Sân vận động Luzhniki là nơi diễn ra 2 trận đấu quan trọng nhất World Cup 2018, khai mạc và chung kết. Không chỉ là hình ảnh biểu tượng của thể thao nước Nga, Luzhniki còn được gọi là “nghĩa địa” bóng đá, với sự kiện kinh hoàng năm 1982. 

Sân vận động khai mạc World Cup 2018 còn được gọi là "nghĩa địa" bóng đá
Sân vận động Luzhniki nằm trong Khu liên hợp thể thao Luzhniki, cách trung tâm thành phố Moscow khoảng 6 km về phía tây nam.
Sân vận động khai mạc World Cup 2018 còn được gọi là "nghĩa địa" bóng đá
Sân vận động Luzhniki từng tổ chức Thế vận hội năm 1980 và nhiều sự kiện thể thao quốc tế khác. (Ảnh: Museum of Moscow)
Sân vận động khai mạc World Cup 2018 còn được gọi là "nghĩa địa" bóng đá
Ban đầu Luzhniki có tên là “Central Lenin”, được xây dựng từ năm 1955-1956. Đó là kết quả của tham vọng của lãnh đạo Liên Xô để nâng cấp các cơ sở thể thao của đất nước sau khi Liên Xô đã đạt được những thành công đầu tiên sau chiến tranh tại Thế vận hội 1952.
Sân vận động khai mạc World Cup 2018 còn được gọi là "nghĩa địa" bóng đá
Sân vận động chính thức khai trương vào ngày 31 tháng 7 năm 1956, sau đúng 450 ngày thi công. (Ảnh: VideoBlocks)
Sân vận động khai mạc World Cup 2018 còn được gọi là "nghĩa địa" bóng đá
Tên gọi Luzhniki xuất phát từ vị trí địa lý của sân vận động. Công trình được xây dựng trên một vùng đất ở khuỷu sông Moskva, khu Khamovniki thuộc trung tâm hành chính Okrug. Cái tên Luzhniki có nghĩa là “đồng cỏ ngập”.
Sân vận động khai mạc World Cup 2018 còn được gọi là "nghĩa địa" bóng đá
Luzhniki hiện là một trong những sân vận động sử dụng mặt cỏ nhân tạo lớn nhất châu Âu. Sức chứa lên đến 81.000 người. Trong đó có 300 chỗ ngồi được trang bị cho người khuyết tật. Ghế ngồi khán giả và khán đài sẽ có lớp phủ chống phá hoại.
Sân vận động khai mạc World Cup 2018 còn được gọi là "nghĩa địa" bóng đá
Năm 1980, giữa bầu không khí căng thẳng của Chiến tranh Lạnh, hình tượng chú gấu Misha nhỏ lệ trong bế mạc Thế vận hội mùa Hè lần thứ XXIII tại sân vận động Trung tâm Lenin khiến cả thế giới thổn thức. (Ảnh: Getty)
Sân vận động khai mạc World Cup 2018 còn được gọi là "nghĩa địa" bóng đá
Trong hơn nửa thế kỷ, sân vận động Luzhniki vẫn là niềm tự hào của thể thao Nga. Tuy nhiên Luzhniki cũng gắn liền với một tai nạn kinh hoàng khiến nơi đây được ví như “nghĩa địa” của bóng đá.
Sân vận động khai mạc World Cup 2018 còn được gọi là "nghĩa địa" bóng đá
Ngày 20/10/1982 ở Moscow, trời lạnh giá, đầy gió và tuyết. Spartak Moscow tiếp HFC Haarlem của Hà Lan tại Luzhniki trong khuôn khổ Cup UEFA. Đội chủ nhà mở tỷ số và duy trì lợi thế đó cho đến gần cuối trận. Nhiều cổ động viên kéo nhau ra về.
Sân vận động khai mạc World Cup 2018 còn được gọi là "nghĩa địa" bóng đá
Tuy nhiên, bàn thắng nâng tỷ số lên 2-0 vào những phút bù giờ hiệp hai khiến hàng trăm người lũ lượt kéo nhau trở lại sân ăn mừng, dẫn đến cảnh chen lấn, xô đẩy, theo Guardian. (Ảnh: Museum of Moscow)
Sân vận động khai mạc World Cup 2018 còn được gọi là "nghĩa địa" bóng đá
Vì lý do an ninh, chỉ có một lối ra duy nhất được sử dụng tại khu khán đài phía Đông của sân Luzhniki lúc đó. Cảnh sát không cho phép mở thêm các cửa thoát khác, bất chấp những tiếng kêu gào thảm thiết đến chói tai.
Sân vận động khai mạc World Cup 2018 còn được gọi là "nghĩa địa" bóng đá
“Trên những bậc cầu thang trơn trượt, người nọ đổ đè lên người kia. Nó giống như khi người ta chơi trò domino vậy. Đến những chiếc lan can thép cũng oằn lại vì sức ép kinh khủng từ trọng lượng của hàng trăm người. Người ta chen lấn nhau đến chết”, Chesnokov, người may mắn sống sót trong sự cố nhớ lại.
Sân vận động khai mạc World Cup 2018 còn được gọi là "nghĩa địa" bóng đá
Năm 1989, giới chức mới xác nhận thảm kịch trên. Trong một số báo cáo chính thức, số người chết chỉ là 66, nhưng theo những điều tra gần đây con số ước chừng lớn hơn thế rất nhiều, khoảng 340 người thiệt mạng. Nếu con số trên được xác thực, đây có lẽ là thảm họa kinh hoàng nhất lịch sử bóng đá thế giới.
Sân vận động khai mạc World Cup 2018 còn được gọi là "nghĩa địa" bóng đá
Năm 1996, sân vận động được xây dựng thêm mái che tại khán đài và nâng cấp khu vực chỗ ngồi. Qua nhiều lần cải tạo, hiện nay sân Luzhniki vẫn giữ phần mặt ngoài được xây từ những năm 1950.
Sân vận động khai mạc World Cup 2018 còn được gọi là "nghĩa địa" bóng đá
Trận derby nước Anh giữa Manchester United và Chelsea, chung kết Champions League 2008, được diễn ra trên sân vận động Luzhniki của Moskva. (Ảnh: Fristajlere)
Sân vận động khai mạc World Cup 2018 còn được gọi là "nghĩa địa" bóng đá
Sân Luzhniki được đội bóng Spartak Moscow sử dụng trong một thời gian dài. Trận đấu cuối cùng được tổ chức vào tháng 5/2013. Đến tháng 8, sân vận động này tạm đóng cửa sau giải vô địch thế giới điền kinh IAAF. (Ảnh: Goal)
Sân vận động khai mạc World Cup 2018 còn được gọi là "nghĩa địa" bóng đá
Nga đã dành 5 năm cải tạo sân vận động Luzhniki để chuẩn bị cho World Cup Nga 2018. Bên trong sân vận động được tân trang lại hoàn toàn: lối chạy điền kinh đã được dời đi, lớp cỏ được điều chỉnh và thêm hai lớp. Sức chứa sân vận động Luzhniki tăng từ 78.000 lên 81.000 người. (Ảnh: LOC)
Sân vận động khai mạc World Cup 2018 còn được gọi là "nghĩa địa" bóng đá
Trận đấu khai mạc World Cup 2018 sẽ diễn ra trên sân vân động Luzhniki vào 14/6. Đây cũng là nơi diễn ra 4 trận đấu vòng bảng, một trận vòng 1/8, một trận bán kết và trận chung kết vào 15/7.
Sân vận động khai mạc World Cup 2018 còn được gọi là "nghĩa địa" bóng đá
Từ thủ đô Moskva, du khách có thể đến sân vận động Luzhniki bằng tàu điện ngầm hoặc xe bus. Nước chủ nhà đã huy động đội ngũ tình nguyện viên hùng hậu để hỗ trợ du khách trong suốt thời gian diễn ra World Cup 2018. (Ảnh: Hero_1)

Huy Hoangf