TS Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Hạt nhân TP.HCM cho biết, ước tính mỗi năm cả nước có khoảng 2.500 người bị ung thư do nhiễm xạ từ các máy chụp X-quang.

Vậy bạn cần biết những gì về việc chụp X – quang để có những lựa chọn khi đi khám chữa bệnh.

X – quang

Với nguyên lý sử dụng tia X có khả năng xuyên qua các nô mềm, thành phần dịch lỏng và bị cản lại một phần tại các mô đặc như xương, tặng đặc… Chụp X – quang cho phép  các bác sỹ có thể nhìn thấy xương, răng, gãy xương; giúp cho bác sỹ tìm ra và chẩn đoán bệnh mà với cách khám thông thường không thể nhìn thấy được. Ngoài ra, chụp X-quang còn giúp thấy được các dấu hiệu sớm của bệnh để tiến hành điều trị trước khi bệnh nặng.

Cơ chế gây bệnh lên cơ thể

Phóng xạ của tia X có khả năng phá hủy cơ thể ở cấp độ tế bào. Phóng xạ sẽ làm hư hại phân tử AND. Các tế bào có AND bị hư hại sẽ chết đi hoặc diễn ra quá trình sửa chữa, biến đổi. Khi đó những sai lầm trong quá trình sửa chữa tự nhiên có thể xảy ra và dẫn đến sự hình thành của các tế bào ung thư. Ở các cấp độ khác nhau, cơ thể chúng ta sẽ bị ảnh hưởng khác nhau. Mức độ tác hại phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc và cường độ của phóng xạ.

Ảnh: vi.photo-ac.com

Tổn thương khi bị nhiễm xạ biểu hiện ở nhiều cơ quan như tủy xương (ngừng hoạt động), niêm mạc ruột (tiêu chảy, sụt cân), máu (nhiễm độc), da (ban đỏ, viêm da, sạm da), giảm sức đề kháng cơ thể, vô sinh, ung thư…

Những mối nguy mà bệnh nhân có thể gặp phải 

Mối nguy do điều kiện và máy móc không đảm bảo: Thông thường tia X được sử dụng trong y học được đảm bảo yêu cầu hạn chế tối đa sự ảnh hưởng đối với bênh nhân, tuy nhiên, nếu chụp X-Quang không được tiến hành trong điều kiện an toàn, phòng chụp, thiết bị chụp không đạt tiêu chuẩn an toàn do Bộ Y tế và tổ chức Y tế thế giới đề ra, cùng với việc đội ngũ bác sĩ chụp X-Quang không được trang bị đầy đủ kiến thức thì lại rất nguy hiểm đối với người bệnh và đối với cả đội ngũ bác sỹ cũng như những người xung quanh.

Sự lạm dụng chụp X -quang nhiều lần: Ngoài nguyên nhân từ máy chụp X-Quang không đạt chuẩn, bệnh nhân còn bị nhiễm xạ từ sự lạm dụng của bác sĩ (thời gian chụp, số lần chụp). Hậu quả của điều này thường rơi trực tiếp lên bệnh nhân. Thậm chí chất bài tiết của những người vừa chụp X-Quang cũng gây tác hại rất lớn đối với những người xung quanh.

Phụ nữ đang mang thai: việc siêu âm thai nhi và chụp X-Quang trong quá trình mang thai hầu hết sẽ bị ảnh hưởng rất lớn do bức xạ. Các bà mẹ nên hết sức thận trọng đối với việc siêu âm thai ngoài mục đích chẩn đoán bệnh, do bức xạ phát ra từ những chiếc máy được sử dụng có thể gây hại cho thai như sảy thai, dị tật…

Bức xạ là một trong những tác nhân có thể liên quan tới bệnh tật, gây ra sự tổn thương bức xạ ở mức phân tử, tế bào và hệ thống cơ quan của con người. Cho nên trong những trường hợp tối cần thiết do yếu tố bệnh tật đòi hỏi và bạn không còn sự lựa chọn nào khác ngoài chụp X-Quang thì mới sử dụng đến phương pháp này.

Những chú ý khi đi khám chữa bệnh

  • Lựa chọn các cơ sở uy tín, có giấy phép kinh doanh đạt tiêu chuẩn
  • Không chụp X – quang quá 3 lần/năm
  • Phòng chụp X – quang đảm bảo được che chắn với cửa chì, không có lỗ hở thoát tia ra ngoài
  • Diện tích phòng chụp đạt tiêu chuẩn (trên 25 m2)

Minh Nguyên