Ngoài Trái đất của chúng ta, còn có một địa cầu siêu cấp khác, và dường như nó có trữ lượng hồng ngọc và ngọc bích cực kỳ phong phú.

Trong dải Ngân Hà có một hành tinh nham thạch hàng chục tỷ năm tuổi, và nó có thể có sự sống trên bề mặt. Việc phát hiện ra hành tinh này có thể sẽ thay đổi cách các nhà khoa học nghĩ về việc tìm kiếm sinh mệnh có trí huệ ngoài Trái đất.

Địa cầu siêu cấp

Các nhà khoa học đã phát hiện ra một loại hành tinh mới ngoài hệ Mặt trời, có thể nói là một lớp “siêu địa cầu”. Hành tinh này rất gần với ngôi sao mẹ của nó, được hình thành dưới nhiệt độ cao và rất giàu canxi, nhôm và oxit của các kim loại này, trong đó bao gồm cả hồng ngọc và ngọc bích.

Cái gọi là “siêu địa cầu” dùng để chỉ các ngoại hành tinh (ngoài hệ Mặt trời) có mật độ tương tự như Trái đất và Hỏa tinh, có tỷ lệ nham thạch và kim loại cao, và có khối lượng lớn hơn Trái đất nhưng nhỏ hơn Hải Vương tinh.

So với Trái đất, quỹ đạo của hành tinh này tương đối gần với ngôi sao mẹ hơn, và thành phần tổ thành của nó rất khác biệt. Khác với lõi sắt của Trái đất, hành tinh này chứa nhiều canxi và nhôm. Điều này có nghĩa là hồng ngọc và ngọc bích có thể tồn tại, vì chúng là hình thức kết tinh qua dưỡng hóa nhôm mà cấu thành.

Caroline Dorn, một nhà vật lý thiên văn tại Đại học Zurich ở Thụy Sĩ, cho biết vì thành phần chủ yếu của hành tinh này là canxi và nhôm, và hầu như không có sắt, do đó chúng có thể không có loại từ trường như Trái đất. Vì kết cấu bên trong rất khác nhau nên quá trình nguội đi và thành phần khí quyển của nó cũng sẽ khác với “siêu địa cầu” nói chung.

Các nhà khoa học từ Đại học Zurich ở Thụy Sĩ và Đại học Cambridge ở Vương quốc Anh đã xác định được 3 ngoại hành tinh có thể thuộc loại “siêu Trái đất” nóng bỏng này, bao gồm: HD 219134 b, 55 Cancri e và WASP-47.

HD 219134 b cách Trái đất 21 năm ánh sáng, nó quay quanh ngôi sao mẹ một vong trong 3 ngày, và có khối lượng gấp 5 lần Trái đất. Bởi vì nó giàu canxi và nhôm, “có thể nó tỏa sáng màu đỏ và lam như hồng ngọc và ngọc bích, bởi vì loại bảo thạch này là nhôm dưỡng hóa.”

Ngoài ra, 55 Cancri e cách Trái đất 40 năm ánh sáng, và chu kỳ hoàn thành một vòng quay chỉ 18 giờ; trong khi WASP-47 e cách Trái đất 870 năm ánh sáng, và chu kỳ một vòng quay cũng là 18 giờ. Hai hành tinh này rất gần ngôi sao mẹ của chúng, và nhiệt độ bề mặt của nó gần như cao tới 3 ngàn độ.

55 Cancri e đã xuất hiện trên các tiêu đề trong năm 2012. Trước đây, các nhà khoa học cho rằng 55 Cancri e rất giàu carbon, và có thể còn có nhiều kim cương. Bây giờ, các nhà khoa học đã sửa lại tuyên bố này dựa trên những quan trắc sau đó, cho biết: “Chúng tôi đang sửa hành tinh kim cương giả định này thành hành tinh sapphire”.

Hành tinh TOI-561b

Có một hành tinh nham thạch hàng chục tỷ năm tuổi trong Dải Ngân hà, và có thể có sự sống trên đó.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh nham thạch khoảng 10 tỷ năm tuổi trong dải Ngân Hà Milky Way của chúng ta, và tin rằng có thể đã từng có sự sống trên đó. Dải Ngân Hà chỉ khoảng 12 tỷ năm tuổi, cho thấy hành tinh này được hình thành gần như từ những ngày đầu của dải Ngân Hà. Việc phát hiện ra hành tinh này sẽ thay đổi cách các nhà khoa học nghĩ về việc tìm kiếm sự sống có trí huệ ngoài Trái đất.

Hành tinh có tên TOI-561b nằm cách Trái đất khoảng 280 năm ánh sáng trong chòm sao Sextant trên bầu trời phía Nam, có kích thước gấp 1,45 lần Trái đất, và khối lượng gấp khoảng 3 lần.

Ngôi sao mẹ của nó TOI-561 là một ngôi sao lùn màu cam có lịch sử khoảng 10 tỷ năm, là một trong những ngôi sao lâu đời nhất được biết đến trong dải Ngân Hà. TOI-561b cũng có lịch sử khoảng 10 tỷ năm.

Trưởng nhóm nghiên cứu là Lauren Weiss, một nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Hawaii, cho biết: “TOI-561b là một trong những hành tinh nham thạch lâu đời nhất được phát hiện cho đến nay. Sự tồn tại của nó cho thấy vũ trụ đã không ngừng sản sinh ra các hành tinh nham thạch kể từ khi nó được đản sinh cách đây 14 tỷ năm.”

Hành tinh này chỉ mất 10,5 giờ để quay quanh ngôi sao mẹ, và nó quay đồng bộ với ngôi sao mẹ, giống như Mặt trăng của chúng ta quay quanh Trái đất, vĩnh viễn chỉ có một mặt đối diện với ngôi sao mẹ của nó. Điều này có nghĩa là một bên của hành tinh này sẽ luôn là ngày, và bên kia sẽ luôn là đêm. Nhiệt độ ở mặt đối diện với ngôi sao chính (mặt ban ngày) có thể lên tới 4.000°F (Fahrenheit), có khả năng là một đại dương dung nham, trong khi mặt ban đêm có thể là trạng thái nham thạch của bề mặt lục địa.

Hầu hết các thiên hà xoắn ốc giống như dải Ngân Hà đều có hai đĩa diện: một đĩa mỏng và một đĩa dày. Hãy tưởng tượng rằng Milky Way giống như hai quả trứng chồng vào nhau, và đĩa diện mỏng ám chỉ vùng lõi phẳng. Các ngôi sao tập trung tương đối dày đặc trong khu vực này. Tuy nhiên, không ít ngôi sao cũng phân bố ở vùng lân cận trên và dưới của vùng này, các nhà khoa học gọi toàn bộ vùng rộng lớn là đĩa dày.

Nói chung, các ngôi sao trong đĩa dày thiếu các nguyên tố kim loại như sắt và magiê, vì vậy các nhà khoa học tin rằng những ngôi sao này khó có thể có hành tinh trong hệ thống của chúng. Như đã thấy trong hầu hết các dữ liệu quan sát, hầu hết các hành tinh đều nằm trong các hệ sao ở dạng đĩa mỏng. Nhưng hành tinh mới được phát hiện này lại nằm trong mảng đĩa dày của dải Ngân Hà.

Lịch sử tương đối của ngôi sao trong vùng đĩa dày cũng dài hơn, cho thấy hành tinh nham thạch này đã xuất hiện và bắt đầu tiến hóa khi vũ trụ ra đời cách đây hơn 10 tỷ năm. Các nhà khoa học cho rằng có lẽ đã có sự sống trên đó hàng tỷ năm trước.

“Điều này cho thấy trong 10 tỷ năm qua, thậm chí toàn bộ lịch sử 12 tỷ năm của dải Ngân Hà đã sản sinh ra các hành tinh nham thạch. Hãy tưởng tượng hành tinh nham thạch có lịch sử 10 tỷ năm này sẽ có lịch sử như thế nào? Tôi rất muốn biết.

Nghiên cứu đã được trình bày tại cuộc họp lần thứ 237 của Hiệp hội Thiên văn Hoa Kỳ gần đây. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Astronomical Journal số tháng 2.

Được rồi, hôm nay chúng ta hãy nói về vấn đề này. Nếu bạn quan tâm đến chủ đề hôm nay hoặc bạn đặc biệt yêu thích hành tinh nào, bạn có thể để lại lời nhắn cho chúng tôi.

Theo Epoch Times, Hương Thảo biên dịch

Từ Khóa: