1. Đây là Trái đất, hành tinh xanh tưởng chừng vĩ đại mà chúng ta đang sống:

2. Và đây là nơi chúng ta sống, bên cạnh các bạn hàng xóm đông đúc và to lớn vĩ đại hơn…(Hành tinh xanh của chúng ta – Earth, có 2 mũi tên đỏ chỉ vào):

3 – Đây là khoảng cách giữa Trái Đất và mặt Trăng. Tưởng chừng như cũng không có vẻ quá xa phải vậy không:

4 – Ngẫm nghĩ lại lần nữa. Trên khoảng cách ấy người ta có thể dễ dàng xếp toàn bộ các hành tinh của hệ mặt trời. Khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng là 384.400km hoặc là 238.555 dặm:

5 – Về độ lớn của các hành tinh, vết màu xanh là Bắc Mỹ so sánh với kích thước của sao Jupiter (sao Mộc):

6 – Và đây là kích thước Trái Đất của chúng ta, như một viên ngọc xanh xinh đẹp, so với sao Thổ (Saturn): 

7 –  Đây là một sao Chổi. Và đây là tương quan của sao Chổi với Los Angeles:

8 – Nhưng mà, tất cả chẳng là gì cả so với Mặt Trời của chúng ta. Chúng ta hãy nhớ kích thước của mình nhé (mũi tên đỏ là chỉ về phía chúng ta, Trái đất giống một hạt sạn bé xíu đấy):

9 – Trái đất của chúng ta trông như thế nào nếu nhìn từ Mặt Trăng? Trông thật to đẹp phải không:

10 – Nhưng nhìn xem, Hành Tinh Xanh vĩ đại của chúng ta trông như thế nào nếu nhìn từ bề mặt của sao Mộc ? Thậm chí phải cố căng mắt ra mới nhìn thấy! (Là dấu chấm bé tí tẹo từ mũi tên của chữ Earth):

11 – Và Trái đất chúng ta trông như thế nào phía sau vành đai sao Thổ (Saturn) (chấm xanh nhỏ xíu):

12. Chúng ta nhìn từ sao Hải Vương (Neptune) cách 6,5 tỷ km:

13 – Lùi lại một chút. Đây là kích thước của Trái đất so với “ông Mặt trời”. Ông thật lớn khủng khiếp phải không? 

14 – Carl Sagan đã từng nói rằng còn có nhiều sao trong không gian hơn cả số cát trên mỗi bãi biển trên Trái đất của chúng ta:

15. Ông Mặt trời vĩ đại là thế, vậy mà có những ngôi sao to lớn hơn không biết là bao nhiêu so với Mặt trời. Cho tới nay, ngôi sao lớn nhất mà con người biết được có tên VY Canis Majoris, lớn hơn Mặt trời 1.000.000.000 (một tỷ) lần. Mặt trời (Sun) vĩ đại của chúng ta trông lại như chấm bụi vàng thế này thôi:

16 – Nếu chúng ta giảm kích thước của Mặt trời về bằng một tế bào bạch cầu trong thân thể chúng ta và giảm kích thước hệ Ngân Hà theo tỷ lệ tương ứng, thì hệ Ngân Hà sẽ bằng nước Mỹ so với 1 tế bào bạch cầu nhỏ bé trong cơ thể chúng ta là Mặt trời:

17. Đó là bởi vì Hệ Ngân Hà vô cùng to lớn. Đây là vị trí mà hệ mặt trời của chúng ta nằm bên trong hệ Ngân Hà. Chỉ là một chấm nhỏ:

18 – Nhưng mà toàn bộ những gì chúng ta nhìn thấy bằng mắt thường, tất cả các vì sao trên bầu trời, dải Ngân hà…vv mà hằng đêm chúng ta vẫn nhìn thấy, chỉ nằm gọn trong vòng tròn bé xíu màu vàng dưới đây thôi. Còn lại vẫn là phần còn lại của Hệ Ngân Hà bao la mà chúng ta không nhìn thấy nổi…

19 – Nhưng ngay cả Hệ Ngân Hà đó của chúng ta, vĩ đại thế, cũng chẳng là gì so với các hệ Ngân Hà khác. Dưới đây là Hệ Ngân Hà của chúng ta (Milky Way), so với IC 1011, cách Trái đất chúng ta 350 triệu năm ánh sáng:

20 – Và nhìn ra xa hơn, trong bức ảnh sau đây chụp bởi kính viễn vọng Hubble, có hàng nghìn hàng vạn hệ Ngân Hà, mỗi Hệ lại bao gồm hàng triệu ngôi sao mà mỗi ngôi sao lại có một hệ các hành tinh riêng của chúng, như trái đất chúng ta là một hành tinh trong đó:

21 – Đây là hình ảnh của một trong những hệ Ngân Hà tiêu biểu, UDF 423. Thiên Hà này cách chúng ta 10 tỷ năm ánh sáng. Khi nhìn bức ảnh này, chúng ta đang nhìn hàng tỷ năm quá khứ trước đây:

22 – Nhưng bạn hãy nhớ rằng tất cả chúng (hình ảnh 20) cũng chỉ là một phần nhỏ bé không đáng gì cả trong vũ trụ. Vẫn chỉ là một mẩu của bầu trời đêm:

23 – Và trong đó có những hố đen. Sau đây là kích thước của một hố đen NGC 1277 so với quỹ đạo Trái đất (chấm nhỏ xíu trong vòng xanh). (NGC 1277: 4 ngày ánh sáng. Quỹ đạo sao Hải Vương: 8.3 giờ ánh sáng, Trái đất: 17 phút ánh sáng):

Sau đây là những bức hình tóm tắt tương quan cấp bậc kích thước của Trái đất (Earth) trong vũ trụ: 

Đầu tiên: Trái đất của chúng ta:

Lùi xa khỏi Trái đất, chúng ta thấy hệ Mặt trời. Trái đất (Earth) chấm vàng trong đó:

Tiếp tục phóng ra xa hơn: Các hàng xóm của hệ Mặt trời (hệ Mặt trời là chấm đỏ):

Và ra xa hơn nữa, hệ Ngân Hà của chúng ta (chấm đỏ là toàn bộ các hàng xóm của hệ mặt trời):

Tiếp tục ra xa, nhóm các hệ Ngân Hà Virgo Superscluster:

Lại ra xa hơn nữa: Local superclusters:

Tiếp tục hình ảnh hiện nay của Vũ trụ Có thể Quan Sát Được (Observable Universe). Ngay cả Local superclusters cũng nhỏ xíu bị vây xung quanh bởi biết bao nhiêu là vì sao khác…

Chúng ta có thể suy ngẫm để tự thấy mình nhỏ bé thế nào trước vũ trụ mênh mông và bao la. Năng lực của nhân loại hiện đại vẫn thật nhỏ bé và hữu hạn. Hãy tôn trọng thiên nhiên đất trời. Hãy biết sống yêu thương.

Chúng ta ngẫm lại, con người chẳng phải đáng thương ư, khi anh em, họ hàng đánh nhau, kiện tụng nhau vì một mảnh đất… Nó đáng là gì trong vũ trụ bao la?

Chúng ta vốn là ai và có thể thực sự làm được điều gì, trên thực tế vẫn mãi là một ẩn số lớn của nhân loại.

Hà Phương Linh (Biên dịch từ Epoch Times France)

Xem thêm: