Một nghiên cứu mới về thiên văn học gần đây cho biết, có bằng chứng chứng minh vào vài tỷ năm trước trên sao Hỏa từng xảy ra trận sóng thần nhấn chìm phần lớn vùng phía bắc sao Hỏa.

Giới khoa học cho rằng, khoảng 3,4 tỷ năm trước, một thiên thạch đã rơi vào đại dương của hành tinh đỏ này gây ra sóng thần quy mô lớn, chôn vùi phần lớn diện tích phía bắc của nó, diện tích tương đương với ba tiểu bang gồm California, Nevada và Oregon. Chiều cao sóng thần vào khoảng 122 mét, tương đương tòa nhà quốc hội Mỹ.

Ngày 19/5, tờ Nước Mỹ ngày nay viết, theo như kết quả nghiên cứu, nếu 3,4 tỷ năm trước có người chứng kiến cảnh này ở sao Hỏa sẽ không khỏi bàng hoàng vì “một bức tường nước màu đỏ khổng lồ di chuyển với vận tốc siêu nhanh”.

Hai lần xảy ra sóng thần

Nhà thiên văn Alexis Rodriguez thuộc Viện Nghiên cứu Khoa học Hành tinh, một trong những người tham gia nghiên cứu cho biết: “Đó là cảnh tượng đặc biệt siêu thực”.

Nghiên cứu cũng chỉ ra, trên sao Hỏa từng hai lần xảy ra sóng thần như vậy, nguyên nhân vì sao chổi hoặc thiên thạch rơi vào đại dương sao Hỏa gây ra. Sóng thần đã cuốn theo những khối đá to như chiếc xe tăng đẩy vào đất liền. Sau đó nhiều triệu năm lại tiếp tục có sóng thần, dấu vết của nó còn in lại trên băng nguyên (ice field).

Các nhà khoa học cho rằng, qua nghiên cứu dấu vết sóng thần để lại có thể tìm ra tính chất hóa học của đại dương sao Hỏa thời xa xưa, từ đó dự đoán liệu có tồn tại sự sống hay không. Các nhà khoa học nhấn mạnh, so sánh với sóng thần trên Trái Đất, sóng thần trên sao Hỏa lớn hơn nhiều. Tại một số khu vực, sóng thần thậm chí chạy xa trong đất liền tới 480 km.

Ngày 27/9/2012, Cục Hàng không Mỹ (NASA) công bố hình ảnh chụp được từ lòng sông bị khô cạn của sao Hỏa (trái) trông không khác gì lòng sông của Trái Đất (phải) (Ảnh: NASA/JPL-Caltech/MSSS and PSI).
Ngày 27/9/2012, Cục Hàng không Mỹ (NASA) công bố hình ảnh chụp được từ lòng sông bị khô cạn của sao Hỏa (trái) trông không khác gì lòng sông của Trái Đất (phải) (Ảnh: NASA/JPL-Caltech/MSSS and PSI).

Bài toán về đại dương trên sao Hỏa

Nghiên cứu cũng đặt ra bài toán nan giải: Nếu sao Hỏa từng có đại dương thì nguyên nhân hình thành là như thế nào?

Nhà khoa học Stephen Clifford của Viện Nghiên cứu Mặt Trăng và các Hành tinh (Lunar and Planetary Institute) cho biết, nhiều năm qua các nhà khoa học đã không ngừng tranh luận về vấn đề tồn tại đại dương trên sao Hỏa (đặc điểm địa chất đường bờ biển).

Tháng 9/2015, NASA tuyên bố trên sao Hỏa từng có nước (Ảnh chụp từ video của NASA).
Tháng 9/2015, NASA tuyên bố trên sao Hỏa từng có nước (Ảnh chụp từ video của NASA).

Theo nhà nghiên cứu Stephen Clifford suy đoán, đường bờ biển sao Hỏa không rõ ràng vì nó bị sóng thần phá hủy. Theo ông, việc phát hiện ra dấu vết của sóng thần phần nào loại bỏ bớt những tranh cãi về vấn đề trên sao Hỏa có đại dương hay không. Ông Stephen Clifford cũng đưa ra một giả thuyết khác, nguyên nhân gây ra sóng thần trên sao Hỏa cũng có thể do hoạt động địa chất như động đất hoặc lở núi.

Ông cũng cho rằng nghiên cứu mới này đã “chứng minh thuyết phục”, vì việc hình thành tầng nham thạch ở sao Hỏa “là vô cùng khó giải thích…., trừ khi lý giải bằng giả thuyết sóng thần”. Kinh nghiệm nói với chúng ta rằng, sức phá hoại của sóng thần vô cùng khủng khiếp, ví dụ sóng thần ở Indonesia vào năm 2004 cướp đi 250.000 mạng người.

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Tinh Vệ biên dịch

Xem thêm: