Chúng ta biết rằng khi khởi nghĩa thì thường nghe khẩu hiệu ‘Thế Thiên hành đạo’ (Thay Trời hành đạo), nghĩa là họ phải tìm cho mình tính hợp pháp của việc ấy. Vậy thì nông dân Trần Thắng đã làm gì để ‘hợp lý hoá’ lý do tạo phản?

Lời bạch: Thời thiếu niên ôm chí của chim hồng hộc (chí lớn) là Trần Thắng, cũng sinh ra ở thời đại nhân tâm thay đổi, đây có thể nói là cơ hội cho anh ta trở thành ‘loạn thế xuất anh hùng’.

Vào tháng 7 năm Tần Nhị Thế nguyên niên, vì trời giáng mưa to nên đã lỡ ngày lên đường, người bị trưng binh đến Ngư Dương là Trần Thắng, để tránh hoạ sát thân đã cùng Ngô Quảng liều chết một phen, dựng cờ tạo phản. 

Kết quả chiêm bốc vô cùng cát lợi, thế là Trần Thắng – Ngô Quảng đã làm hai việc, lịch sử gọi là ‘Ngư phúc đan thư’ (漁夫丹書: trong bụng cá có giấy đỏ) và ‘Câu hoả hồ minh’ (篝火狐鳴: trùm đèn lửa kêu như tiếng hồ ly). Đây rốt cuộc là chuyện gì?

Giáo sư Chương Thiên Lượng giảng, ‘Ngư phúc đan thư’ chính là họ (Trần Thắng – Ngô Quảng) mua một con cá, sau đó bỏ đan thư (lụa viết bằng chữ đỏ) viết 3 chữ ‘Trần Thắng Vương’ nhét vào bụng cá. ‘Trần Thắng Vương’ có ý nghĩa là Trần Thắng làm vương. Sau đó đưa con cá vào nhà bếp. Người làm cơm khi cắt bụng cá phát hiện trong đó có một phong thư (đan thư nói ở trên) viết rằng ‘Trần Thắng Vương’, điều này khiến mọi người cảm thấy rất kỳ quái, trong bụng cá làm gì có thứ đó. Họ liền truyền tin tức này ra. 

Sau khi tin tức truyền ra, mọi người hỏi nhau rằng ai là Trần Thắng. Lúc đó mọi người chỉ tay và nhìn vào Trần Thắng, như thế Trần Thắng trở thành người nổi tiếng trong 900 con người đi biên thú (biên giới) khi ấy. 

Còn có một sự việc nữa gọi là ‘Câu hoả hồ minh’. Khi binh sĩ đang ngủ, Ngô Quảng ra ngoài doanh trại. Ngô Quảng đến một rừng cây, đốt một đống lửa, sau đó ông rảo quanh đống lửa, đồng thời dùng tiếng hồ ly kêu rằng ‘Đại Sở hưng, Trần Thắng vương’, tức là Sở sẽ phục hưng, Trần Thắng sẽ làm vua. Khi binh sĩ đang ngủ nghe thấy ở phía xa có tiếng người gọi, vừa nhìn thì thấy có ánh lửa vừa thấy có người đang gọi, mọi người cảm thấy đây cũng là một sự việc rất thần kỳ.

Sau hai sự việc này, trong tâm mắt của mọi người, Trần Thắng đã có một sức ảnh hưởng nhất định. 

Còn Ngô Quảng lại là người có quan hệ rất tốt đối với các binh sĩ, mọi người đều rất thích ông. Ngô Quảng liền cố ý kích nộ 2 binh sĩ/Đô uý của Tần phụ trách áp giải mọi người đi biên giới. Ngô Quảng cố ý nói mình muốn bỏ trốn, làm Đô uý vô cùng tức giận sau đó lấy roi da đánh ông ta. Vì Ngô Quảng có mối quan hệ rất tốt với các binh sĩ, nên khi Ngô Quảng bị đánh thì các binh sĩ vô cùng tức giận. Giáo sư Chương nói rằng, điều này không khác mấy quản lý đô thị đánh người bán hàng nhỏ ở Trung Quốc. Thế là các binh sĩ đứng dậy vật đô uý, sau đó Ngô Quảng tuốt kiếm đô uý giết 2 vị đô uý.

Sau khi giết xong tức là đã phạm đại tội, tương đương với giết quan tạo phản, thế là các binh sĩ không còn đường lui. Vốn dĩ cũng không còn đường lui, bởi vì trời giáng mưa to làm trễ kỳ hạn cũng phải bị sát. Thế là Trần Thắng – Ngô Quảng đứng lên cao, nói một bài diễn giảng vô cùng kích động nhân tâm. 

Trần Thắng nói với mọi người: ‘Mọi người xem, theo pháp luật của nước Tần, chúng ta đến trễ kỳ hạn khẳng định cũng bị giết. Dù chúng ta không bị giết, thì việc trấn thủ biên cương cũng là việc vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong khoảng 60 đến 70 %. Đại trượng phu không sợ chết, nhưng phải chết một cách đường đường chính chính, oanh oanh liệt liệt. Nếu muốn chết, chúng ta cũng phải làm một sự nghiệp oanh oanh liệt liệt rồi mới chết’.

Lời này trong Sử ký chép rằng:

Đại trượng phu chết cũng không sao, nhưng chết phải có danh tiếng lẫy lừng. Vương hầu tướng tướng (Tướng quân và Thừa tướng), mấy loại thôi sao?

8 chữ cuối rất nổi tiếng ‘vương hầu tướng tướng, mấy loại thôi sao’, ý tứ là: lẽ nào người làm vương hầu, tướng quân và thừa tướng ắt phải là hậu duệ của gia đình quý tộc mới có thể đảm nhận sao? Giống như cách nói của chúng ta hiện nay rằng: ‘Lẽ nào lãnh đạo quốc gia chỉ có thể là Thái tử đảng và Phú nhị đại (thế hệ giàu có thứ hai) hay sao?’.

Những binh sĩ nghe xong đã nói rằng: ‘Nghe theo chỉ huy của tướng quân’. Thế là Trần Thắng tự phong mình làm tướng quân, phong Ngô Quảng làm Đô uý. Khi đó các binh sĩ chặt cây làm vũ khí, dựng cành tre làm cờ. Bởi vì sau khi nhà Tần thống nhất thiên hạ, để đề phòng lão bách tính tạo phản, liền lấy tất cả binh khí (chủ yếu là đồng xanh) trong thiên hạ đem về đô thành Hàm Dương nung chảy làm thành 12 đồng nhân (tượng đồng hình người). Tạo phản thì không có binh khí, thì Trần Thắng – Ngô Quảng đã chặt cây làm binh khí. 

Lần tạo phản này khiến người trong thiên hạ hưởng ứng mạnh mẽ lời hiệu triệu của Trần Thắng – Ngô Quảng.

Giáo sư Chương nói, triều Tần rất thú vị, quân đội chủ lực của họ chủ yếu ở biên cương. Thời đó 2 nhánh quân đội lớn của Tần, một đội ở phương bắc đánh Hung Nô với khoảng 30 vạn quân. Đây là binh đoàn Trường Thành vô cùng tinh nhuệ. 

Còn một đội ở phía nam đang chinh phạt Bách Việt với 50 vạn quân, ở bài trước đã nói rằng đội quân này tác chiến ở các vùng phía nam như Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Việt Nam v.v. Cho nên chính phủ trung ương, gồm cả chính phủ địa phương có binh lực rất ít. Cho nên sau khi Trần Thắng – Ngô Quảng tạo phản, thì đội quân này đã tiến với tốc độ rất nhanh.

Chúng ta thấy trong Sử ký có riêng một mục là ‘Tần Sở chi tế nguyệt biểu’, Trần Thắng – Ngô Quảng tạo phản vào tháng 7/209 TCN, chỉ trong vòng một tháng họ đã chiếm lĩnh được 6 thành ở khu vực giao giới giữa Hà Nam và An Huy, trong đó:

  • Binh xa (xe binh): 600 đến 700 cái.
  • Kỵ binh: hơn 1000 người.
  • Bộ binh: mấy vạn người.

Trong một tháng mà đội quân này đã phát triển vô cùng nhanh.

Khu vực giao giới giữa Hà Nam và An Huy trên bản đồ cùng số lượng xe và lính có được của Trần Thắng – Ngô Quảng.

Sau đó họ đã rất nhanh chóng chiếm được một thành rất quan trọng là Trần Khâu, nay thuộc Hoài Dương tỉnh Hà Nam.

Vị trí Trần Khâu trên bản đồ.

Địa phương Trần Khâu là nơi Chu Vũ Vương kiến lập nhà Trần, cũng chính là quốc đô của nước Trần. Đến thời Chiến Quốc, sau chuyện ‘Trương Nghi lừa Sở’, nước Sở càng ngày càng yếu, sau đó đô thành Dĩnh Đô của nước Sở bị danh tướng nước Tần là Bạch Khởi chiếm lĩnh. Sau khi bị công chiếm, nước Sở dời đô về Trần, cho nên địa phương Trần là cựu đô (thủ đô cũ) của nước Sở. Mà bản thân Trần Thắng – Ngô Quảng là người nước Sở, họ đã lấy cờ hiệu là ‘Trương Sở’ (張楚: khuếch trương nước Sở), cho nên đã thu hút được rất nhiều người nước Sở ủng hộ.

Khi đó ở địa phương Trần Khâu, người đức cao vọng trọng phụ trách giáo dục, trị an, họ đã nói với Trần Thắng rằng: ‘Tướng quân à, ngài đã lập phong công vĩ nghiệp lớn như vậy thì nên xưng vương’. Thế là Trần Thắng xưng vương ở địa phương Trần Khâu.

Trần Thắng – Ngô Quảng đã dùng ‘Ngư phúc đan thư’ và ‘Câu hoả hồ minh’ để kiến lập uy vọng trong binh sĩ, lại thông qua diễn thuyết ‘Vương hầu tướng tướng, mấy loại thôi sao’ để kích động dũng khí chiến đấu liều chết của binh sĩ. Trong vòng một tháng, quân đội tạo phản đã ‘công thành chiếm đất’, giành thắng lợi liên tiếp về mặt quân sự. Nhưng Lão Tử nói: ‘Hoạ là nơi phúc dựa, phúc là nơi hoạ nấp’, Trần Thắng – Ngô Quảng trong hình thế tốt như vậy đã tiềm ẩn nguy cơ gì, kính mời quý độc giả đón xem phần tiếp theo.

Mạn Vũ

Chú thích:

(*) Link ‘Tiếu đàm phong vân’ phần 2 tập 5: Yết can nhi khởi (Dựng cờ khởi nghĩa).

(**) Ảnh trong bài chụp từ ‘Tiếu đàm phong vân’ phần 2 tập 5.