Bò cái vô gia cư trên đường phố – một hiện tượng phổ biến ở Ấn Độ. Chúng ăn các chất thải, bỏ lại phân và dẫn đến các mối de dọa cho giao thông trên đường phố Ấn Độ.

Sự xuất hiện của nhiều con bò cái lang thang xuất phát từ truyền thống tôn giáo và các điều luật trên cơ sở đó. Phật giáo, Kỳ Na Giáo, Sikh và Hindu đều tôn thờ bò như là một con vật linh thiêng, và giết bò được xem là phạm tội.

Mặc dù hiến pháp Ấn Độ kêu gọi tiến hành việc chăn nuôi phù hợp với quan điểm khoa học hiện đại, trong đó cũng quy định rằng, “cấm làm thịt bò”.

Bất chấp luật cấm giết mổ bò trong hiến pháp, cũng tồn tại một số sự khác biệt theo khu vực và thành phần tôn giáo của người dân. Ở một số tiểu bang, việc giết bò bị cấm không có ngoại lệ, ở một số khác – có thể có ngoại lệ tùy thuộc vào tuổi, giống và giá trị kinh tế của con vật.

Mặt khác, dù kiêng kỵ việc giết bò, nhưng lại không có lệnh cấm việc dùng sữa, tức là bò cái phải liên tục sinh sản và cho sữa, để có giá trị kinh tế.

“Khi chúng cho sữa, chúng là hữu ích, nhưng khi chúng không còn sữa nữa, thì chúng không còn bất kỳ lợi ích nào nữa” – Choudhary Sukzbir Singh, chủ tịch của một ngân quỹ điều hành quản lý nơi trú ẩn cho bò cái ở phía tây – nam New Delhi nói.

Vì lý do này, ở Ấn Độ có 45 triệu con bò sữa. Đó là chỉ số cao nhất ở trên thế giới, theo các số liệu thống kê năm 2012 của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Thế giới.

(Ảnh: Wiki)
(Ảnh: Wiki)

Nơi trú ẩn cho bò cái

Nơi trú ẩn cho bò cái ở Kishangarh được thành lập 127 năm trước, mặc dù không giải quyết được vấn đề tận gốc rễ, nhưng đó là sự bảo tồn truyền thống cổ, theo đó trách nhiệm cho bò vô gia cư thuộc về cộng đồng.

Quỹ này được 96 làng ở Ấn Độ hỗ trợ tài chính, trong đó có 850 con bò ốm và bị bỏ rơi.

Những làng này phân bổ 1$ cho một con bò mỗi ngày. Tiền này được dùng để mua thực phẩm, thuốc men và các chi phí khác. Tổng toàn bộ số tiền chi một tháng là 24.112 đô la, kế toán và người quản lý nơi trú ẩn Bhupinder Gulia cho biết.

“Tất cả tiền này được những người dân sống trong 96 ngôi làng này cung cấp” – ông nói, nhấn mạnh rằng họ không nhận được tài trợ từ nhà nước.

Theo Gulia, nơi trú ẩn mỗi tháng có thêm 10 con bò mới. Mặc dù ở nơi trú ẩn không thể chăm sóc cho những con bò có những vết thương nghiêm trọng, trong đó cũng có 86 con bò cái bị mù sinh sống. Trong đó có nhiều con bò sinh sống ngay từ khi mới sinh.

“Mọi người để chúng ở lại đây, và chúng tôi chăm sóc cho chúng” – ông nói, thêm rằng ông cố gắng không để lại con bò nào, sợ rằng chúng sẽ có thể bị bắt và đưa đến các lò mổ ngầm bất hợp pháp.

Bò lang thang trên đường ở Ấn Độ. (Ảnh: wiki)
Bò lang thang trên đường ở Ấn Độ. (Ảnh: wiki)

Truyền thống cổ xưa

Truyền thống cung cấp chỗ trú ẩn cho bò cái, được gọi là gauskhala, đã tồn tại từ hàng nghìn năm trước. Người dân cống hiến các phần đất cho bò, và cộng đồng chia cho chúng các nơi đặc biệt, vì thế những con vật này được coi là biểu tượng của sự giàu có vật chất và tinh thần. Ở Kishangarh cũng xuất hiện gauskhala tương tự như vậy.

Tuy nhiên trong thời kỳ Anh Quốc thống trị, truyền thống chăm sóc bò vô chủ này trở thành ít phổ biến hơn, xu hướng đô thị hóa và phát triển đất nước dẫn đến việc gauskhala đã biến mất khỏi các thành phố được quy hoạch.

Chính quyền New Delhi đang cố gắng thu thập những con bò lang thang trong thành phố, bắt chúng lại và đánh dấu bằng cách gắn chip vào chúng. Sau đó chúng sẽ được bán ra khỏi thành phố, hoặc sẽ được gửi đến các nơi trú ẩn. Tuy nhiên chiến lược này đã không giải quyết được vấn đề quá nhiều bò vô gia cư ở New Delhi.

Nơi trú ẩn cho bò cái ở Kishangarh – là một trong hàng trăm nơi trú ẩn tương tự nhau ở Ấn Độ. Trong khi người Ấn Độ vấn tiếp tục coi bò cái là quá linh thiêng, việc giết chúng là không thể, nhưng chúng lại cung cấp nguồn sữa tốt, vì vậy, những nơi trú ẩn như vậy là cách duy nhất để giải quyết vấn đề bò cái lang thang.

(Ảnh: Wiki)
(Ảnh: Wiki)

Theo Epochtimes.ru