Bé nhà bạn có thường khóc đêm? Nếu đột nhiên bé thức dậy và không ngừng khóc vào lúc 3h sáng dù đã thay bỉm và cho ăn sữa thì nên làm thế nào?

Vào thời gian này, cả ba và mẹ đều mắt nhắm mắt mở không tỉnh táo, ngày hôm sau đi làm vì phải thức đêm trông con nên tâm thái mệt mỏi, bất an. Khi con thức dậy vào thời gian đó nếu không kiểm soát được cảm xúc mà cứ cố gắng dùng sức rong cho con ngủ lại, có thể sẽ làm bé mắc Hội chứng rung lắc ở trẻ gây tổn thương tới não bộ.

Khi bé khóc đừng cố gắng dùng lực rong, cẩn thận con dễ mắc Hội chứng rung lắc

Hội chứng rung lắc ở trẻ còn được gọi là chấn thương đầu do ngược đãi, hội chứng rung động do va chạm, chấn thương sọ não gây ra do sang chấn hoặc hội chứng rung Whiplash – là một chấn thương nghiêm trọng cho não do rung lắc mạnh trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi với tốc độ nhanh chóng hoặc trong một thời gian dài. Hội chứng rung lắc ở trẻ làm phá hủy các tế bào não và cản trở não nhận đủ oxy. Hội chứng rung lắc là một hình thức lạm dụng trẻ em có thể dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn hoặc tử vong. Loại chấn thương này chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 12 tháng tuổi, nhưng có thể ảnh hưởng tới trẻ dưới 5 tuổi.

Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng rung lắc ở trẻ là gì?

(Ảnh: www.jd.com)

– Khó chịu hay cáu gắt cực độ
– Khó giữ tỉnh táo
– Các vấn đề thở
– Ăn kém
– Ói mửa
– Da tái hoặc da xanh nhạt
– Co giật
– Liệt
– Hôn mê

Nguyên nhân gây hội chứng rung lắc ở trẻ?

Hội chứng rung lắc trẻ xảy ra khi một người nào đó rung lắc trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi. Người lớn có thể lắc trẻ sơ sinh rất mạnh do thất vọng hay giận dữ, thường vì trẻ không ngừng khóc, điều này có thể làm tổn thương bộ não của trẻ.

Các cơ cổ của trẻ còn yếu và thường gặp khó khăn trong việc hỗ trợ đầu. Khi trẻ bị lắc mạnh, đầu của trẻ di chuyển không kiểm soát được. Sự chuyển động dữ dội liên tục làm não va đập bên trong hộp sọ, gây bầm tím, sưng và chảy máu.

Di chứng khi mắc Hội chứng rung lắc

Tỷ lệ đầu so với toàn thân của em bé lớn, tương đối “nặng”, xương đầu của bé mềm và cổ thiếu lực chống đỡ. Do đó, khi bị rung lắc mạnh hoặc tác động không đúng cách rất dễ gây xuất huyết hoặc tổn thương bên trong não. Trẻ bị thương bên trong thường không có biểu hiện ra ngoài hoặc triệu chứng đặc biệt. Trường hợp nghiêm trọng, có thể xuất hiện các triệu chứng như động kinh, thở không đều, ngừng hô hấp, không thể ăn, nôn, lờ đờ hoặc ý thức không thanh tỉnh, tứ chi vô lực…

Bạn có thể không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu chấn thương thể chất trên cơ thể bên ngoài của trẻ. Đôi khi, trẻ có khuôn mặt thâm tím. Các chấn thương có thể không được nhìn thấy ngay lập tức bao gồm chảy máu trong não và mắt, tổn thương tủy sống và gãy xương sườn, xương sọ, xương chân và các xương khác. Nhiều trẻ em bị hội chứng này có các dấu hiệu và triệu chứng bị lạm dụng từ trước.

(Ảnh: sohu.com)

Trong những trường hợp nhẹ của hội chứng rung lắc ở trẻ, trẻ có thể biểu hiện bình thường sau khi bị sang chấn mạnh, nhưng theo thời gian người đó có thể phát triển các vấn đề về sức khỏe hoặc hành vi. Nghiên cứu cho thấy hầu hết các bé mắc hội chứng rung lắc thường khóc liên tục, nếu lúc này người chăm sóc bé không biết kiểm soát cảm xúc càng rung lắc sẽ càng làm bé khóc nhiều hơn. Vì vậy, kiểm soát tâm trạng và vỗ về bé nín khóc là biện pháp phòng ngừa tốt nhất.

5 chiêu giúp mẹ tìm ra nguyên nhân và dỗ bé nín khóc

Mặc dù không có thuốc tiên có thể ngăn bé khóc ngay lập tức, nhưng cha mẹ nên nhớ rằng bé khóc vì không thể ‘nói’ sự khó chịu của mình, vì vậy chỉ cần kiên nhẫn tìm hiểu lý do, mới có thể dỗ bé nín khóc, chúng ta có thể thử các phương pháp sau :

Bước 1: Trước tiên, hãy kiểm tra xem bé có cần bú mẹ hay thay bỉm không.

Bước 2: Kiểm tra xem em bé của bạn có bị bệnh không. Ví dụ cần kiểm tra xem con có bị sốt không. Trên thân có bị mẩn ngứa, phát ban hoặc bị muỗi đốt không?

Bước 3: Tiếp theo, kiểm tra xem bé có quá lạnh hay quá nóng không? Ví dụ nếu bé ra mồ hôi trên lưng, cần điều chỉnh nhiệt độ phòng hoặc cho bé mặc quần áo phù hợp.

Bước 4: Kiểm tra ngón tay và ngón chân của bé xem có bị các sợi tóc hoặc len buộc chặt gây đau không.

Bước 5: Nếu tất cả những điều trên bị loại trừ, thì em bé có thể khóc vì gắt ngủ.

(Ảnh: kknews.cc)

Nhiều em bé chưa học được cách ngủ một cách tự nhiên sẽ ‘gắt ngủ’ khi chúng buồn ngủ và cần một số điều để xoa dịu. Bao gồm núm vú giả, âm nhạc nhẹ nhàng êm dịu hoặc sự ôm ấp của người lớn. Nói như vậy không có nghĩa khi cho bé ngủ không nên ôm và rung lắc, mà cần có phương pháp thích hợp. Khi muốn rung lắc con, phải dùng tay giữ cổ em bé, giảm độ lắc ở vùng đầu và sau đó lắc nhẹ. Tần số không được quá nhanh và biên độ không quá lớn.

Hầu hết các bé khóc đều thích ở trong môi trường đi đi lại lại. Nếu bạn không thể ngăn bé khóc, có thể cố gắng cho bé ngồi xe đẩy hoặc một chỗ ngồi phù hợp và đưa bé ra ngoài đi dạo.

Cuối cùng, hãy nhớ rằng ngay cả khi các phương pháp trên không hữu hiệu, khi chăm sóc bé phải học cách kiểm soát cảm xúc bản thân. Nếu chắc chắn rằng bé hoàn toàn bình thường, nhưng cảm xúc của mình bị kích động và thấy mệt mỏi, bạn có thể đặt em bé vào một chiếc cũi an toàn, có rào chắn và sau đó nhắm mắt lại và nghỉ ngơi. Khóc không làm tổn thương cơ thể em bé, nhưng khi rung lắc bé trong tình trạng cảm xúc không thể kiểm soát có thể dẫn tới những nguy hiểm không thể lấy lại.

videoinfo__video3.dkn.tv||bca65117f__