Kết cấu bệnh trong cơ thể thực ra có quan hệ rất lớn với cảm xúc, các cảm xúc tiêu cực khác nhau có thể tạo thành khó chịu ở các bộ phận khác nhau của cơ thể. Cơ thể giống như cuốn sổ ghi chép nhật ký, tàng trữ tất cả mọi ký ức, chấn thương và các câu chuyện, nó thông qua hình thức bệnh tật cảnh báo cho chúng ta.

Cảm xúc dựa vào một hình thức tín tức, trong dẫn truyền thần kinh và kinh lạc. Khi loại cảm xúc nào đó quá lớn, dẫn truyền thần kinh có thể sẽ bị phá hoại, bế tắc ở đó, hình thành một bộ nhớ. Ví dụ như:

  • Vai gáy co cứng, đau mỏi, thông thường là phẫn nộ tích tụ tồn đọng lại mà thành.
  • Xương bả vai bên trái và đốt sống lưng co cứng, dễ dẫn tới vấn đề về tim, chủ yếu do cảm xúc thương tâm (đau lòng), tủi thân… tích lũy.
  • Xương bả vai bên phải co cứng chủ yếu do cảm xúc oán hận, bất mãn… tích tụ mà thành, dễ dẫn tới chứng viêm dạ dày.
  • Người sau vai co cứng thường có tính cách hay nịnh bợ, có thể xuất hiện rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hóa, đồng thời dễ bị tiểu đường.
  • Đốt sống thắt lưng co cứng chủ yếu bị cảm xúc sợ hãi ảnh hưởng, dễ dẫn tới vấn đề thận hư, viêm thận và thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng…
  • Người đốt sống hông co cứng cần chú ý xu hướng chứng trầm cảm, bởi vì hay thường xuyên cô lập một mình mà sinh khí ngột ngạt khó chịu.
Vai gáy đau mỏi liên quan nhiều đến cảm xúc phẫn nộ. (Ảnh: hypnap.com)

Trung y vẫn luôn giảng các nguyên nhân gây nên bệnh, không nằm ngoài thất tình lục dâm, lục dâm (chỉ phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa: tên gọi của 6 nhân tố ngoại cảm gây bệnh) thông qua cơ biểu – da thịt của chúng ta xâm nhập vào cơ thể chúng ta nhưng có thể phòng tránh. Nóng có thể tìm nơi râm mát, lạnh thì mặc thêm quần áo vào, chỉ cần chúng ta sinh hoạt làm việc nghỉ ngơi điều độ, có thể thuận theo tứ thời, phù hợp quy luật tự nhiên, thì có thể phòng ngừa bệnh do giới tự nhiên bên ngoài. Mà thất tình (chỉ hỉ, nộ, ưu, tư, bi, khủng, kinh: 7 loại tình chí biến hóa) ảnh hưởng đối với cơ thể tương đối phức tạp.

Cảm xúc không lành mạnh dẫn tới năng lượng mất cân bằng

Đại học Harvard có một điều tra: 90% bệnh đến từ nguyên nhân nội tại, nguồn gốc từ trạng thái cảm xúc của chúng ta. Đại đa số bệnh nhân ung thư có quan hệ đối với cha mẹ không tốt, cảm xúc tiêu cực quá nhiều, cảm xúc tiêu cực oán hận chiếm đại đa số trong cuộc sống.

Trong “Hoàng đế nội kinh” có cách nói ngũ tạng và ngũ chí, mỗi loại tạng khí đại biểu cho một loại năng lượng, đại biểu cho một loại cảm xúc. Thực ra cảm xúc chính là một chủng năng lượng, nếu chúng ta thường xuyên trong cảm xúc mạnh mẽ nào đó, chúng có thể hình thành một loại vật chất lưu lại trong cơ thể chúng ta, cản trở chúng ta hấp thu thành phần dinh dưỡng bình thường của cơ thể, tạo thành các cơ quan chức năng của cơ thể mất cân bằng, từ đó phá hoại hệ thống cân bằng nội bộ của cơ thể, tạo thành bệnh tật.

Đa số bệnh nhân ung thư có liên quan nhiều với cảm xúc tiêu cực. (Ảnh: Al Joumhouria)

Cảm xúc tổn thương Thận kinh: Kinh hãi, sợ sệt

Về Thận kinh, khi chúng ta bị kinh sợ, có thể cảm thấy cột sống vù một cảm giác lạnh dọc sống lưng, có thể lạnh luôn đến hậu môn và xương cùng. Trong Đông y nói, sợ làm khí hạ. Khi chúng ta sợ sệt, cảm giác khí của chúng ta từ nơi sau não, một mực hướng xuống, tụ tích lại trên Thận kinh.

Cảm xúc làm tổn thương Vị kinh (kinh túc Dương minh Vị): Tủi thân, oán người

Lấy một phép so sánh, khi trong tâm của một người có lúc tủi thân và sợ hãi, trong lòng có thể nghe thấy một âm thanh “mu”, nghe tiếng “mu” thì sợ hãi mà kinh, tổn thương này là Vị kinh và Thận kinh, người thi thoảng có thể có cảm giác buồn nôn, thắt lưng rất không thoải mái, da dẻ có thể rất thô ráp, mà thường bụng to, chân rất nhỏ, khi những cảm xúc này khởi dậy, người ta muốn hét lên.

Vị kinh là từ ngón chân thứ 2 của chúng ta, men theo một đường nhất định, thông qua Tâm bào, lên trên mặt chúng ta. Khi chúng ta bị tủi thân ghê gớm, làm tắc nghẽn Vị kinh, một là ảnh hưởng dạ dày, hai là anh hưởng tạng Tâm. Trong Đông y, tạng Tâm là quân chủ chi quản – chủ thần minh. Khi Tâm bào bị tổn hại, bị suy yếu, con người mất đi lý trí, mất đi nhận thức.

Tủi thân buồn chán có ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày. (Ảnh: islahjo.com)

Cảm xúc tổn thương Tỳ kinh: Ưu tư quá độ

Người dễ lo lắng, tức là ưu tư quá độ, có thể tổn thương Tỳ, thể hình có thể bị gù, lưng gù lên, bởi vì khi lo âu, cơ thể có thể co quắp. Tướng do tâm sinh, khi cảm xúc của bạn thế nào, thể hình cơ thể có thể biến hóa, có thể căn cứ theo cảm xúc của mà tạo ra một kiểu hình. Người như vậy, Phế kinh và Tỳ kinh có thể xuất hiện tụ kết, phần lưng có thể gù lên.

Tư thương Tỳ, Tỳ là thổ, thổ sinh kim. Suy nghĩ quá độ, có thể sinh ưu, ưu thương Tỳ, mà Phế chủ bì mao. Do đó, người trường kỳ suy nghĩ quá độ, dễ bị bệnh về da, có rất nhiều bệnh nhân, chính là vì suy nghĩ quá độ. Trong điều trị rất nhiều bệnh nhân da liễu, cần phải đi tìm hiểu cảm xúc của bệnh nhân, đại đa số bệnh nhân da liễu, đều có liên quan với cảm xúc của họ.

Tình chí dễ ảnh hưởng đến cơ thể chúng ta còn hơn cả hoàn cảnh môi trường tự nhiên, do đó sức khỏe của cơ thể cần phải bắt đầu từ tình chí mà điều chỉnh.

Theo Soundofhope

Liên Hoa