu cao quý của quân đội”, buộc phải chuyển từ quân ngũ tại ngũ sang quân nhân dự bị, và bị cấm mặc quân phục.

Vào tháng 9 năm 1955, Vasily bị Tòa án Quân sự của Pháp viện Tối cao Liên Xô kết án 8 năm tù.

Người viết tiểu sử của Vasily, Andrei Sukhomlinov, tin rằng Vasily bị tống vào tù vì “là con trai của Stalin, cậu ấy biết quá nhiều, nói quá nhiều và làm bại hoại thanh danh của họ trước nhân dân Liên Xô”.

Bản thân Vasily cũng nghĩ như vậy. Cậu nói: “Không phải vì miệng lưỡi của tôi. Tôi đã từng công khai cáo buộc Beria là một bạo chúa, và Bulganin là một kẻ lăng nhăng, người đã cho tình nhân của mình một căn hộ ba phòng ở Moscow, có đầy đủ nội thất đắt tiền.” Vasily còn “liên tục đe dọa tổ chức họp báo nước ngoài và nói hết mọi chuyện với họ. Điều này khiến các nhà chức trách không thể chịu nổi”

Năm 1961, Vasily bị kết án 5 năm lưu đày ở Kazan, và chết vì say rượu vào ngày 19/3 năm sau.

Stalin và người vợ thứ hai cũng có một cô con gái, Svetlana. Đây từng là đứa con cưng của Stalin, nhưng Stalin đã can thiệp vào mọi thứ của cô, kể cả tình yêu, hôn nhân và thậm chí cả quần áo của cô.

Sau cái chết của Stalin, mọi thứ về Svetlana đều nằm dưới sự giám sát của KGB, cơ quan tình báo Liên Xô. Cuối năm 1966, bà rời Liên Xô với lý do hộ tống tro cốt của người tình và là đảng viên Cộng sản Ấn về Ấn Độ. Ngày 6/3/1967, bà trốn tránh sự theo dõi của KGB và đến đại sứ quán Mỹ ở New Delhi xin tị nạn chính trị.

Sau khi đến Mỹ, Svetlana đã xuất bản một số tác phẩm tự truyện, chỉ trích Stalin nặng nề, thậm chí còn tuyên bố sẽ từ bỏ họ nội “Stalin”. Tháng 11/1978, bà tuyên thệ nhập quốc tịch Mỹ.

Vào những năm 1980, Svetlana từng quay trở lại Liên Xô, nhưng lại chọn cách rời đi vì khó thích nghi. Năm 2011, ở tuổi 85, bà qua đời tại Mỹ.

Cho đến khi qua đời, Svetlana vẫn khẳng định rằng hai anh trai của bà và chính bà là vật hy sinh trong sự nghiệp chính trị của Stalin, và rằng Stalin đã hủy hoại cuộc đời họ.

Sáu con trai và bốn con gái của Mao Trạch Đông

Cuối cùng, hãy nói về những đứa con của Mao Trạch Đông, cựu lãnh đạo ĐCSTQ.

Mao Trạch Đông và người vợ thứ hai Dương Khai Huệ có ba con trai: con trai cả Mao Ngạn Anh, con trai thứ hai Mao Ngạn Thanh, con trai thứ ba Mao Ngạn Long, trong đó người con trai thứ ba mất tích.

Tháng 6/1950, Bắc Triều Tiên xâm lược Nam Triều Tiên. Vào tháng 9, để giúp Nam Triều Tiên (Hàn Quốc) chống lại cuộc xâm lược của Bắc Triều Tiên, Quân đội Liên hợp quốc do Nguyên soái MacArthur của Quân đội Mỹ chỉ huy đã đổ bộ vào Incheon, chẳng mấy chốc, quân đội Bắc Triều Tiên đã bị đánh tan tác như núi đổ. Trong cuộc khủng hoảng, nhà độc tài Bắc Triều Tiên Kim Nhật Thành đã yêu cầu ĐCSTQ gửi quân đội đến viện trợ Bắc Triều Tiên.

Vào tháng 10/1950, quân viện trợ của Cộng sản Trung Quốc đã tiến vào Bắc Triều Tiên. Mao Ngạn Anh, con trai cả của Mao Trạch Đông, cũng gia nhập quân đội tình nguyện. Vào ngày 25/11 cùng năm, Mao Ngạn Anh đã thiệt mạng trong một cuộc không kích của quân đội Mỹ ở tuổi 28.

Mao Ngạn Thanh, con trai thứ hai của Mao Trạch Đông, bị chấn thương sọ não khi lang thang ở Thượng Hải những năm đầu đời, và mắc bệnh tâm thần, không thể chữa khỏi. Năm 1962, Mao Ngạn Thanh kết hôn với Thiệu Hoa, tám năm sau, năm 1970, Thiệu Hoa sinh hạ một người con trai tên là Mao Tân Vũ.

Ở tuổi 77, Mao Trạch Đông cuối cùng cũng có cháu trai đầu lòng, theo phong tục Trung Quốc, khi về già có cháu trai là niềm vui lớn. Nhưng điều rất kỳ lạ là, trong sáu năm kể từ khi Mao Tân Vũ sinh ra năm 1970 cho đến khi Mao Trạch Đông qua đời năm 1976, Mao Trạch Đông đã gặp rất nhiều người nam bắc đất nước, nhưng ông ta chưa bao giờ gặp đứa cháu trai duy nhất của mình. Hai người không hề lưu lại một tấm ảnh chụp chung.

Mao Tân Vũ đã cố gắng giải thích trong cuốn sách “Ông nội Mao Trạch Đông”, nói rằng Mao quá bận rộn để có thời gian rảnh rỗi. Nhưng dường như không ai tin vào tuyên bố này.

Mao Trạch Đông và người vợ thứ ba Hạ Tử Trân có sáu đứa con, trong đó hai đứa mất tích, ba đứa chết khi còn nhỏ và chỉ có một người con gái, Lý Mẫn, sống sót.

Theo thông tin trên các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ, Lý Mẫn được nhận vào Khoa Hóa học của Đại học Sư phạm Bắc Kinh năm 1958 và gia nhập Ủy ban Khoa học và Công nghệ Quốc phòng vào năm 1964. Trong Cách mạng Văn hóa, Lý Mẫn đã theo sát bước chân của Mao Trạch Đông, đi đầu trong việc tạo phản chống lại sự lãnh đạo của Ủy ban Khoa học Công nghệ Quốc phòng.

Năm 1976, sau khi “Tứ nhân bang” bị bắt, các thủ lĩnh phái tạo phản của Ủy ban Khoa học Công nghệ Quốc phòng nói rằng Lý Mẫn là “hậu trường đen” của họ, và sau khi Lý Mẫn truyền đạt “chỉ thị tối cao” cho họ, họ mới dám làm quá nhiều những chuyện bạo lực.

Các nhà lãnh đạo của Ủy ban Khoa học Quốc tế đã nhìn vào mặt Mao Trạch Đông, chỉ tiến hành những cuộc “đấu tranh sau lưng” chống lại cô ta. Các lãnh đạo liên quan vì chiếu cố cho cô ta, đã chuyển cô ta đến Tổng cục Chính trị của Quân ủy và yêu cầu cô làm bản kiểm điểm trước khi phân công công việc khác. Nhưng Lý Mẫn kiên quyết nói: “Tôi nghe lời cha tôi, có gì sai?” Vì không chịu tự phê bình nên không được phân công việc làm. Từ năm 1977 đến năm 1996, cô ta nhàn cư tại gia.

Mao Trạch Đông và người vợ thứ tư, Giang Thanh, có một cô con gái tên là Lý Nột.

Theo bài báo “Lý Nột trong giai đoạn đầu Cách mạng Văn hóa”, Lý Nột tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh năm 1965. Khi Cách mạng Văn hóa nổ ra năm 1966, cô làm việc một thời gian trong Tiểu tổ Cách mạng Văn hóa Trung ương với tư cách là một “quan sát viên” của Mao Trạch Đông. Tháng 11/1966, cô trở thành phóng viên kiêm biên tập viên của “Nhật báo Quân giải phóng”, vào tháng 1/1967, cô đi đầu trong cuộc tạo phản do “Nhật báo Quân giải phóng” lãnh đạo, và nhanh chóng trở thành tổ trưởng tiểu tổ lãnh đạo tổng biên tập của Nhật báo Giải phóng quân (tương đương Tổng biên tập). Tháng 3/1968, cô giữ chức trưởng ban công tác của Tiểu tổ Cách mạng Văn hóa Trung ương; từ năm 1974 đến năm 1975, cô liên tiếp giữ chức Bí thư Huyện ủy Bình Cốc Bắc Kinh, và Phó Bí thư Thành ủy Bắc Kinh.

Vào tháng 10/1976, sau khi Giang Thanh và “Tứ nhân bang” khác bị bắt, Lý Nột bị cách chức, một thời gian thất nghiệp ở nhà.

Ngày 25/1/1981, Giang Thanh bị tòa án đặc biệt của Pháp viện Tối cao ĐCSTQ kết án tử hình vì tội chống tổ chức và cầm đầu tổ chức phản cách mạng, với thời gian ân hạn hai năm. Lý Nột tự nhiên trở thành “người nhà của phản cách mạng”.

Từ sự hồi cố của chúng tôi, không khó để thấy rằng hầu hết những đứa con của lão tổ tông của ĐCSTQ đều có vận mệnh bi thảm. Vì sao? Có lẽ có một nguyên nhân ở tầng diện thâm sâu.

Theo văn hóa truyền thống Trung Quốc, tổ tiên tích đức có thể phúc ấm con cháu; còn trưởng bối khuyết đức, con cháu rất có khả năng phải chịu tội. Nhưng những lão tổ tông của ĐCSTQ đã truyền bá một tà thuyết với các đặc trưng bản chất “giả, ác, đấu”, khiến vừa hại người, vừa mang tai họa cho chính con cháu họ.

Mời quý vị xem video gốc tại đây.

Theo Epoch Times,
Mộc Lan biên dịch