Hiện nay, đa số nhiều người khi chế biến thịt lợn đều loại bỏ da đi vì nghĩ nó rất bẩn và khó làm sạch. Tuy nhiên, chúng ta đã vô tình vứt đi nguyên liệu nấu ăn chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao và còn là vị thuốc chữa được nhiều bệnh nữa.

Ngày xưa, da lợn đã được mua và sử dụng rất nhiều nhưng dần dần mọi người đã bỏ qua bộ phận giàu chất dinh dưỡng này. Theo các chuyên gia y tế, nếu so sánh hàm lượng thịt lợn và da lợn thì da lợn có hàm lượng protein cao gấp 2,5 lần, hàm lượng carbohydrate cao gấp 4 lần, trong khi hàm lượng chất béo chỉ chứa một nửa.

Cứ 100g da lợn có 26,4g chất protein, 22,7g lipid 4g glucid; các chất khoáng canxi, photpho, sắt…

Theo Đông y, da lợn vị ngọt, mặn, tính bình. Có công dụng bổ huyết, thông sữa, mịn da.

Dưới đây là một số món ăn bài thuốc từ da lợn được Bác sĩ Phó Thuần Hương chia sẻ trê tờ Sức khoẻ Đời sống, bạn có thể tham khảo để không bỏ phí thực phẩm như trước nữa nhé.

Đu đủ xanh hầm da lợn

Nguyên liệu:

  • Đu đủ xanh: 300g
  • Da lợn: 200g
  • Gia vị: Bột canh, bột ngọt

Cách làm:

– Đu đủ xanh gọt vỏ bỏ ruột, chẻ làm tư, rửa sạch để ráo. 

– Da lợn cạo lông rửa sạch, cắt miếng vuông vừa ăn. 

– Ninh da lợn khoảng 1 tiếng đồng hồ cho nhừ rồi bỏ đu đủ vào nấu tiếp, khi nào thấy hai thứ chín mềm, nêm gia vị vừa ăn.

– Ăn riêng hoặc ăn với cơm. Nếu thấy khó ăn thiếu chất ngọt thì có thể thêm một ít xương sống lợn hầm chung.

– Tuần ăn 3 lần, ăn 3 tuần, khi nào thấy bệnh đỡ thì ngừng ăn.

Công dụng: Trị đại tràng tính nhiệt (đầy nóng), táo bón, bụng đau đầy hơi, ăn uống không được, người bứt rứt khó chịu.

Ảnh: Nghề Bếp Á Âu.

Chữa thiếu máu do mất máu

Cách làm: Da lợn 20g, rượu gạo 1 ít đun nhỏ lửa ninh nhừ thì cho ít đường hoa mai là được.

Chè da lợn hồng táo

– Da lợn 500g, lấy chỗ lông mềm cạo sạch lông. Rửa sạch cho vào nồi đổ nước lượng vừa đủ, ninh kỹ thành keo đặc, cho hồng táo 250g (bỏ hạt) vào đun nhỏ lửa, cho đường phèn vào quấy đều.

– Chè sánh keo, nước trong vị ngọt có tác dụng bổ khí sinh huyết. Dùng cho người hay bị chảy máu cam, máu lợi.

Mọc đông

– Da lợn chọn chỗ lông mềm cạo sạch luộc chín, thái chỉ, băm nhỏ, nhào trộn với giò sống hạt tiêu xay. Viên thành viên tròn, thả vào soong nước đang sôi luộc chín, vớt ra thả vào nước đun sôi để nguội cho rắn lại.

– Lấy da lợn thái miếng nhỏ cho vào soong nước luộc thịt đun sôi, vớt bỏ bọt hạ lửa ninh kỹ lọc lấy nước trong, nêm gia vị.

– Cho các viên thịt vào bát, chan nước vừa ninh vào, để cho đông lại. Ăn nguội cùng với cơm. Món này có phối hợp thịt với da lợn để bổ khuyết cho nhau làm tăng tác dụng dinh dưỡng phòng chữa bệnh của cả hai.

Lưu ý khi ăn da lợn phù hợp để tránh gây hại sức khoẻ

Health/TT cho biết, da lợn có thể làm nguyên liệu để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau vừa dễ ăn vừa bổ dưỡng lại tốt cho sức khỏe, có tác dụng chữa bệnh. Các chất dinh dưỡng trong da lợn không chỉ có độ dẻo dai mềm mại, màu sắc, hương vị đặc trưng mà còn có tác dụng tốt đối với làn da, gân, xương, tóc của con người.

Tuy nhiên, báo Gia đình & xã hội khuyến cáo mọi người không nên quá lạm dụng mà cân bằng khi ăn da lợn để tránh mang đến cho cơ thể những bệnh dưới đây:

Gây tổn thương dạ dày: Da lợn nếu như được làm lông sống thì vẫn còn bám lại chân lông, các chân lông chỉ dài khoảng 2mm nhưng rất cứng, khi ăn vào chúng có thể cắm vào màng nhầy ở ruột non và dạ dày, gây nguy cơ tổn thương dạ dày hoặc ruột.

Gây béo phì: Lớp mỡ gần da chứa rất nhiều cholesterol, nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ trở thành thủ phạm gây bệnh tim mạch, béo phì. Vì vậy, với người dễ béo, trẻ em, phụ nữ mang thai… tốt nhất không nên ăn nhiều bộ phận này.

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Theo các chuyên gia, chất protein có trong da động vật rất khó tiêu, mặc dù chúng không gây độc hại nhưng nếu ăn nhiều, cơ thể sẽ có thể mắc bệnh tim mạch.

Video xem thêm: Tết này chỉ cần một quả chanh, nhà bạn sẽ không cần phải lo muỗi, gián, kiến

videoinfo__video3.dkn.tv||9b055b8ee__