Hầu hết các loài rùa đều có thể sống trong thời gian rất dài, đến hàng trăm năm. Có một chú rùa với tên gọi Harriet, sống ở đảo Galapagos đã chết vào năm 2006 ở tuổi 175. Một con khác có tên Adwaita, rùa khổng lồ trên đảo Galapagos có số tuổi là 250. Tuổi thọ của con rùa lâu nhất được ghi nhận lên tới 700 năm, đó quả là một con số khổng lồ. 

Tại sao loài rùa lại có thể sống lâu như vậy?

Gần đây, một số nhà khoa học đã nghiên cứu bí mật trường thọ của rùa từ các phương diện như tế bào học, giải phẫu học, sinh lí học. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự trường thọ của rùa có quan hệ mật thiết với hành động chậm chạp, quá trình trao đổi chất tương đối chậm và cơ năng sinh lí chịu đói chịu khát của chúng. 

Sự trường thọ của rùa có quan hệ mật thiết với hành động chậm chạp (Ảnh: Pexels.com)

Một điều khác làm lên bí quyết trường thọ của loài rùa là ăn chay. Căn cứ vào quan sát và nghiên cứu, các nhà động vật học và các chuyên gia nuôi rùa cho rằng, rùa có đầu lớn, ăn chay, có tuổi thọ dài hơn so với rùa có đầu nhỏ, ăn thịt hay thức ăn tạp. Ví dụ, rùa tượng sống ở trên đảo nhiệt đới Thái Bình Dương và ấn Độ Dương là rùa sống trên cạn lớn nhất trên thế giới, thức ăn chủ yếu của nó là cỏ xanh, quả dại và cây bàn tay tiên (còn gọi là cây xương rồng bà), tuổi thọ rất dài, có thể sống trên 300 tuổi, là loài rùa trường thọ mà mọi người công nhận.

Một điều khác làm lên bí quyết trường thọ của loài rùa là ăn chay (Ảnh: tapchitrithuc.com)

Như vậy ta có thể thấy tuổi thọ của rùa vượt xa con người, tuy nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ.

Đó là một người mang tên Li Qing Yun (Lý Thanh Vân) – một cụ già thọ 256 tuổi đã phá kỷ lục, đây không phải là truyền thuyết hay tưởng tượng mà là một nhân vật có thật.

Theo thời báo New York năm 1930 đưa tin, giáo sư Hu Zhong Lian (Hồ Trung Liêm) tại đại học Thành Đô Trung Quốc đã phát hiện trong sử sách năm 1827 của Trung Quốc có ghi lời chúc mừng cụ Li Qing Yun thọ 150 tuổi, đến năm 1877 vẫn có tài liệu ghi chúc mừng cụ tròn 200 tuổi. Năm 1928, thời báo New York có bài viết ghi rõ, người hàng xóm của cụ Li đều khẳng định ông cha của họ từ nhỏ đều đã quen biết cụ Li, khi đó cụ Li đã là một người trưởng thành.

Theo sử sách ghi chép, Bành Tổ sống đến 800 tuổi (Ảnh: Tinhhoa.net)

Một trường hợp khác mang đậm sắc thái huyền thoại đó là ông Bành Tổ. Theo “Thần tiên truyện” thì ông Bành Tổ là một người họ Tiên tên Khanh, là cháu xa đời vua Chuyên Húc. Vua Nghiêu phong cho ông đất Đại Thành (tức Bành Thành – Từ châu) vì thế nên gọi ông là Bành Tổ. Trải qua nhà Hạ đến cuối nhà Ân, ông đã 767 tuổi mà vẫn còn khoẻ, được mời ra giữ chức Đại phu. Như vậy tuổi của ông vượt rất xa tuổi người bình thường.

Điều thú vị là tuổi của những nhân vật này lại khá tương đồng với độ tuổi của loài rùa. Vậy điểm chung ở đây là gì?

Những người sống lâu đều sống chậm, không tham danh lợi phú quý, chú trọng tập khí công, thiền định

Những người sống lâu đều sống chậm, không tham danh lợi phú quý, chú trọng tập khí công, thiền định (Ảnh: tinhhoa.net)

Bành Tổ thuở nhỏ thích điềm tĩnh, không thiết gì công danh phú quý, chủ việc dưỡng sinh. Khi phải ra làm quan, ông thường cáo ốm ở nhà, không dự gì đến chính sự. Ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) lại truyền rằng: Bành Tổ là cháu của Châu Húc, đến năm cuối nhà Ân ông đã ngoài 700 tuổi, mà thân thể vẫn cường tráng. Ông thích yên tĩnh, chuyên tâm tu đạo. Châu Mục Vương mến mộ cao danh của ông muốn mời ông nhận chức đại phu. Bành Tổ cáo bệnh khéo chối từ.

Trang Tử trong chương “Khắc Ý” có đoạn nói: “Việc tập thở để đưa không khí cũ ra ngoài, tiếp nhận không khí mới vào cơ thể; việc co duỗi chân tay, chính là nhằm để kéo dài tuổi thọ. Việc tập luyện phép dưỡng sinh này đã từng được Bành Tổ là người có tuổi thọ rất cao, luôn luôn ưa thích”.

Những người sống lâu đều ăn uống đạm bạc

Sách Trung y cổ đại có rất nhiều nội dung liên quan đến ẩm thực dưỡng sinh mà trong đó rất nhiều đều nói đến hai chữ: “tiết thực”. Tiết thực không phải là không ăn uống mà là điều tiết chất lượng và số lượng thức ăn. Người xưa nói, bữa tối giảm một miếng ăn, sống đến 99 tuổi. Ăn tham, ăn nhiều sẽ tổn thọ; ngược lại, ăn ít sẽ trường thọ.

Những người sống lâu đều có lối sống đạm bạc (Ảnh: tinhhoa.net)

Cụ Li như đã kể trên, sống đến 150 tuổi, nghe nói cụ là người biết đọc biết viết từ nhỏ, năm 10 tuổi cụ đã từng đi khắp nơi như Cam Túc, Thiểm Tây, Tây Tạng, An Nam, Tây An và Mãn Châu để hái thuốc. Thời đó trở về trước mọi người đều lấy việc đi hái thuốc làm nghề chính. Sau này cụ chuyển sang bán thảo dược của người khác hái về. Cụ bán các loại thảo dược như linh chi, kì tử, nhân sâm, hà thủ ô v.v., đồng thời cụ cũng dùng những loại thảo dược này cùng với rượu gạo làm đồ ăn thức uống sống qua ngày.

Theo lời những hậu duệ của cụ Li kể lại, cụ Li đã từng gặp người thọ 500 tuổi, đây chính là thầy dạy khí công và người nói với cụ cách ăn uống để có tuổi thọ như vậy.

Cụ Li luôn giữ tâm trí thoải mái, kết hợp kỹ năng thở để tạo ra bí quyết trường thọ của riêng mình. Ngoài ra thói quen ăn uống cũng có tác dụng rất lớn trong vấn đề giữ gìn tuổi thọ của cụ. Tuy nhiên trong ghi chép của người đời, bí quyết lớn nhất của cụ vẫn là giữ cho tâm được tĩnh.

Xã hội hiện đại ngày nay, ai cũng đều gấp gáp vì nhu cầu này khác, thương trường như chiến trường khiến chúng ta chẳng kịp nghĩ nhiều đến những thứ không giúp sinh ra được lợi nhuận ngay trước mắt. Cuộc sống như vậy rất mệt mỏi và khiến chúng ta chưa già đã bệnh.

Lão Tử (Ảnh: trithucvn.net)

Lão Tử nói: “Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên.” Ý tứ chính là, người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo Tự nhiên. Cho nên, “thuận theo tự nhiên” mới là đạo sinh tồn của nhân loại.

Nam Minh