Nhà khảo cổ học nổi tiếng Graham Hancock tuyên bố có một nền văn minh vô cùng tiên tiến từng tồn tại trước thảm họa sao chổi mang tính hủy diệt toàn cầu, và một thảm họa tương tự có khả năng lặp lại vào năm 2030.

Giả sử tất cả các lý thuyết có phần hoang đường và các thuyết âm mưu của nhà văn, tiểu thuyết gia trứ danh Dan Brown – tác giả của những tác phẩm kinh điển như Mật mã Da Vinci, Thiên thần và Ác Quỷ – được chứng minh là đúng. Và những lời tuyên bố về khả năng đọc suy nghĩ người khác, bẻ cong thìa bằng sức mạnh tinh thần của nhà ngoại cảm Uri Geller té ra đều là sự thật.

Thì như vậy vẫn không được một nửa đáng kinh ngạc so với tuyên bố trên một tạp chí khoa học ít tiếng tăm vào tháng 4 vừa qua, mà qua đó đã xác thực được thành quả sau 20 năm nghiên cứu cần mẫn cùng những quyển sách bán chạy nhất của nhà khảo cổ học “lập dị” Graham Hancock.

Nhà khảo cổ học Graham Hancook. Ảnh: Graham Hancock
“Dấu vân tay của các vị Thần – Bằng chứng về những nền văn minh thất lạc trên Trái Đất” – một trong những đầu sách bán chạy nhất của Hancook. Ảnh: Graham Hancook

Lời tuyên bố của ông cho rằng một nền văn minh nhân loại với trình độ phát triển vô cùng cao đã bị xóa sổ bởi một thảm họa mang tính toàn cầu, hiện chỉ còn lưu dấu tích trong các truyền thuyết, huyền thoại cùng những sự tích trong Kinh thánh như câu chuyện của Nô-ê và Trận Đại Hồng thủy, đã bị các nhà khoa học chủ lưu (nhà khoa học dòng chính) chế nhạo và bác bỏ kể từ lần đầu tiên được ông đưa ra vào giữa thập niên 90 của thế kỷ trước.

Cuốn sách mới nhất của ông, với tựa đề “Những pháp sư của các vị Thần” (Magicians Of The Gods), đã trình ra những khám phá từ khắp nơi trên thế giới để chứng minh cho một tuyên bố của ông rằng, một mảnh vụn sao chổi đã đụng phải Trái Đất vào khoảng 13.000 năm trước, gây ra những trận động đất và sóng thần kinh hoàng. Không chỉ vậy, nó còn gây nên một kỷ băng hà cỡ nhỏ, kéo dài trong khoảng 1.000 năm tiếp theo.

Bìa cuốn sách “Những pháp sư của các vị Thần”. Ảnh: Graham Hancock

Một số bằng chứng thuyết phục nhất, và cũng không kém phần kỳ dị, là một khối đá khổng lồ được khai quật tại một di chỉ vô cùng cổ xưa ở Thổ Nhĩ Kỳ gọi là Gobekli Tepe – với nghĩa đen là “Đồi Bụng Bự”. Hancock cho biết, đây là công trình kiến trúc thuộc hàng cổ xưa nhất trên trái đất.

Di chỉ khảo cổ “Đồi Bụng Bự” Gobekli Tepe. Ảnh: Lonely Planet

Cổ gấp đôi di chỉ vòng tròn đá Stonehenge ở Anh, tuy nhiên trình độ kỹ thuật được thể hiện tại Gobekli Tepe điêu luyện hơn rất nhiều. Các hình vẽ chạm khắc thiên văn trên các tảng đá đóng vai trò như các công cụ hỗ trợ những nhà thiên văn/chiêm tinh thời tiền sử, đồng thời cũng kể lại các sự tích xưa. Và một trong những sự tích đó là việc một ngôi sao chổi đã rơi xuống từ bầu trời, quét sạch gần như tất cả mọi thứ trên mặt đất.

Bất chấp khối lượng thông tin khủng khiếp được đưa ra trong cuốn sách, vốn bàn luận rất kỹ từng luận điểm, Hancock đã gặp phải những lời châm biếm như mọi khi kể từ khi cuốn sách “Những pháp sư của các vị Thần” ra mắt vào năm 2015.

Theo Hancock, một mảnh vụn sao chổi đã đụng phải Trái Đất vào khoảng 13.000 năm trước, gây ra những trận động đất và sóng thần kinh hoàng.  Ảnh: Shutterstock

Ông đã bị chế nhạo như một kẻ mơ mộng, một tên a-ma-tơ bị lầm lạc.

Vì vậy khi một nghiên cứu độc lập được công bố vào tháng 4 vừa qua, xác thực rất nhiều tuyên bố của Hancock, chứng minh rằng tiếng nói đơn lẻ này đã không hề sai trong suốt 20 năm qua, có lẽ chúng ta lại phải một lần nữa cảm thán trước sự khó khăn cố hữu, trường kỳ trong bất kỳ chuyến hành trình tìm kiếm chân lý nào, để hiểu rằng những gì phổ biến, chủ lưu, chính thống không nhất định là chính xác hoàn hảo, thậm chí hoàn toàn sai lệch so với sự thật đang ẩn nấp đằng sau.

Các bức họa khắc đá tại di chỉ Gobekli Tepe thực sự miêu tả một vụ va chạm sao chổi, trong khoảng năm 10.950 trước Công nguyên TCN, theo một số chuyên gia vô cùng nghiêm túc từ Trường Kỹ thuật thuộc Đại học Edinburgh (Anh). Báo cáo của họ được công bố trên một tạp chí ít tiếng tăm là Tạp chí Quốc tế về Khảo cổ học (International Journal of Mediterranean Archaeology and Archaeometry), dưới dang nghĩa của Đại học Aegean (Hy Lạp).

Nhưng sự “ẩn dật, ít nổi” của tạp chí này không thể làm lu mờ được quy mô của các tuyên bố gây chấn động của Hancock. Các tuyên bố của ông nghe giống như một bộ phim bom tấn về thảm hoạ toàn cầu, một bộ phim khoa học viễn tưởng và một bộ phim kinh dị trinh thám của Hollywood tất cả kết hợp lại với nhau.

Nếu có nhiều nhà khảo cổ học dòng chính hơn bắt đầu đồng tình với ông, thì nó có thể dẫn tới một sự chuyển dịch mang tính “địa chấn” đối với nhận thức của giới học giả.

Trên thực tế, dựa trên các bằng chứng khảo cổ, giới học giả từ lâu đã đồng tình rằng, không lâu sau giai đoạn 11.000 năm TCN, tức vào khoảng 13.000 năm trước, khi Trái Đất mới dần dần thoát ra khỏi giai đoạn Kỷ băng Hà gần nhất, một sự kiện mang tính hủy diện đã xảy ra, gây nên một tình trạng biến đổi khí hậu đột ngột. Tình trạng này đã khởi đầu cho một giai đoạn khí hậu lạnh giá kéo dài gọi là Younger Dryas, kéo dài khoảng 1.500 năm.

Giới khoa học có rất nhiều giả thuyết để giải thích cho điều này, nhưng trong cuốn “Những pháp sư của các vị Thần”, Hancock lập luận rằng chúng ta đã có tất cả các bằng chứng trong tay: hơn 200 truyền thuyết cổ xưa, của các bộ lạc trải dài từ khu vực Bắc Cực đến xích đạo, kể về một nền văn minh nhân loại tiên tiến đã bị hủy diệt bởi lũ lụt và lửa.

Thêm vào đó là các bằng chứng vật lý đầy thuyết phục, dưới dạng những tảng đá khổng lồ, các mỏ platin (bạch kim) và các viên kim cương nhỏ li ti được phát hiện trên khắp Bắc Mỹ – các mảnh vụn của một vụ va chạm khổng lồ, hoặc các thành phẩm được tạo ra trong vụ va chạm nhờ nguồn nhiệt lượng và áp suất cực lớn.

Chỉ có một cách giải thích khả thi, Hancock cho hay, và nó trùng khớp với sự kiện được chạm khắc vào các cột đá vôi ở di chỉ Gobekli Tepe. . . một sự kiện giờ đã được xác thực bởi nhóm nghiên cứu đến từ trường Đại học Edinburgh.

Hành tinh của chúng ta đã đâm trúng một ngôi sao chổi. Một ngôi sao chổi rực cháy văng ra khỏi không gian vũ trụ và tấn công Trái Đất bằng sức mạnh của  vài nghìn quả bom nguyên tử hợp lại, và phát nổ cùng một lúc. Nó đã xóa sổ rất nhiều loài động vật cỡ lớn hơn, bao gồm voi ma mút và gấu lợn, và nó gần như đã tiêu diệt loài người. Nhưng vẫn có một số người sống sót, bao gồm tổ tiên của bộ tộc Ojibwa trên vùng thảo nguyên Canada. Bộ lạc này vẫn thường lưu truyền câu chuyện về một “Ngôi sao Đuôi dài trên Bầu trời” đã văng ra khỏi không gian và đâm trúng Trái Đất. Các truyền thuyết của họ kể rằng sự kiện này đã để lại đằng sau “một thế giới hoàn toàn khác”.

Một ngôi sao chổi rực cháy văng ra khỏi không gian vũ trụ và tấn công Trái Đất bằng sức mạnh của  vài nghìn quả bom nguyên tử hợp lại, và phát nổ cùng một lúc. Ảnh: Sunset
Bộ lạc Ojibwa ở Canada vẫn thường lưu truyền câu chuyện về một “Ngôi sao Đuôi dài trên Bầu trời” đã văng ra khỏi không gian và đâm trúng Trái Đất. Ảnh: Crystal links

Như TS Martin Sweatman từ ĐH Edinburgh cho hay:

“Một trong những cột trụ đá tại di chỉ Gobekli Tepe dường như đã đóng vai trò một dấu tích tưởng niệm cho sự kiện thảm họa này – có lẽ là ngày tồi tệ nhất trong lịch sử kể từ thời điểm kết thúc Kỷ Băng hà”.

Cột trụ đá tại di chỉ Gobekli Tepe ghi lại sự kiện thảm họa sao chổi thời viễn cổ. Ảnh: wykop.pl

Cột trụ đá này được gọi là Vulture Stone (“Cột trụ đá con kền kền”), bên trên chạm khắc hình vẽ một loạt các loài động vật, đại diện cho các chòm sao cùng ngôi sao chổi “gây thảm họa”. Các chòm sao không giống với chúng ta có thể quan sát trên bầu trời ngày nay, mà là vào giai đoạn năm 10.950 TCN. Đây là mốc niên đại được đưa ra sau khi các nhà nghiên cứu sử dụng phần mềm truy ngược lại thời thời điểm những chòm sao được miêu tả trên cột trụ đá từng xuất hiện trên bầu trời thời viễn cổ, và được cổ nhân nhìn thấy.

Cột trụ đá “Con kền kền” Vulture Stone tại di chỉ Gobekli Tepe. Ảnh: Alistair Coombs
Các hình vẽ động vật trên cột trụ đá Vulture Stone là các chòm sao trên bầu trời Trái Đất vào khoảng niên đại 10.950 TCN, tức khoảng 13.000 năm trước. Ảnh: andrewcollins
Các nhà nghiên cứu từ ĐH Edinburgh sử dụng phần mềm truy ngược lại thời thời điểm những chòm sao được miêu tả trên cột trụ đá từng xuất hiện trên bầu trời thời viễn cổ. Ảnh: ĐH Edinburgh

Một phần nội dung chạm khắc trên cột trụ đá Vulture Stone tại Gobekli miêu tả một người đàn ông không đầu, một biểu tượng minh họa cho việc tàn sát con người.

Hình chạm khắc người đàn ông không đầu bên dưới góc cùng bên phải cột trụ đá Vulture Stone tại di chỉ Gobekli Tepe. Ảnh: Alistair Coombs

Điều này có nghĩa là khi những cột trụ đá tại Gobekli được tạo ra, vào khoảng năm 9.000 TCN (nghĩa là vào khoảng 11.000 năm trước), các nhà điêu khắc đã có khả năng và kiến thức để tính toán và truy ngược lại hình dáng của các chòm sao được chạm khắc, chuyển dịch mốc niên đại của mô hình của họ về phía trước khoảng hai thiên niên kỷ. Và họ đã tính toán dựa trên các thông tin đã được truyền xuống từ hơn 2000 năm.

Điều này cho thấy một trình độ kiến thức rất uyên thâm. Và nó mâu thuẫn với quan điểm hiện nay về người tiền sử.

Bởi nếu theo quan điểm hiện nay, vào thời điểm đó nhân loại mới chỉ là những người hoang dã, những con người săn bắt hái lượm, sống biệt lập thành các bộ lạc du mục khác nhau, và không hình thành quần thể xã hội lớn. Nhìn chung họ không tiên tiến hơn quá nhiều so với những người hang động, vốn không có bất kỳ kiến thức nào về kỹ thuật hay toán học.

Nhưng hiện nay khi chúng ta xác nhận được rằng một vụ va chạm sao chổi đã từng xảy ra vào 13.000 năm trước, và di chỉ Gobekli Tepe tiên tiến này có niên đại 9.000 năm tuổi, chúng ta có thể nhận ra một điểm khá dị thường.

Hãy thử hình dung tình huống khi đó để hiểu được điểm dị thường này. Sau sự kiện thảm họa, việc sinh tồn trở nên thật khó khăn. Sao chổi rơi khiến khí hậu biến đổi đột ngột. Điều này thúc đẩy một đợt lạnh lớn, gọi là Younger Dryas, kéo dài khoảng 1.500 năm. Thời tiết trở nên lạnh hơn so với trước đó.

Các bộ lạc du mục đã buộc phải kết hợp lại với nhau, chia sẻ kiến thức và hợp tác để tồn tại, ví như trong việc nghĩ cách làm sao sản xuất đủ lương thực để đảm bảo cho sự sinh tồn.

Bất chấp khối lượng thông tin khủng khiếp được đưa ra, Hancock vẫn gặp phải những lời châm biếm như thường lệ kể từ khi cuốn sách “Những pháp sư của các vị Thần” ra mắt vào năm 2015. Ảnh: look4ward

Nhưng như Hancock chỉ ra, đây sẽ là một thử thách không thể giải nổi đối với những người vốn chỉ sống thành các nhóm nhỏ du mục, thường xuyên di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Việc chuyển đổi từ phương thức săn bắt sang trồng trọt lấy lương thực, từ các túp lều trại di động sang các khu định cư lâu dài, sẽ đòi hỏi rất nhiều năng lượng, khả năng ngoại giao và sự tài tình khéo léo.

Nếu là như vậy, thì họ tìm ra đâu thời gian để phát triển các kiến thức toán học tinh vi, lập bản đồ các chòm sao, nắm vững các kiến thức về ngành kiến trúc và học tập phương pháp chạm khắc đá phức tạp? Tất cả những kỹ năng đó và  nhiều hơn thế nữa là điều cần thiết để có thể xây dựng nên di chỉ Gobekli Tepe.

Trong vòng 20 năm qua, Hancock vẫn luôn nhấn mạnh rằng chỉ có một cách giải thích hợp lý cho sự bùng nổ trí tuệ bột phát của nhân loại trong giai đoạn này. Rằng tất cả vốn kiến thức đó đã tồn tại từ trước đó rồi.

Ông tin rằng một nền văn minh nhân loại đã tồn tại từ trước vụ va chạm sao chổi, một nền văn minh ít nhất phải tiên tiến ngang văn minh La Mã. Chúng ta không biết họ nói thứ ngôn ngữ nào, cũng không biết họ đã lưu trữ vốn kiến thức của họ ở đâu. Nhưng trừ phi sau thảm họa sao chổi vào 11.000 năm trước, một nhóm người săn bắt hái lượm “đang tị nạn” ở Thổ Nhĩ Kỳ đột nhiên thông suốt tất cả các lĩnh vực kiến thức chủ chốt của con người, tất cả trong cùng một lúc, để xây dựng nên một công trình kiến trúc đáng kinh ngạc như Gobekli Tepe, thì hẳn một nền văn minh tiền thảm họa đã từng tồn tại.

Những kiến thức mà những người sống sót sau thảm họa sao chổi sở hữu chẳng khác gì phép thuật mầu nhiệm đối với những người cổ đại du mục, chí ít theo quan điểm phổ biến hiện nay.

Có lẽ đó là lý do tại sao, ngay cả hiện nay, con người chúng ta vẫn có một sự thôi thúc bản năng muốn tin vào sự tồn tại của phép thuật mầu nhiệm và vô hình chung có một linh cảm chắc chắn rằng thứ phép thuật đó đã từng tồn tại trong một vài thời điểm hoàng kim nào đó trong lịch sử – bởi vì đối với tổ tiên chúng ta, phép thuật có thể là một thứ rất thực tại.

Trong vòng 20 năm qua, Hancock vẫn luôn cho rằng chỉ có một cách giải thích hợp lý cho sự búng nổ trí tuệ bột phát của nhân loại trong giai đoạn này. Rằng tất cả vốn kiến thức đó đã tồn tại từ trước đó, thuộc về một nền văn minh tiên tiến thời tiền thảm họa sao chổi. Ảnh: Alamy

Với việc khám phá mới đã chứng minh nền tảng của các lý thuyết của ông là đúng, thì những phỏng đoán và giả thuyết khác của Hancock đột nhiên trở nên thực tế và ít xa vời hơn rất nhiều.

Trong số những giả thuyết này, có một cái, dẫu rằng vẫn còn quá khó để có thể được tiếp nhận bởi các học giả dòng chính, nhưng nếu được chứng minh là đúng, thì tất cả những gì ông nói trước đó đều trở nên không còn quá quan trọng. Bởi theo ông, lịch sử rất có thể sẽ lặp lại.

Ông tin rằng một nền văn minh nhân loại đã tồn tại từ trước vụ va chạm sao chổi, một nền văn minh ít nhất phải tiên tiến ngang văn minh La Mã. Ảnh: Ancient History Lists

Hancock tin rằng những cột trụ đá Gobekli không chỉ đơn giản mô tả một vụ va chạm sao chổi thời cổ đại, mà còn dự đoán một cái khác trong tương lai.

Ông cho rằng trên thực tế vật thể đã va chạm với trái đất vào khoảng năm 10.950 TCN là một mảnh vụn lớn trong dòng mưa sao băng Taurid, một vành đai chứa hàng triệu thiên thạch.

Ông cho rằng trên thực tế vật thể đã va chạm với trái đất vào khoảng năm 10.950 TCN là một mảnh vụn lớn trong dòng mưa sao băng Taurid, một vành đai chứa hàng triệu thiên thạch. Ảnh: in5d
Ảnh: the sun

Nói đến mưa sao băng, các nhà khoa học hiện đã phát hiện được hơn 50 dòng mưa sao băng độc lập, riêng biệt trong không gian vũ trụ. Hầu hết chúng chỉ chứa các ngôi sao băng siêu nhỏ (vật thể lớn ngang hạt bụi), không thể gây nguy hiểm gì đến Trái Đất. Chúng sẽ bốc hơi không lâu sau khi tiến nhập bầu khí quyển Trái Đất.

Tuy nhiên, mưa sao băng Taurid thì lại là một câu chuyện khác. Nó ẩn chứa bên trong các vật thể khổng lồ, tất cả đều di chuyển tại mức vận tốc cực lớn và giao cắt với quỹ đạo Trái Đất cứ hai lần mỗi năm, vào hai tháng 10 và 11. Trong số những vật thể khổng lồ tiềm ẩn nguy hiểm chết người của gia đình mưa sao băng Taurid, có thể kể đến một số như Sao chổi Encke (đường kính 5 km), sao chổi Rudnicki (đường kính 5 km), sao chổi Oljiato (1,5 km), bên cạnh một đến hai trăm sao chổi đường kính hơn 1 km khác trong gia đình Taurid này. Hãy tưởng tượng khi một vật thể lớn như vậy đụng phải Trái Đất từ không gian, hậu quả sẽ khủng khiếp đến chừng nào.

Đó là chưa kể đến một tiểu hành tinh bí ẩn, tương tự “bom hẹn giờ”, đồng hành cùng sao chổi Encke , ẩn giấu ngay trung tâm vành đai Taurid. Nó là một tảng đá siêu nóng, giống một quả lựu đạn cầm tay đang di chuyển trong không gian. Và đường kính của nó có thể rộng đến 30 km.

Nằm ngay bên dưới lớp vỏ mỏng của tiểu hành tinh này là một lượng lớn nhựa đường đang sôi sùng sục, tích tụ áp lực khủng khiếp chỉ chực chờ phát nổ. Một khi phát nổ, nó có thể vỡ thành nhiều ngôi sao chổi thành phần, tất cả chúng đều có thể đe dọa sự sống trên Trái Đất.

Với tần suất “gặp gỡ” Trái Đất cứ hai lần mỗi năm, mưa sao băng Taurid thật sự là một đối thủ khiến chúng ta phải dè chừng.

Có người có thể cho rằng, tuy tiềm ẩn nguy hiểm, nhưng không có thời điểm cụ thể, nên việc sao chổi đâm Trái Đất còn rất xa vời. Trên thực tế, chúng ta thật sự có một mốc thời điểm về một vụ va chạm tiềm tàng trong tương lai. Đó là vào năm 2030.

Vào năm 2030, chính bộ phận những mảnh vụn sao chổi trong vành đai Taurid từng giáng họa xuống Trái Đất năm đó sẽ “tái ngộ” với Trái Đất sau khoảng 13.000 năm, Hancock trích kết luận của GS Emilio Spedicato từ ĐH Bergamo (Italy). Nếu kết luận trên là đúng, thì chúng ta có nhiều nhất 13 năm để chuẩn bị biện pháp đối phó.

Theo chia sẻ của Hancock, dường như ông không đưa ra thông tin này để làm dấy lên nỗi bất an về một ngày tận thế. Thay vào đó, ông đưa ra vấn đề này để chúng ta cần phải có ý thức về một biện pháp hành động. Theo ông, đã có sẵn các công nghệ để dọn sạch môi trường vũ trụ khỏi các đe dọa tiềm năng, để đảm bảo chúng ta sẽ không trở thành nền văn minh bị thất lạc kế tiếp.

Đối với nhiều nhà quan sát, bước nhảy vọt mà Hancock đưa ra, từ cách giải thích mang tính chất tưởng tượng của các bằng chứng vững chắc, cho đến những tiên đoán về ngày tận thế từ một vụ va chạm sao chổi tiềm năng, là quá cực đoan và võ đoan. Điều này quả là không thể tưởng tượng nổi.

Nhưng chính nhờ các khám phá tại Gobekli Tepe, giới khoa học chủ lưu đang bị buộc để mắt đến những giả thuyết của ông.

Có lẽ đã đến lúc để gắn cho tất cả các giả thuyết của ông thêm một chút sức nặng . . . trước khi quá trễ.

Quý Khải