Cuộc sống hôn nhân không phải lúc nào cũng toàn màu hồng, đôi lúc có những sóng gió, có những việc phát sinh, có những sai lầm. Nhưng thay vì trách cứ, thì mỗi người nên ôm giữ một thái độ bao dung, ấm áp.

Ba câu chuyện bên dưới sẽ cho ta có cái nhìn rộng rãi hơn trong việc đối xử với người bạn đời của mình:

Câu chuyện thứ nhất: Cháy nhà cũng có điểm tốt

Có lần báo chí Đài Loan đã đăng một mẩu tin về hoả hoạn, câu nói của một người chồng sau sự việc đó đã dẫn đến thảo luận sôi nổi giữa các cư dân mạng của quốc gia này.

Lúc ấy thế lửa hung hãn, dù kịp thời khống chế được ngọn lửa, nhưng toàn bộ căn hộ của cô Mạnh như một mớ ngổn ngang bừa bãi, tường nứt cửa cháy, giường chỉ còn lại bộ khung.

Trong lúc cô Mạnh rất lo lắng, người chồng đã an ủi rằng: “Chẳng phải là vẫn còn căn hộ sao, chẳng qua là sửa mới lại, đương nhiên chúng ta sẽ ở phòng mới thôi em”.

Đa số cư dân mạng đều đồng ý với thái độ của chồng cô Mạnh, còn khen ngợi rằng cô đã lấy đúng người. Trong đó có đoạn bình luận như thế này: “Chồng tôi cũng thế, anh nói: Nếu vì mất đi đồ vật nào đó mà quát mắng người thân, thế thì thứ mất đi không chỉ là món đồ đó thôi đâu”.

Ảnh: Pinterest.

Khi sự tình xảy ra, trách cứ, than vãn không chỉ không thể vãn hồi tổn thất, trái lại càng khiến mâu thuẫn gay gắt hơn, khiến nửa kia càng thêm phiền não.

Sự nguy hiểm trong mối quan hệ vợ chồng, có lúc không phải là bất hoà, cãi nhau, mà là khi gặp khó khăn bạn không giúp một tay, khi người kia trải qua thống khổ bạn lại chỉ biết than vãn đẩy cao trào mà không biết an ủi.

Câu chuyện thứ hai: Tiền hết có thể kiếm lại

Cô Hân năm trước đi trên đường tình cờ gặp được truyền đơn về cơ cấu đầu tư chứng khoán, cơ cấu xem ra rất chính quy. Thế là cô ấy nghe rồi tin theo, kết quả lấy số tiền lớn một tỷ chuẩn bị mua nhà, đặt toàn bộ vào thị trường chứng khoán.

Sau khi Hân nói với chồng, người chồng lập tức cho rằng đây là trò bịp, nhưng Hân không tin. Nửa tháng sau, cô phát hiện cơ cấu đó thành “vườn không nhà trống”. Hân cảm thấy trời như muốn sập, một tỷ đối với người mới lập gia đình mà nói là con số không nhỏ. Nhưng khi cô khóc lóc gọi điện cho chồng thì người chồng không một câu trách cứ, chỉ gắng sức an ủi vợ.

“Tiền hết, chúng ta có thể kiếm lại, em xem hiện tại kinh doanh của nhà hàng càng ngày càng tốt, hoàn toàn có thể bù lại số tiền ấy. Em đã ‘quyên góp’ số tiền này hơn nữa không có hy vọng tìm lại”.

Sau sự việc này, người chồng cũng không nhắc lại lỗi lầm nữa, khiến Hân vừa cảm động vừa hổ thẹn.

Vợ chồng với nhau, thông thường rạn nứt đổ vỡ chính thời khắc bị trách cứ.

Người gây nên tội lớn vốn dĩ trong lòng đã rất hổ thẹn lắm rồi, nếu đối phương không thể thông cảm và tha thứ, tiếp tục trách móc thuyết giáo, thế thì chỉ có thể tăng thêm tổn thương mà thôi.

Ảnh: Pinterest.

Lời trách móc hễ nói ra là có tính sát thương rồi. Khi đối phương phạm lỗi nếu nhất mực chỉ trích thì không chỉ không khiến họ nhận thức sâu sắc đến lỗi lầm, trái lại càng dễ dàng kích thích sự tranh chấp giữa hai người. Mà loại tranh chấp này chỉ khiến đôi bên càng ngày càng xa lánh.

Câu chuyện thứ ba: Trong mất mát tột cùng hãy ôm chặt nhau

Có câu chuyện về một cặp vợ chồng sau khi kết hôn, người vợ sinh được bé trai, nhưng bé trai hơi yếu nên thường xuyên sử dụng thuốc. Một lần vì người mẹ nhất thời lơ là sơ ý nên cho bé trai uống nhầm thuốc khiến em không may qua đời.

Người cha thấy người vợ đau khổ muốn chết theo con, anh lại không trách móc, mà là ôm chặt vợ và nói: “Em yêu à, dù thế nào anh vẫn yêu em…”.

Đứa trẻ qua đời đối với người vợ mà nói là đã đau khổ tột cùng, chỉ trích của chồng chỉ có thể làm trầm trọng hơn đau khổ của vợ chứ không khởi bất cứ tác dụng nào, đau khổ cũng không vì chỉ trích mà vơi bớt đi…

Nếu có thể ôm chặt đối phương, sưởi ấm lẫn nhau, khích lệ nhau vượt qua cảnh khốn khó, mới là lựa chọn lý trí nhất.

***

Lúc mạnh mẽ và yếu đuối nhất, khi chán nản và lạc lõng nhất, có cô ấy/anh ấy nhìn bạn và nâng cằm của bạn, uốn thẳng lưng của bạn, bảo bạn kiên cường, và cùng bạn giải quyết, cùng nhau chấp nhận số phận. Khi đó, tình cảm giữa hai người, ngoài tình yêu ra, còn có tình nghĩa hết lòng vì nhau, ký kết ngầm là sẽ không rời bỏ nhau, cùng nhau khắc cốt ghi tâm ân tình.

Gia đình không phải là nơi bàn luận đúng sai, nên lấy trách móc đặt bỏ xuống, không vướng vít vào được mất, vì sau sự việc đáng tiếc thì ai đúng ai sai liệu có quan trọng? Quan trọng hơn vẫn là thái độ của ta khi đối diện với những việc đó mà thôi.

Ảnh: Pinterest.

Con cái đổ bệnh, chồng trách vợ chăm sóc không chu đáo.

Chồng chén tạc chén thù đến say bí tỉ, vợ trách chồng không có chừng mực.

Chén bát rửa không sạch, quần áo ủi không thẳng, tất hôi vứt bừa bãi…

Mỗi ngày đầy rẫy những chỉ trích oán hận, bất mãn trong cuộc sống hôn nhân, trong vô tri vô giác đã tiêu đi mối quan tâm, nhẫn nại lẫn nhau. Trước đây, cả hai đã từng tán thưởng, ngưỡng mộ lẫn nhau nhưng khi trải qua va chạm xung kích, những điều đó dần dần mất đi.

Cho nên khi đối phương phạm lỗi, hãy thử ôm người ấy, hãy thử nói với người ấy rằng “không sao cả”.

Nhà là chốn về, gia đình là để yêu thương. Vậy nên, mỗi người hãy dành cho nhau những lượng thứ, những ấm áp để nơi đây thật sự là bến đỗ yên bình.

Mạn Vũ
Theo Aboluowang