Để ngăn chặn sự bành trướng quyền lực toàn cầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), các quốc gia trên thế giới đã thành lập nhiều tổ chức khác nhau, như “Bộ tứ” và “Liên minh phòng thủ năm cường quốc” (FPDA). Tuy nhiên, một nhà phân tích quốc phòng cấp cao tại RAND Corporation cho rằng, không nhóm nào trong số này có thể sánh được với khả năng răn đe của liên minh AUKUS, theo Thời báo The Epoch Times đưa tin.

Theo nguồn tin trên: gần đây một nhà phân tích quốc phòng tại RAND Corporation, Derek Grossman đã đăng một bài báo trên trang web Chính sách đối ngoại để phân tích vai trò và tác động của Liên minh AUKUS. Ông tin rằng, AUKUS có nhiều ảnh hưởng đến cán cân quân sự khu vực hơn bất kỳ tổ chức hợp tác đa phương nào khác. Đó là một siêu liên minh thực sự bứt phá có thể ngăn chặn, và đánh bại ĐCSTQ trong một cuộc xung đột nếu có.

AUKUS là các ký tự viết tắt của Australia (AU), Vương quốc Anh (UK) và Hoa Kỳ (US). Đó là thỏa thuận được ba nước này cùng công bố vào ngày 15/9 năm 2021. Nội dung của thỏa thuận chủ yếu liên quan đến việc Vương quốc Anh và Hoa Kỳ hỗ trợ Úc xây dựng hạm đội tàu ngầm hạt nhân, để đối phó với các hành động khiêu khích liên tục của ĐCSTQ trên vùng biển quốc tế.

Vào tháng 3 năm nay, AUKUS đã công bố kế hoạch mới nhất là gửi quân nhân Úc đến các căn cứ công nghiệp tàu ngầm ở Vương quốc Anh và Hoa Kỳ để đào tạo.

AUKUS tập trung vào hợp tác sâu rộng và răn đe quân sự độc đáo

Trên hết, chương trình tàu ngầm không phải là toàn bộ thỏa thuận AUKUS, cả ba nước tập trung vào việc hiện đại hóa khả năng răn đe quân sự nhằm đánh bại Trung Quốc trong một cuộc xung đột tiềm tàng.

Grossman phân tích rằng chương trình tàu ngầm chỉ là một phần trong nỗ lực của ba nước nhằm chống lại ĐCSTQ và tăng cường hợp tác an ninh. Bước tiếp theo có thể bao gồm triển khai các nền tảng năng lực hạt nhân của Mỹ (chẳng hạn như máy bay ném bom chiến lược) tới Australia và hợp tác trong lĩnh vực tên lửa siêu thanh, hoạt động mạng, điện toán lượng tử và các lĩnh vực khác.

Theo ông “Tất cả những điều này có thể khiến cho AUKUS trở thành một cán cân quân sự có tầm ảnh hưởng hơn tất cả các tổ chức đa phương khác, kể cả Đối thoại An ninh bộ tứ giữa Úc, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ; hay ‘Năm cường quốc’ giữa Úc, Anh, Malaysia, New Zealand và Singapore,”.

Ông tin rằng: AUKUS là một liên minh quân sự đa quốc gia thực sự độc đáo vì đây là liên minh duy nhất tập trung vào khả năng tương tác, tăng cường và hiện đại hóa năng lực quân sự của các nước thành viên, với mục đích chính là ngăn chặn Trung Quốc “và nếu cần, đánh bại Trung Quốc trong các cuộc xung đột trong tương lai.”

ĐCSTQ + Thái Bình Dương, và thái độ của các quốc gia 

Trước một liên minh quân sự quốc tế hùng mạnh như vậy, ĐCSTQ tất nhiên sẽ nhảy dựng lên và bắt đầu mắng nhiếc. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc – Uông Văn Bân cáo buộc ba nước có “hành vi bá quyền”, và cảnh báo không nên đi theo “con đường nguy hiểm” này.

Hôm thứ Năm (18/5), Xiao Qian – Đại sứ Trung Quốc tại Úc, một lần nữa bày tỏ sự không hài lòng với chương trình tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân AUKUS, đồng thời lên án quan hệ đối tác an ninh giữa Úc, Anh và Mỹ nhằm hợp tác phát triển các công nghệ quốc phòng tiên tiến. “Bản thân AUKUS không phải là một ý tưởng hay – việc phát triển tàu ngầm hạt nhân thậm chí còn tồi hơn”, Ông này cáo buộc.

Grossman nhận thấy rằng: kể từ khi AUKUS được thành lập, ngoại trừ Nga, Triều Tiên và Myanmar – là những quốc gia đi theo sự phản đối của ĐCSTQ; thì các quốc gia ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hoặc bày tỏ sự ủng hộ hoặc tránh phản đối công khai. Do đó Grossman đã phân tích rằng: các quốc gia ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương có mối quan tâm lớn và khá đa dạng về việc xây dựng quân đội, tăng trưởng quyền lực và ý định của ĐCSTQ trong khu vực. Thay vào đó, điều đó cũng báo trước khả năng của AUKUS, trong việc hình thành một lực lượng răn đe trong thời bình với nhiều đồng minh và đối tác hơn.

Grossman tin rằng: Nhật Bản là một đồng minh trung thành của AUKUS. Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết trong một cuộc điện đàm với Thủ tướng Úc Anthony Albanese vào tháng 3 rằng: AUKUS sẽ “đóng góp cho hòa bình và ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong một môi trường an ninh ngày càng quan trọng”.

Ngoài ra, Đài Loan và Philippines đã bày tỏ rõ ràng sự ủng hộ của họ đối với AUKUS. Grossman tin rằng: Đài Loan có thể muốn AUKUS tăng tốc và tăng cường hợp tác quốc phòng, để Đài Loan có thể tối đa hóa tác dụng răn đe hoặc phối hợp hiệu quả với AUKUS trong các cuộc xung đột trong tương lai. Đối với Philippines, quốc gia đang phải đối mặt với áp lực hàng ngày từ Đảng Cộng sản Trung Quốc về vấn đề tranh chấp Biển Đông, AUKUS là “một phương án bổ sung hữu hiệu cho cấu trúc an ninh khu vực”.

Trong khi Hàn Quốc chưa kịp bình luận về AUKUS, Grossman tin rằng chính phủ Hàn Quốc có thể thay đổi ý định sau vụ phóng tên lửa của Triều Tiên. Các cuộc thăm dò ở Hàn Quốc cho thấy, 71% người Hàn Quốc ủng hộ việc tái triển khai vũ khí hạt nhân ở nước họ.

Các nước Đông Nam Á khác đàm luận nhiều hơn về AUKUS. Grossman lưu ý rằng: bất chấp hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông và các nơi khác, hầu hết các quốc gia đều cố gắng tránh tham gia vào cuộc cạnh tranh quyền lực giữa các ông lớn, bằng cách không rõ ràng ủng hộ hay lên án hiệp định.

Ấn Độ, trong khi không bình luận công khai về AUKUS, năm 2022 đã bỏ phiếu chống lại các nỗ lực của Trung Quốc và Nga nhằm phá hoại thỏa thuận AUKUS tại IAEA.

New Zealand ở Châu Đại Dương gần đây cũng đã bày tỏ sự ủng hộ đối với AUKUS. Theo phân tích của Grossman: sự chuyển đổi của New Zealand cho thấy, quốc gia này đã nhận ra nghĩa vụ của mình trong việc hỗ trợ hơn nữa các quốc đảo Thái Bình Dương, trong việc cung cấp các giải pháp thay thế chống lại sự xâm nhập của ĐCSTQ trong khu vực.

Canada theo đuổi AUKUS, thêm nhiều nước muốn tham gia

Cả Canada và New Zealand đều là thành viên của liên minh Five Eyes (Ngũ nhãn) – một nhóm chia sẻ thông tin tình báo được thành lập bởi Canada, Australia, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và New Zealand.

Khi bắt đầu thành lập AUKUS, Canada đã không chú ý đến mục đích răn đe của AUKUS ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, và cũng chưa nhận định rõ ràng sự liên quan của tổ chức này đối với Canada. “Đây là một thỏa thuận về tàu ngầm hạt nhân mà Canada hiện không hoặc trong tương lai gần không chắc chắn sẽ tham gia”, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết vào thời điểm đó.

Tuy nhiên mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Canada Anita Anand (Anita Anand ) tuyên bố: Canada hy vọng hợp tác chặt chẽ hơn với ba nước đồng minh AUKUS trong lĩnh vực công nghệ tiên tiến. “Canada rất quan tâm đến việc tăng cường hợp tác của chúng ta về trí tuệ nhân tạo, điện toán lượng tử và các công nghệ tiên tiến khác, cũng như xây dựng mối quan hệ quốc phòng với các đồng minh thân cận nhất của chúng ta,” bà này khẳng định.

Thời báo Globe and Mail của Canada gần đây đã báo cáo rằng: Canada đang cố gắng tham gia AUKUS vì lo ngại rằng, nếu không tham gia, Canada có thể bị loại khỏi việc chia sẻ thông tin tình báo và công nghệ có giá trị. Báo cáo cho biết: trong những tháng kể từ khi AUKUS được thành lập, một số nhóm đã được thành lập để nghiên cứu và phân tích các loại công nghệ tiên tiến.

Ông Thomas Juneau – phó giáo sư tại Trường Quan hệ Quốc tế và Công cộng của Đại học Ottawa cho biết: việc tham gia lực lượng đặc nhiệm là “hoàn toàn vì lợi ích của Canada”.

“Chúng tôi có mối quan hệ chặt chẽ với các đồng minh Five Eyes của mình và trên thực tế, chúng tôi vẫn quan tâm đến việc hợp tác hơn nữa với các đồng minh về trí tuệ nhân tạo và những đổi mới khác,” Anand nói.

Báo cáo của Globe and Mail cũng tiết lộ rằng: Canada phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt để gia nhập AUKUS, vì các quốc gia khác như Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đã đưa ra kế hoạch tham gia.

Grossman khẳng định rằng: chừng nào các quốc gia còn ủng hộ AUKUS, thì ĐCSTQ cần phải lo lắng nhiều hơn về ảnh hưởng của địa chiến lược và quân sự của chính nước này. Và chừng nào AUKUS còn tiếp tục giảm bớt những lo ngại về phổ biến vũ khí hạt nhân, thì khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ vẫn coi AUKUS là một tổ chức hợp pháp, để chống lại các hoạt động quân sự thái quá của Trung Quốc.