Khi bị mắc cạn, loài cá mập này có khả năng đi bộ để thoát khỏi nơi nguy hiểm và chúng có thể sống sót qua 1 hơn giờ đồng hồ trong môi trường không có nước. 

Được phát hiện từ năm 2006 tại Halmahera, vùng biển phía đông bắc Indonesia với tên gọi là “cá mập đi bộ” Raja Ampat. Đây là loài cá đi bộ thứ 9 trên thế giới được phát hiện và công nhận. Tên thường gọi của loài cá mập này là Epaulete.

Cá mập Epaulete nhìn chung có kích thước khá nhỏ, con lớn nhất cũng chỉ có chiều dài 121 cm. Thay vì bơi như những loài cá mập khác thì loài cá này lại “đi bộ” trên đáy đại dương bằng cách luồn lách và sử dụng nhưng chiếc vây có hình dáng như những mái chèo để di chuyển về phía trước. Vậy nên loài cá này chỉ bơi được một đoạn ngắn và rất dễ bị tóm gọn khi chúng bị truy sát.

Loài cá mập đi bộ Epaulete. (Ảnh: animalia-life.club)

Cá mập Epaulete thường kiếm ăn về đêm, chúng thường sống ở những vùng nước nông, gần các vỉa đá ngầm. Cá mập Epaulete có một khả năng khá độc đáo là làm tăng lượng máu cho não và có thể dừng các chức năng thần kinh không cần thiết. Điều này đồng nghĩa với việc nó có thể sống sót trong điều kiện không có oxy trong thời gian 1 giờ đồng hồ mà không vấn đê gì hết.

Theo các chuyên gia về sinh vật biển cho biết, loài cá mập mới hoàn toàn không gây nguy hiểm với con người. Khi săn mồi, chúng dùng bốn vây của mình để di chuyển dọc đáy đại dương, tìm kiếm những loài cá nhỏ và động vật thân mềm. Sự di chuyển của chúng khá giống chuyển động đi bộ của các loài sống trên cạn.

Loài cá mập Epaulette hoàn toàn vô hại đối với con người. (Ảnh: mGift)

Trước đó, Tiến sĩ sinh vật học Gerard Allen thuộc hiệp hội Bảo tồn quốc tế cùng các cộng sự của ông đã phát hiện loài cá mập mới có khả năng “đi bộ” dưới đáy đại dương cũng chính tại Indonesia.

Loài cá mập này có tên khoa học hemiscyllium halmahera (hay còn gọi là cá mập tre), sống ở khu vực bờ biển phía đông quần đảo Maluku, Halmahera của Indonesia. Loài này có kích thước khá nhỏ, dài khoảng 71cm và có hai loại là cá mập tre thường và các mập tre vằn, chúng chỉ khác nhau một chút về màu sắc.

Loài cá mập tre. Ảnh: Congnghe.vn

Indonesia là quốc gia nổi tiếng với việc xuất khẩu vây cá mập làm thực phẩm, thuốc. Vậy nên khi phát hiện ra loài cá mập mới này, chính phủ lập tức ra thông cáo chính thức bảo tồn chúng nhằm bảo tồn đa dạng sinh học và thúc đẩy du lịch sinh thái biển.

Nhà sinh thái về rạn san hô và bảo tồn biển, Mark Erdmann cho biết: “Cá mập đi bộ sẽ đại sứ tuyệt vời cho việc bảo tồn sinh thái đại dương nói chung và bảo tồn loài cá mập nói riêng.”

Video:

Sơn Tùng