Thực nghiệm đặc biệt mà bạn có thể kiếm tiền bằng cách “nằm thẳng” được lên kế hoạch trong 6 tuần, nhưng tại sao không ai có thể kiên trì được hơn một tuần? Tự do, đối với sinh mệnh mà nói, rốt cuộc quan trọng đến mức nào? Kết quả thật khiến người ta khó mà tin được. 

Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp! Hôm nay chúng ta sẽ nói về một phương thức giáo dục trẻ em đang gây tranh cãi.

Thể nghiệm “phòng tối nhỏ”

Vào tháng 6 năm 2016, một tiết mục dạy con trên TV đã thu hút sự chú ý của mọi người. Trong tiết mục đó, hai anh em nhỏ bất hòa đã bị mẹ nhốt lại trong phòng. Dù trong phòng có đèn và mẹ vẫn đứng ngoài cửa, nhưng trong mắt hai đứa trẻ, không gian chật hẹp đóng kín này là một “phòng tối nhỏ”. Cậu anh trai 5 tuổi tương đối bình tĩnh, nhưng cậu em trai chưa đầy 3 tuổi sợ hãi đứng ở cửa la khóc: “Mẹ ơi, mẹ ơi”. Cảnh tượng này khiến nhiều bà mẹ muốn rơi nước mắt. Mặc dù hai anh em nhanh chóng được trả tự do, câu hỏi liệu phương pháp giáo dục “nhốt phòng tối” liệu có hợp lý không, đã sớm dẫn phát một cuộc thảo luận toàn dân. Một số bài viết trực tuyến vẫn còn rất phổ biến.

Một số cư dân mạng bày tỏ sự ủng hộ cho rằng có thể áp dụng thủ đoạn cực đoan đối với một số vấn đề có tính nguyên tắc. Những người khác nói: “Việc hạn chế tự do thân thể chỉ là một hình thức bạo lực nhẹ hơn, và không nhất định gây ra tổn hại nghiêm trọng.”

Tuy nhiên, rất nhiều cư dân mạng lại bày tỏ sự phản đối khi cho rằng biện pháp “nhốt phòng tối” là:

“Hành vi trừng phạt rất cực đoan, dùng uy hiếp để kích khởi sự sợ hãi bản năng nhất trong đáy lòng đứa trẻ.”

“Đây không phải là giáo dục, đây là ngược đãi.”

“Đó là một ‘phương pháp giết chết trái tim’ cực kỳ lợi hại.”

“Đối với ‘nhốt phòng kín’: cần nói ‘Không’.”

Thậm chí, có không ít cư dân mạng đã thân chinh thể nghiệm “phòng tối nhỏ” xuất hiện và lên tiếng. Đáng ngạc nhiên là, rất nhiều người đã nhắc đến hai từ này: “sợ hãi” và “tuyệt vọng”.

Một số cư dân mạng vào thời điểm đó đã nói: “Cảm giác như đã chết, nhìn vào bóng tối vô tận, vô âm hưởng.”

Một số cư dân mạng cho biết, dù chỉ bị giam một lần ở trường mẫu giáo nhưng lúc đó họ không dám mở mắt và cảm thấy “rất tuyệt vọng”. Nhưng từ đó anh phát triển chứng sợ hãi sự phong bế và “không bao giờ đóng cửa đi ngủ”.

Không đánh không chửi, làm thế nào mà nó có thể tạo thành những tổn thương tâm lý nghiêm trọng như vậy cho đứa trẻ? Đây chỉ là một hiện tượng cá biệt, hay nó là một hiện tượng tồn tại phổ biến?

Có phương tiện truyền thông liền tìm đến chuyên gia tâm lý học nhờ cứu cánh. Không hỏi thì không biết, hỏi mới giật mình. Hóa ra, việc nhốt trong phòng nhỏ không chỉ tạo thành tổn hại cự đại cho trẻ em, mà cho cả những người trưởng thành có năng lực chịu đựng tâm lý. Dưới đây chúng ta hãy xem xét một số thực nghiệm tâm lý nổi tiếng về “nhốt trong phòng đen”. Bạn có thể tự mình đánh giá.

Thử nghiệm “Tước đoạt cảm giác” (Experiment of Sensory Deprivation)

Năm 1951, một thông báo được đăng trong khuôn viên của Đại học McGill ở Canada, nói rằng họ đang tuyển dụng tình nguyện viên cho một thực nghiệm tâm lý, và mức thù lao là 20 đô la Canada một ngày, tương đương với 200 đô la Canada hiện tại, đương thời được coi là một mức thù lao cao. Đồ ăn thức uống miễn phí và được cung cấp một chiếc giường êm ái, chỉ cần nằm xuống giường là được. Nằm xuống giường mà kiếm được nhiều tiền, kiếm đâu ra thứ hay ho như vậy? Có một thời gian, các sinh viên đại học trẻ tuổi đã đăng ký rất nhiệt tình, và cả nhóm đã xếp hàng dài hai dặm.

Tuy nhiên, thiên hạ không có bữa trưa nào miễn phí. Thực nghiệm đi kèm với các chuỗi các điều kiện. Đây là một căn phòng nhỏ đóng kín, ngoại trừ nhà vệ sinh, các tình nguyện viên phải ở trong đó, phải đeo bịt mắt 24/24, tay và chân cũng bị bọc lại. Căn phòng cách âm rất tốt, ngoại trừ tiếng quạt vo ve, căn bản không nghe thấy gì. Tức là các tình nguyện viên sẽ bị tước đi thị giác, thính giác và xúc giác, về cơ bản là cắt đứt mọi liên lạc với thế giới bên ngoài. Đây là thí nghiệm “tước đoạt cảm giác” do giáo sư tâm lý học Donald Hebb chủ đạo.

Thời gian thử nghiệm là 6 tuần. Tuy nhiên, các tình nguyện viên có thể tự mình chọn chấm dứt thử nghiệm. Đoán xem có bao nhiêu người có thể sống sót đến cuối cùng và nhận phần thưởng đầy đủ?

Trong thực tế, hầu hết mọi người chỉ kéo dài 2-3 ngày. Nhiều nhất là một tuần. Trong quá trình thử nghiệm, họ đều bị ảo giác ở các mức độ khác nhau. Một số nghe thấy tiếng nhạc, một số nhìn thấy mặt trời và các loài động vật khác nhau, và một số cảm thấy điện giật. Không những vậy, sau khi thực nghiệm kết thúc, họ đều xuất hiện các triệu chứng mất tập trung ở nhiều mức độ khác nhau, tư duy trì độn, căng thẳng buồn rầu, hoảng sợ, và phải mất vài ngày sau mới trở lại bình thường.

Học trò của Giáo sư Hebb, bác sĩ giải phẫu thần kinh người Mỹ Maitland Baldwin, sau đó cũng làm như vậy, nhốt tình nguyện viên lục quân trong hòm cách ly trong 40 giờ. Các tình nguyện viên sau khi trải qua một giờ đã khóc lóc dữ dội và phá chiếc hòm chui ra. Thực nghiệm này đã bị coi là vô nhân đạo và nhiều thí nghiệm sau đó của Baldwin đã bị chấm dứt. Từ đó, Baldwin kết luận rằng sự cô lập kéo dài và thiếu hụt cảm giác có thể khiến bất kỳ ai, dù có ý chí kiên cường đến đâu cũng phải khuất phục, và việc tước đoạt cảm giác kéo dài hơn sáu ngày “gần như chắc chắn sẽ tạo thành tổn hại không cách nào sửa chữa”.

Có lẽ vì kết luận này của ông mà “tước đoạt cảm quan” sau này đã trở thành một trong những thủ đoạn thẩm tra tội phạm phổ biến. Giáo sư Hebb cũng bị buộc tội là người phát minh ra “khốc hình” và bị công kích.

Nhưng nghiên cứu về tổn thương do cô lập không dừng lại ở đó. Vào những năm 1970, thực nghiệm “hố tuyệt vọng” của nhà tâm lý học người Mỹ Harry F. Harlow một lần nữa gây chấn động thế nhân.

Thực nghiệm “Hố tuyệt vọng” (Pit of despair)

Thay vì con người, đối tượng của Harlow sử dụng là khỉ nâu xám. Tại sao lại chọn khỉ? Bạn sẽ minh bạch sau khi xem thực nghiệm.

Những con khỉ mà Harlow chọn có ít nhất ba tháng tuổi, tương đương với khoảng tám hoặc chín tháng của con người, tất cả đều sống hạnh phúc dưới sự chăm nom của mẹ khỉ, và cũng  có sự tương tác tốt với các con khỉ khác, có thể nói chúng là nhưng khỉ con vui vẻ.

Những con khỉ sau đó sẽ được cho vào trong một căn phòng hình kim tự tháp ngược, trên đầu có một tấm lưới. Chúng nhìn thấy ánh sáng hắt vào từ mái nhà, bầy khỉ không thể không trèo lên, cố gắng thoát khỏi lồng. Tuy nhiên, mọi cố gắng đều kết thúc trong thất bại. Bởi vì các bức tường xung quanh rất trơn nhẵn, ngay khi chúng nhảy lên, chúng sẽ trượt xuống. Sau vài ngày, lũ khỉ đều bỏ cuộc và thu mình vào một góc. Trên thế giới này có một loại tuyệt vọng gọi là: tự do đang ở phía trước, nhưng chúng ta vĩnh viễn không cách nào đạt được nó. Đó là những gì đã xảy ra với những con khỉ này ngay từ đầu. Nhưng điều này chỉ là khởi đầu.

Một bức tường có kính một chiều. Những người làm thực nghiệm có thể quan sát mọi cử động của khỉ từ bên ngoài, nhưng khỉ không thể nhìn thấy gì. Thứ duy nhất chúng có thể nhìn thấy là bàn tay mang thức ăn vào. Chúng một con ăn, một con ngủ, và một người ngồi thất thần, có thể khóc nhưng đừng mong ai đó sẽ an ủi mình, có thể đập tường và la hét nhưng không hy vọng có hồi ứng. Những ngày như vậy có thể ngắn như một tháng hoặc dài như một năm. Những con khỉ sau đó được thả trở lại gia đình nguyên bản của chúng.

Sau đó, thảm họa mới thực sự bắt đầu. Những con khỉ chỉ bị nhốt trong một tháng xuất hiện bất an cực độ, hành vi đại biến. Còn những con khỉ bị cách ly một năm thì càng thê thảm. Chúng không chơi với những con khỉ khác, biểu hiện không hứng thú bất cứ điều gì và trở thành đối tượng bị bắt nạt. Hai trong số chúng thậm chí không hứng thú đến ăn uống, và cuối cùng đã chết đói.

Hầu như tất cả các con khỉ bị thực nghiệm đều không có hứng thú với con khác giới khi trưởng thành. Sau khi một số khỉ cái được phối giống nhân tạo, chúng không thể nuôi con bình thường, chúng ngược đãi khỉ con hoặc đơn giản là phớt lờ chúng. Trong hai trường hợp nghiêm trọng, một bà mẹ khỉ áp mặt đứa trẻ xuống sàn và bắt đầu gặm ngón tay của nó. Một bà mẹ khác ngồi lên đầu con mình.

Nhà văn Deborah, Blum mô tả những con khỉ “trông giống như những con động vật chết trong địa ngục tịch mịch trống vắng”. Ban đầu, Harlow thiết kế thí nghiệm để nghiên cứu chứng trầm cảm, để xem những điều kiện bên ngoài nào có thể gây ra bệnh chứng rối loạn này. Mục tiêu của ông ấy có thể nói là đã thực hiện.

Sau cuộc thử nghiệm, Harlow đã thử nhiều phương pháp khác nhau để chữa trị cho những con khỉ bị chấn thương tâm lý, nhưng không thành công.

Nói đến đây chắc mọi người cũng hiểu tại sao Harlow không tìm người tình nguyện làm thực nghiệm này rồi chứ? Bởi vì kết quả thực nghiệm thực sự rất tàn khốc.

Nhưng hơn mười năm sau, một số người đã dám làm thực nghiệm trên người. Đây là thực nghiệm nhịp sinh học (circadian rhythm), một thực nghiệm cô lập do nhà tâm lý học người Ý Maurizio Montalbini chủ đạo vào năm 1989.

Thực nghiệm nhịp sinh học (circadian rhythm)

Tình nguyện viên cho cuộc thử nghiệm là nhà thiết kế trang trí 27 tuổi Stefania Follini. So với bầy khỉ, môi trường thí nghiệm có thể nói là thiên đường. Ngoài việc phải bị cô lập trong một hang động ngầm, không thể nhìn thấy mặt trời và không biết thời gian, Stefania có thể liên lạc với các nhà nghiên cứu thông qua một chiếc máy tính, đi kèm với hai chú chuột cưng, và có thể chơi guitar và hát, có thể đọc sách khi nhàn rỗi, tập thể dục và chơi game đánh bài trên máy tính, không có chút gì tịch mịch cả.

Trong vài ngày đầu tiên, Stefania cảm thấy thoải mái. Nhưng ngay sau đó, đồng hồ sinh học của cô ấy rối loạn. Ngày ba bữa có quy luật, ngủ theo chu kỳ, đã biến thành đói thì ăn, mệt thì ngủ. Cô ấy có thể ngủ 10 giờ một ngày, cũng có thể hoạt động tới 24 giờ không ngừng. Đến ngày thứ 130, nhân viên nghiên cứu phát hiện trạng thái tinh thần của Stefania càng ngày càng kém, liền dừng thực nghiệm.

Stefania trông xanh xao và hốc hác khi nhìn thấy ánh sáng ban ngày. Vậy cuộc sống “cách biệt với thế giới” này đã khiến cô thể nghiệm những gì? Dù chỉ ăn và ngủ mỗi ngày nhưng Freeney đã giảm cân nặng đáng kể, giảm gần 8 kg, kèm theo đó là lượng canxi trong xương bị mất đi nhiều, chức năng của hệ miễn dịch cũng bị suy giảm rất nhiều. Cũng có báo cáo rằng cô ấy trong quá trình thử nghiệm đã cảm thấy thất vọng chẳng còn thiết gì, nhưng không ai có thể giúp cô ấy hưng khởi trở lại. Dù thế nào đi nữa, nếu cứ tiếp tục “cách ly”, sinh mạng của cô ấy ắt sẽ từ từ đổ gục. Đó là lý do tại sao đội nghiên cứu đã ngừng thử nghiệm.

Nói đến đây, quý vị có thấy việc bị nhốt “phòng nhỏ đen” có tính sát thương hơn chúng ta tưởng không?

Đôi khi tự do bảo quý như không khí, và cũng dễ bị chúng ta phớt lờ như không khí, cho đến một ngày, khi chúng ta bị bóp nghẹt cổ họng đến mức không cách nào thở được, chúng ta mới nhận ra rằng tự do trọng yếu đến thế nào. Vì vậy, những ai bây giờ có thể có được tự do, nhất định hãy biết trân quý.

Theo Epoch Times, Hương Thảo biên dịch