Trong cuộc sống hàng ngày, chữ Phúc (còn gọi là Phước) được coi là biểu trưng của sự may mắn, vui vẻ, sung sướng và hạnh phúc. Người xưa coi chữ Phúc là chữ Thánh Hiền, chữ của Thần, có nội hàm rất uyên thâm.

Tiếp theo phần 1phần 2.

Đức cạn thì Phúc kiệt. Muốn hưởng Phúc dài lâu thì cần tích Đức, thủ Đức

Nói đến chữ Phúc người ta hay kể về một nhân vật Đệ Nhất Tham Nhũng để Xú Khí ở đời với ô danh loang khắp thế gian là Hòa Thân triều nhà Thanh ở Trung Quốc.

chu phuc trong cs 13

Cách đây 2 năm mình có về quê được bà già chồng của em gái đưa đi xem ngôi nhà gỗ kỳ tích ở Nghi Lộc Nghệ An. Đúng là một Đại Công Trường của một Đại Gia mà mình chưa thấy mặt. Những núi gỗ cao, những dòng người thợ mộc được tuyển chọn từ các làng nghề truyền thống. Nghe nói có cả những người con cháu họ hàng vốn là thợ mộc ngày xưa xây cung Vương Phủ cho Hòa Thân cũng sang đất Việt để dựng Vương Phủ Cung nơi đất Việt. Không biết cơ ngơi ấy bây giờ tròn méo ra sao? Nguy nga lộng lẫy thế nào? Mình về Vinh mấy lần mà không có nỗi cái tò mò hứng thú muốn đi xem những nơi mà thiên hạ rất muốn xem…

Để kết thúc bài viết rất dài này, mình muốn mọi người đọc bài giới thiệu về chữ Phúc của Hòa Thân mà mình lọc ra từ một bài viết trên tran mạng Trái tim Việt Nam. Tạm dùng tiêu đề “Chữ Phúc trong Vương Phủ”.

“Năm Khang Hi 13 (tức công nguyên 1673 ) khi mà ngày đại thọ 60 tuổi của Hiếu Trang Thái Hoàng Thái Hậu sắp đến. Bỗng thái hậu lâm bệnh nặng. Không biết làm cách nào, Khang Hi bèn quyết định thử lập đàn và “thỉnh phúc”, một nét viết thành chữ “Phúc”, và sau đó dường như đất trời cảm động nên Hiếu Trang thái hoàng thái hậu khỏi bệnh và sống đến 75 tuổi.

Sau này Khang Hi nhiều lần thử viết lại chữ PHÚC này nhưng đều không có thần khí như bức đã viết. Khang Hy thư pháp tinh thâm, nhưng lại rất ít đề tự, nhưng chữ Phúc này lại được đóng dấu “Khang Hy ngự bút chi bảo”, vì thế nên rất quý.

Thiên hạ gọi chữ Phúc này là “thiên hạ đệ nhất Phúc” vì chữ Phúc này chiết tự có thể ra “Tử 子, Điền 田, Tài 才, Thọ 寿, Phúc 福“ ngụ ý: đa tử (chúc đông con cháu), đa điền (nhiều ruộng đất), đa tài, đa thọ, đa phúc” dựa trên ý nghĩa của Ngũ Phúc mà viết thành.

Lối viết chữ Phúc này xét về góc độ thư pháp thì có nét bút liền mạch tự nhiên, là chữ Phúc mà “ngũ phúc hợp nhất”, “Phúc Thọ hợp nhất”, chính vì vậy mà chữ Phúc này còn được gọi là “trường thọ phúc” và “chữ Phúc lớn nhất trong thiên hạ”.

Cho đến nay chữ “Phúc” này đang được lưu giữ là vật trấn trạch ở phủ của Hoà Thân – Cung Vương Phủ. Một số tài liệu lại viết rằng chữ Phúc này là vật báu trong cung được Khang Hi coi là báu vật truyền cho con cháu, trải qua các đời Khang Hi, Ung Chính, Càn Long và phù trợ cho nhà nước thịnh vượng (hiện nay sách nói về 10 đại hoàng đế Trung Hoa thì có 2 người thời này là Khang Hi và Càn Long), đến thời Càn Long thì đại thần “tham quan” Hoà Thân lấy trộm đem về nhà. Một số tài liệu cho rằng Càn Long đã ban chữ “Phúc” này cho sủng thần Hoà Thân. Dù việc được ban hay Hoà Thân “chôm” về nhà thì kết quả hiện nay là chữ Phúc còn tồn tại đến nay, Hoà Thân đã khắc chữ “Phúc” đó lên đá quý và được cất giấu dưới hòn giả sơn, dưới hình tượng của con rồng lớn, và con rồng này lại nằm trên con đường long mạch của thành phố Bắc Kinh.

chu phuc trong cs 14

Điều này người dân Trung Quốc cũng như chúng ta cũng phải một phần cám ơn Hoà Thân vì đã khắc nguyên bản chữ Phúc này lên đá và lưu giữ được đến bây giờ, trong khi bản chính chữ Phúc đã mất đi qua các cuộc chiến tranh, binh lửa thời cuối cùng của triều đại Mãn Thanh.

Và chắc phần nào cũng nhờ chữ Phúc này mà Hoà Thân hồng phúc tế trời, quan vận hanh thông, tài nguyên quảng tiến, phút chốc đã giàu nhất nước.

Khi con vua Càn Long là vua Gia Khánh kế vị, nhiều lần muốn đem chữ “Phúc” về cung, nhưng do tài năng của Hoà Thân là đã giấu chữ Phúc dưới hòn giả sơn hình rồng, có chữ Thọ phủ lên nên đập đá lấy chữ Phúc sẽ mất đi chữ Thọ và con rồng và phần nào sợ động chạm đến long mạch kinh thành thậm chí lung lay đến giang sơn Đại Thanh nên rốt cuộc cho tới bây giờ chữ Phúc này vẫn ở Cung Vương Phủ.

Người dân Trung Quốc đến đây rất đông để có cơ hội vuốt sờ vào chữ Phúc đó với ước nguyện “thỉnh phúc, cầu phúc mang về nhà”. Mình cho rằng, người hôm nay đến cung của Hòa Thân chiêm bái muốn thỉnh Phúc về nhà, coi cuộc đời của Hòa Thân là được hưởng Phúc dồi dào…Cuối đời, Hoà Thân cũng phải chịu xử tội chết . Y lũng đoạn nhà nước, lũng đoạn triều thần, tham nhũng tột bậc, thu thập tài sản cá nhân bằng 15 lần ngân khố của nhà Thanh. Hoàng đế Gia Khánh đã gán cho Hòa Thân 20 tội danh, như “coi thường vương pháp”, hay “cậy quyền cậy thế” ….Hòa Thân được ân sủng là cho dải lụa để tự kết thúc đời mình bằng việc thắt cổ. Vậy mà, đời sau vẫn luôn cho sự nghiệp mọt dân của hắn là được Phúc báo. Bởi, không có chữ Phúc ở cung thì hắn có thể bị tru di cửu tộc chứ không phải 1 mình. Nhờ chữ Phúc này mà triều đình chỉ thu hồi được ít tài sản. Những gì hắn chôm chỉa có thể hôm nay con cháu đang gửi đầy trong ngân hàng Thụy Sỹ… Thật là kiểu bình luận của phường ích kỷ. Bản án tử hình và cái thòng lọng siết cổ ông ta vẫn chưa làm cho người ta thoát Mê. Theo mình, đến đấy cầu tài, lộc, cầu Phúc chắc chắn là cầu những linh thể không tốt. Sẽ rước họa về nhà .

chu phuc trong cs 15

Người xưa hiểu sâu sắc rằng có Đức mới có Phúc. Càng cho người khác hưởng Phúc, càng chia Phúc cho người khác thì mình mới Thủ được Đức, mới tích được Đức cho con cháu và cho chính mình trong cuộc luân hồi dằng dặc kiếp người.

Đi theo Hòa Thân là tự ghi tên mình vào Địa Ngục rồi.

“Nhân tại Mê trung”- Câu nói của Phật Thích Ca ngày xưa đã không cảnh tỉnh nổi thế gian hôm nay. Mạt Pháp nên người ta chạy đua theo Hòa Thân, làm bằng được Hòa Thân. Đâu biết rằng Đức cạn thì Phúc cũng kiệt.

Phật gia giảng: Cứu một người là Phúc đẳng hà sa. Cứu được một người thì Phúc Đức sẽ tới nhiều như cát sông. Riêng mình, vừa tới tuổi “tri thiên mệnh ” thì vô phúc mắc trọng bệnh. Nhưng nhờ Phúc ấm tổ tiên và bao kiếp tích được Đức nên tu luyện Pháp Luân Đại Pháp mà khỏe mạnh. Vậy nên, việc nhàn đàm về chữ Phúc của mình hôm nay âu cũng là một cơ duyên tiền định nhằm để cứu người, cứu mệnh…

chu phuc trong cs 16

La Vinh

Tiểu mục Văn thơ là bức ký họa thơ ca, tản văn, âm nhạc mà chuyên mục Văn hóa Thời báo Đại Kỷ Nguyên muốn dành tặng cho độc giả, để tìm về với nơi thuần khiết sâu thẳm nhất của chính mình, như một nốt lặng trầm quý giá trong bản nhạc cuộc sống thường nhật ồn ào, sôi động.

Xem thêm: