Suốt nhiều thập kỷ nay, phong cách đặc sắc của Harper’s Bazaar luôn có ảnh hưởng lớn đến nền thời trang quốc tế. Ngay từ những ngày đầu, nơi đây đã chiêu mộ và mài giũa được nhiều tài năng.

Harper’s Bazaar ra mắt năm 1867, là Tạp chí Thời trang đầu tiên của Mỹ. Đến nay, Harper đã trở thành tạp chí thời trang hàng đầu thế giới với hơn 35 phiên bản, phát hành bằng 14 ngôn ngữ tại hơn 100 quốc gia.

Nơi đây đã chiêu mộ được rất nhiều tài năng xuất chúng, mang đến nhiều phá cách và sáng tạo vượt bậc qua từng giai đoạn.

Những tài năng gây dựng thành công cho Harper’s Bazaar từ thuở ban đầu

Những tài năng gây dựng thành công cho Harper’s Bazaar từ thuở ban đầu
Tạp chí Harper những ngày đầu.

Ban đầu, Harper đơn thuần là tạp chí ra mắt hàng tuần phục vụ cho phụ nữ ở tầng lớp trung và thượng lưu. Họ giới thiệu thời trang từ Đức và Paris theo định dạng thiết kế báo giấy. Đến năm 1901, Harper chuyển sang tạp chí tháng và duy trì hình thức này đến ngày nay.

Những tài năng gây dựng thành công cho Harper’s Bazaar từ thuở ban đầu
Thời đại Victoria: Giai đoạn 1898-1912

Harper’s Bazaar bắt đầu giới thiệu nhiều hơn những hình ảnh minh họa, ảnh chụp, bộc lộ rõ đặc điểm của xã hội thượng lưu.

Ở giai đoạn cuối, sự ra đời của phụ trang dạng khoác đã mang đến cảm giác mới mẻ cho phái đẹp, toát lên tinh thần đấu tranh vì nữ quyền.

Những tài năng gây dựng thành công cho Harper’s Bazaar từ thuở ban đầu
“Đế chế” của Carmel Snow: Giai đoạn 1933-1957

Năm 1933, Tổng biên tập Carmel Snow (Cựu BTV Vogue) đã đưa phóng viên ảnh Martin Munkacsi đến bãi biển lộng gió để chụp một bộ đồ bơi. Khi người mẫu chạy về phía máy ảnh, Munkacsi đã chụp bức hình “làm nên lịch sử” cho ngành tạp chí thời trang.

Carmel Snow cũng là người tìm kiếm và nuôi dưỡng nhiều tài năng như Giám đốc nghệ thuật Alexey Brodovitch – người đã đổi logo Didot mang tính biểu tượng cho Bazaar, nhiếp ảnh gia Richard Avedon hay BTV thời trang Diana Vreeland…

Năm 1957, sau hàng thập kỷ cống hiến cho thời trang, Carmel Snow về nghỉ hưu ở tuổi 70.

Những tài năng gây dựng thành công cho Harper’s Bazaar từ thuở ban đầu
Tinh thần hăng hái, cảm giác phiêu lưu, phóng khoáng đã mang đến sức sống mới cho các trang báo Bazaar dưới thời của Carmel.
Những tài năng gây dựng thành công cho Harper’s Bazaar từ thuở ban đầu
Alexey Brodovitch – Giám đốc Nghệ thuật của Harper’s Bazaar từ năm 1934-1958

Năm 1934, sau khi tham dự triển lãm nghệ thuật tại New York, được thiết kế bởi NTK đồ họa Alexey Brodovitch, bà ngay lập tức đề nghị Brodovitch làm Giám đốc nghệ thuật cho Bazaar.

Brodovitch đã làm nên cuộc cách mạng hóa ngành thiết kế tạp chí. Ông đã thay đổi các trang báo của Harper’s Bazaar sang phong cách hiện đại: dùng mặt chữ hiện đại để tạo nên logo, tạo từng mảng cắt trong layout… Đó là những kỹ thuật đột phá lúc bấy giờ.

Tuy nhiên, cuộc đời Brodovitch lại không được huy hoàng như sự nghiệp thiết kế. Ông bị nghiện rượu nặng và rời Bazaar năm 1958. Brodovitch chuyển đến miền Nam nước Pháp sinh sống cho đến khi trút hơi thở cuối cùng vào năm 1971.

Những tài năng gây dựng thành công cho Harper’s Bazaar từ thuở ban đầu

Những tài năng gây dựng thành công cho Harper’s Bazaar từ thuở ban đầu
Sự cách tân và hiện đại trên từng trang báo dưới bàn tay tài hoa của Brodovitch.
Những tài năng gây dựng thành công cho Harper’s Bazaar từ thuở ban đầu
Nhiếp ảnh gia Avedon: Giai đoạn 1945-1965

Richard Avedon được tôn vinh là huyền thoại nhiếp ảnh trong làng thời trang thế giới. Ông bắt đầu tạo nên dấu ấn thời trang cho Harper’s Bazaar khi mới chỉ 22 tuổi. Những bức ảnh đặc biệt của ông toát lên sự tinh tế và sức sống vô biên.

Những tài năng gây dựng thành công cho Harper’s Bazaar từ thuở ban đầu
New York Times từng tôn vinh các tác phẩm thời trang và chân dung của ông giúp định hình lại phong cách hình ảnh, vẻ đẹp và văn hóa Mỹ giữa cuối thế kỷ trước.
Những tài năng gây dựng thành công cho Harper’s Bazaar từ thuở ban đầu
“Dovima bên những chú voi”, ảnh do Richard Avedon chụp tại Cirque d’Hiver, Paris, tháng 8/1955.
Những tài năng gây dựng thành công cho Harper’s Bazaar từ thuở ban đầu
Richard Avedond đã làm nên cuộc cách mạng biến thời trang thành một loại hình nghệ thuật. Những bức ảnh chân dung trắng đen của ông thể hiện rõ quyền lực và khát vọng.

Hạ Nguyên